20/02/2013
Các nhà tham mưu Lầu Năm Góc và những "cò mồi" nhân loại học được trả tiền đang tăng tốc cho một trận chiến sắp tới của Lầu Năm Góc tại Thái Bình Dương. Họ sẽ đảm bảo các đảo quốc, nằm rải rác trong một vùng biển rộng lớn vẫn nằm trong tầm ảnh hưởng Anh-Mỹ và không trở thành một phần của cái "Hồ Trung Quốc".
Thái Bình Dương đã trở thành một địa điểm ưa thích của các nhà nhân loại học được Chính phủ Mỹ tài trợ từ sau luận án về người Xamoa năm 1928 của bà Margaret Mead. Luận án này đã đặt nền móng cho nghiên cứu nhân chủng học có liên quan đến tình báo về các dân tộc tại Thái Bình Dương của quân đội và các cơ quan tình báo Mỹ. Bà Mead sau đó đã trở thành một nhà nghiên cứu của RAND Corporation, một tổ chức có quan hệ với Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) và ủng hộ việc CIA tài trợ cho các cuộc điều tra và nghiên cứu nhân chủng học thông qua các khoản hỗ trợ nghiên cứu học thuật từ Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID). Các dự án của USAID/CIA với những cái tên như Phoenix, Prosyms, Sympatico và Camelot đã sử dụng các nhà nhân chủng học và khoa học xã hội để trinh sát các khu vực có người dân tộc thiểu số sinh sống ở miền Nam Việt Nam, Inđônêxia, Pakixtan, Côlômbia và Chilê nhằm quyết định cách thức lực lượng đặc nhiệm và các điệp viên Mỹ có thể sử dụng những người thiểu số này để thúc đẩy các mục tiêu quân sự của Mỹ. Các chiến dịch trong dự án Phoenix tại miền Nam Việt Nam và Prosyms tại Inđônêxia đã dẫn đến sự diệt chủng trên quy mô lớn.
Ngày nay, các chương trình nhằm vào người dân bộ lạc và bản địa của quân đội Mỹ đã được thực thi tại Ápganixtan, Irắc và đang hướng tới Thái Bình Dương để tăng tốc cho một cuộc chiến, mà theo các nhà tham mưu tại Lầu Năm Góc và Langley, là không tránh khỏi với Trung Quốc.
Quân đội Mỹ đang tìm cách thuê 15.000 acres (1 arce xấp xỉ 4.050m 2 ) đất tại Xamoa thuộc Mỹ để thành lập một trung tâm huấn luyện lớn trong ít nhất là 5 năm hoặc lâu hơn. Quân đội Mỹ muốn căn cứ này được phép sử dụng đạn không sát thương trong huấn luyện ban ngày và ban đêm. Chắc chắn, Mỹ đang tìm cách xây dựng một môi trường nông thôn và làng nhiệt đới để quân đội Mỹ và các "liên minh tự nguyện" tương lai thực hành chiến đấu chống một kẻ thù tại khu vực Thái Bình Dương. Kẻ thù đó là Trung Quốc.
Mỹ rõ ràng đang coi Thái Bình Dương là một chiến trường tương lai giữa Mỹ và các lực lượng đồng minh với Trung Quốc để giành quyền kiểm soát những tuyến đường thương mại quan trọng trong một vùng biển rộng lớn. Từ sau chiến dịch quân sự của Mỹ chống lại Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai đến nay, Thái Bình Dương mới được chứng kiến sự khuyếch trương sức mạnh quân sự lớn như vậy của Mỹ.
Việc chính quyền của Tổng thống Barack Obama quyết định chuyển các lực lượng quân đội của họ sang châu Á-Thái Bình Dương đã châm ngòi một phản ứng mạnh từ Trung Quốc, quốc gia tự coi mình là mục tiêu cuối cùng của sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Mỹ. Đại sứ Trung Quốc tại Ôxtrâylia Trần Dục Minh đã gọi việc triển khai 2.500 lính thủy đánh bộ Mỹ tại Darwin là một sự "sỉ nhục" và một chính sách ngăn chặn kiểu Chiến tranh Lạnh nhằm vào Trung Quốc.
Việc thiết lập một căn cứ huấn luyện quân sự Mỹ tại Xamoa thuộc Mỹ diễn ra sau khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, Ngoại trưởng đầu tiên của Mỹ tham dự hội nghị thượng đỉnh của Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương (PIF), được tổ chức tại Rarotonga, quần đảo Cook vào ngày 31/8/2012. Đây cũng là chuyến thăm đầu tiên của một Ngoại trưởng Mỹ tới quần đảo Cook và nhấn mạnh quyết tâm của Mỹ duy trì sự kiểm soát chặt chẽ của họ đối với các đảo quốc nhỏ tại Thái Bình Dương, trong khi vẫn tăng cường các lực lượng quân sự trong khu vực.
Mỹ và hai đồng minh Thái Bình Dương là Ôxtrâylia và Niu Dilân đang tìm cách củng cố quyền bá chủ thực dân mới của họ với các quốc đảo Thái Bình Dương, chỉ độc lập trên danh nghĩa. Các nhà nghiên cứu nhân chủng học của Lầu Năm Góc và CIA đang làm cho người dân các quốc đảo Thái Bình Dương chia rẽ. Việc bà Clinton tham gia hội nghị cấp cao PIF không chỉ nhằm duy trì thực trạng, mà còn thúc đẩy sự cạnh tranh giữa những người Polynesi, Micronesi và Melanesi giữa các đảo quốc này.
Mỹ, đang sở hữu các nước bán độc lập như Micronesia, Palau, quần đảo Marshall, cũng như hoàn toàn kiểm soát các lãnh thổ Mỹ là Guam và Bắc Marianas, có thể sử dụng ảnh hưởng của họ đối với những người Micronesi để khiến họ chống lại hai sắc tộc lớn còn lại. Mỹ, Ôxtrâylia và Niu Dilân có thể sử dụng những nhận thức về sự thù địch sắc tộc tại Thái Bình Dương để đảm bảo rằng Trung Quốc phải ở ngoài khu vực này.
Một phần của chiến lược này đang dựa trên hoạt động ngoại giao "tiền bạc" của Đài Loan nhằm duy trì các đại sứ quán và phái đoàn viện trợ của Đài Loan, chứ không phải của Trung Quốc tại các quốc đảo nhỏ này. Hiện Đài Loan đang có các đại sứ quán tại Tuvalu , Quần đảo Xôlômôn, quần đảo Mácsan , Palau , Nauru và Kiribati . Trong số các quốc đảo này, Nauru , Quần đảo Xôlômôn và Kiribati đã chuyển lại sang công nhận Đài Loan sau khi mở rộng quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Kiribati đã phải chịu sức ép lớn sau khi họ quyết định cho phép Trung Quốc xây dựng một trạm theo dõi tên lửa ở phía Nam Tarawa. Mỹ tin rằng Trạm theo dõi vũ trụ từ xa của Trung Quốc sẽ do thám hoạt động của nơi thử nghiệm phòng thủ tên lửa đạn đạo trên đảo san hô Kwajalein của Quần đảo Mácsan thuộc chương trình "Chiến tranh giữa các vì sao II". Những người dân Mácsan trên đảo san hô này cũng đang phải chịu sự giám sát thường xuyên của lực lượng an ninh Mỹ được vũ trang mạnh.
Năm 2004, Vanuatu đã chuyển sự công nhận từ Đài Loan sang Trung Quốc sau khi Thủ tướng Vanuatu hồi đó là Serge Vohor đã có chuyến thăm bí mật tới Đài Loan và bị mất quyền lực trong một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm. Ông Vohor đã đấm đại sứ Trung Quốc sau chuyến thăm Đài Loan. Những sự cố như vậy tại các quốc đảo Thái Bình Dương đã làm nổi bật các cuộc bạo động giữa các chính đảng đối lập và các nhóm sắc tộc. Lầu Năm Góc sẽ sử dụng những mồi lửa chính trị-sắc tộc này như một vũ khí bí mật chống lại Trung Quốc.
CIA, Tổ chức tình báo an ninh Ôxtrâylia (ASIO) và Cơ quan tình báo bí mật Niu Dilân (NZSIS) đang có những chương trình nhằm phá hoại các chính phủ ở Nam Thái Bình Dương đang có các quan hệ chặt chẽ với Bắc Kinh. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhân chủng học đang đi xa hơn. Nhận thức được sự hận thù của người dân các đảo quốc Thái Bình Dương nghèo khổ đối với các doanh nhân người Hoa địa phương thành đạt, các nhà nhân chủng học bị mua chuộc đã khuấy động bạo lực, nhất là ở quần đảo Xôlômôn và Tônga để gạt bỏ ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
Hiện có những kế hoạch dự phòng để kích động bạo lực chống lại những người Hoa tại Phigi , Vanuatu và Papua Niu Ghinê. Chiến dịch Prosyms tại Inđônêxia dựa vào sự hận thù lâu dài giữa những người Hồi giáo Inđônêxia và những người Hoa để gây ra cuộc bạo loạn chống lại người Hoa sau cuộc đảo chính năm 1965 do CIA dàn dựng chống lại Tổng thống Sukarno. Cuộc bạo loạn này đã khiến hơn 100.000 người Hoa thiệt mạng và cắt đứt quan hệ của chính phủ của Tổng thống Suharto do CIA dựng lên với Trung Quốc.
Rõ ràng là việc huấn luyện quân sự Mỹ tại Xamoa sẽ được sử dụng để huấn luyện những binh lính đánh thuê gốc quốc đảo Thái Bình Dương. Nhiều người dân quốc đảo Thái Bình Dương như các công dân của quần đảo Mácsan, Xamoa và Guam đã tham gia quân đội Mỹ để huấn luyện thanh niên nghèo khổ từ Kiribati, Micronesia, Xamoa và Phigi. Lực lượng đánh thuê Phigi và Tônga, đã tham gia các chiến dịch quân sự của phương Tây tại Irắc, Ápganixtan và các khu vực khác, cũng có thể tham gia lực lượng huấn luyện của Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ tại Xamoa. Nếu chính phủ quân sự của Phigi, hiện đang phải chịu các biện pháp trừng phạt ngoại giao của Ôxtrâylia và Niu Dilân, vẫn tiếp tục xích lại gần Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, thì những đối tượng đánh thuê Phigi này có thể tiến hành đảo chính nhân danh CIA, ASIO và NZSIS tại quê hương họ. Một nhóm nhỏ các nhà ngoại giao tại đại sứ quán Trung Quốc tại Nuku’alofa, Tônga chứng kiến sự tức giận của người dân Tônga sẽ nhanh chóng hướng sang cộng đồng doanh nhân người Hoa.
Mỹ sẽ tiếp tục giữ các quốc đảo Thái Bình Dương nằm trong tầm ảnh hưởng của họ để ngăn chặn sự mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc. Ngày nay, những người dân quốc đảo Thái Bình Dương đang phải đối mặt với một "Bức tường Béclin" ảo, giữ cho họ chỉ ở bên trong khu vực, trong khi những người bên ngoài như người Trung Quốc và người Nga không thể thâm nhập. Phương pháp mà Oasinhtơn, Canbơrơ và Oenlinhtơn thực hiện là tạo ra độc quyền về hàng không, vận chuyển hàng hải và yêu cầu xin thị thực quá cảnh. Bất kỳ hãng hàng không nào nối chuyến đến các quốc đảo Thái Bình Dương qua Xamoa, Guam và Hawaii đều phải xin thị thực quá cảnh Mỹ.
Có một lý do khiến nhiều cuộc thương thuyết và thỏa thuận thành lập Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) lại cực kỳ bí mật. Mặc dù TPP là một khối thương mại chiến lược, nhưng cũng bao gồm khía cạnh hợp tác quân sự, dường như không khác với Khối cùng thịnh vượng Đại Đông Á mà Nhật Bản thành lập trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Mỹ không muốn bị coi là nước khởi đầu TPP, nhưng mong muốn thỏa thuận này sẽ thay thế Tổ chức hiệp ước Đông Nam Á (SEATO), một liên minh quân sự hồi Chiến tranh Lạnh. Khi có nhiều nước tham gia hơn, khía cạnh quân sự của TPP đã trở nên rõ ràng hơn. Các nước tham gia thương thuyết TPP đều chuẩn bị để tham gia một khối quân sự chống Trung Quốc tại Thái Bình Dương, gồm Niu Dilân, Xinhgapo, Brunây, Chilê, Ôxtrâylia, Canađa, Malaixia, Mêhicô, Việt Nam, Pêru và Mỹ. Trong khi đó Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Philíppin, Côlômbia, Côxta Rica, Lào và Đài Loan đã bày tỏ sự quan tâm đến việc tham gia TPP. Sự phong tỏa phía Đông Trung Quốc đã trở nên rõ ràng. Mỹ đã có các liên minh quân sự với 6/10 thành viên TPP khác. Từ Darwin, Ôxtrâylia, Vịnh Subic, Philíppin đến Vịnh Cam Ranh, Việt Nam, Mỹ đang vạch ra đường biên giới khu vực ảnh hưởng châu Á-Thái Bình Dương của họ, mà Trung Quốc được cảnh báo là không nên vượt qua.
Bà Clinton có thể đã tới Rarotonga với nụ cười và cả những kế hoạch của Mỹ cho khu vực Thái Bình Dương, sử dụng những người dân quốc đảo Thái Bình Dương làm bia đỡ đạn trong một cuộc chiến tranh khu vực sắp tới với Trung Quốc.
Wayne Madsen là chuyên gia Mỹ về các vấn đề an ninh chuyên bình luận về chính trị và an ninh quốc gia Mỹ tại nhiều cơ quan truyền thông lớn như Fox News, ABC, NBC, CBS, PBS, CNN, BBC, Al Jazeera, và MS-NBC. Bài viết được đăng trên Global Research.
Văn Cường (gt)
Nghiên cứu Biển Đông xin giới thiệu bài viết “Ngoại giao vì quan hệ Mỹ - Trung ổn định” của tác giả Jake Werner, nhà nghiên cứu tại Viện Quincy. Theo tác giả, cho dù Mỹ và Trung Quốc cáo buộc nhau phá vỡ hiện trạng nhưng thực chất đều là những “cường quốc nguyên trạng”, chia sẻ nhiều lợi ích chung. Trung...
Với chính quyền Biden, nếu như năm 2021 là năm ổn định bộ máy và hoạch định chính sách, năm 2022 lại là năm để công bố và triển khai chính sách. Chỉ trong nửa cuối năm 2022, một loạt văn bản và tuyên bố chính sách đối ngoại lớn đã được đưa ra, trong đó có nhiều văn bản liên quan đến khu vực Ấn Độ Dương...
Ngày 29/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có bài diễn văn đầu tiên trước Nghị viện, hay còn gọi là Thông điệp Liên bang trong các năm sau, vào dịp gần kết thúc 100 ngày đầu của chính quyền mới. Diễn văn tập trung vào các vấn đề đối nội nhưng vẫn hàm chứa những nội dung đối ngoại quan trọng.
Với sự lây lan nhanh chóng cùng sự gia tăng tỷ lệ tử vong bởi đại dịch COVID-19, liệu cơ hội giành chiến thắng của Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11 tới đây bắt đầu bị đe dọa?
Một lần nữa, nước Mỹ chứng kiến cuộc khủng hoảng kinh tế mới với sự sụp đổ của các thị trường và người nộp thuế đang cứu trợ những người giàu có. Đã đến lúc Mỹ phải cải tổ khế ước xã hội vô lý này.
Donald Trump giờ đây dường như đã không còn đáp ứng được kì vọng của cử tri Mỹ. Mặc dù có nhiều lợi thế, tuy nhiên, nếu nhìn nhận kỹ hơn, có thể thấy rằng những yếu tố bất lợi rất có khả năng đem đến thất bại cho ông trong cuộc bầu cử sắp tới.