I. Động thái của các quốc gia

+ Trung Quốc:

Trung Quốc giới thiệu phiên bản điện tử của bản đồ “Minh đại Đông Tây dương hải đồ”. Bản đồ này dài 158 cm, rộng 96cm, vẽ khái lược địa hình biển và lục địa của Trung Quốc và các nước xung quanh, trong đó vẽ rất rõ và chính xác vị trí 4 hòn đảo ở Biển Đông, đảo Bành Hồ và đảo Đài Loan. Các chuyên gia Trung Quốc đánh giá bản đồ này có giá trị lịch sử rất lớn, không thua kém bản đồ hàng hải của Trịnh Hòa. Bản đồ gốc hiện nay đang được lưu giữa tại Thư viện trường Đại học Oxford[1].

Hải quân Trung Quốc huấn luyện bắn đạn thật. Biên đội tàu hộ vệ số 10 của Hải quân Trung Quốc ngày 2/11 đã rời cảng Trạm Giang, Quảng Đông và ngày 5/11 đã đến khu vực quần đảo Trường Sa tiến hành huấn luyện bắn đạn thật. Bộ đội đặc nhiệm của biên đội này đã huấn luyện bắn tiêu diệt mục tiêu di động trên biển ở khoảng cách 200m bằng súng bộ binh, súng máy hạng nhẹ và hạng nặng; sau đó kết hợp với máy bay trực thăng thực hiện ngăn chặn và bắn tiêu diệt mục tiêu trên biển[2].

“Hãy lý trí hơn trong các tranh chấp trên biển” của Jin Yongming, Viện KHXH Thượng Hải và Viện Hải dương Trung Quốc. Giải quyết hòa bình các tranh chấp Biển Đông chắc chắn sẽ khó khăn, nhưng đáng để chúng ta cố gắng. Bản thỏa thuận chung không có nghĩa là Trung Quốc và Việt Nam sẽ không có những rắc rối. Ngược lại, va chạm sẽ gia tăng. Điều cả hai nước cần làm là giữ cho va chạm trong tầm kiểm soát. Ngoài việc cần phát huy triệt để các cơ chế đã được thiết lập, hai nước có thể làm sâu sắc hơn nữa hợp tác về biển trong các lĩnh vực ít nhạy cảm hơn như đã nói ở trên trước khi bàn đến vấn đề cùng khai thác các nguồn tài nguyên biển[3].

“Ấn Độ nhìn nhận Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh thực sự” của Hu Yinan. Những động thái táo bạo gần đây liên quan đến lực lượng quân sự của Ấn Độ có nhiều mục đích chính trị hơn là quân sự. Việc tái định vị chiến lược an ninh quốc gia của Ấn Độ đã khiến nước này bắt đầu coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh thực sự. Được biết, Bộ Quốc Phòng Ấn Độ đã tuyên bố về kinh phí lớn nhất từ trước đến nay 13 tỷ USD dành cho kế hoạch hiện đại hóa quân sự. Trong vòng 5 năm, kế hoạch này dự định sẽ triển khai hơn 90.000 quân và tăng thêm 4 đơn vị mới dọc biên giới Ấn - Trung, đây là mức tổng động viên lớn nhất kể từ khi có xung đột biên giới Trung - Ấn năm 1962[4].

“Việc bảo vệ quyền lợi biển, tại sao Trung Quốc trước sau đều có địch” của Uất Chí Vinh, Trung tâm phát triển hải dương Trung Quốc. Hiện nay việc bảo vệ quyền lợi biển của Trung Quốc có rất nhiều mâu thuẫn. Có thể khái quát như sau: các đảo bị chiếm đóng, tài nguyên bị cướp đoạt, quyền lợi bị xâm phạm. Trước đây mấy năm, Trung Quốc đã nêu khẩu hiệu xây dựng cường quốc biển và được Quốc vụ viện phê chuẩn là chiến lược quốc gia. Tuy nhiên sau khi đề ra chiến lược đó, Trung Quốc đã không kịp thời tập trung nhân lực, vật lực nghiên cứu, làm phong phú nội hàm của chiến lược, không làm nó trở thành kim chỉ nam chỉ đạo việc phát triển biển[5].

Trung Quốc có thể học hỏi được nhiều từ chiến lược bức tranh lớn của Mỹ. Phỏng vấn Kiều Lương, Đại Tướng lực lượng không quân Trung Quốc. Trong tình hình như hiện nay, Mỹ chưa vội vã đương đầu với Trung Quốc tại Biển Đông. Vì vậy sẽ không có cuộc chiến lớn giữa Mỹ và Trung Quốc tại khu vực này. Để giải quyết tranh chấp Biển Đông chúng ta phải có sự kiên nhẫn chiến lược và chờ đợi thời cơ thích hợp. Chắc chắn trong lúc chờ thời thì chúng ta vẫn phải áp dụng các áp lực kinh tế, ngoại giao, và quân sự. Sử dụng chiến tranh để giải quyết tranh chấp và làm xấu đi quan hệ với các nước láng giềng quả là ngu ngốc. Trung Quốc cần học cách sử dụng các lợi thế kinh tế của mình khi đang trở thành động lực kinh tế thế giới.[6]

Đọc toàn bộ Bản tin tại đây

 



[1] Mạng dân tộc tôn giáo Trung Quốc ngày 9/11

[2] Mạng Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc ngày 6/11

[3] “May better sense prevail in sea disputes”, http://www.chinadaily.com.cn/opinion/2011-11/09/content_14061427.htm

[4] http://www.chinadaily.com.cn/world/2011-11/10/content_14068834.htm


[5] Thời báo hoàn cầu ngày 9/11

[6] http://www.globaltimes.cn/NEWS/tabid/99/ID/682799/China-can-learn-from-US-big-picture-strategy.aspx