17/08/2010
Thập kỷ trước đây, Mỹ thường bị phê phán là thiếu sự quan tâm đến khu vực Đông Nam Á. Ngoại trừ những người chơi chính như Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc, Washington hầu như ít chú ý đến phần còn lại. Sự gia tăng nhanh chóng vai trò và tầm vóc về chính trị và kinh tế của Trung Quốc gây ra một sự thay đổi về hình mẫu đã buộc chính quyền Obama phải thay đổi thái độ tăng cường can dự vào phần còn lại của thế giới.
Mỹ mới đây chấp nhận quy tắc và luật chơi hiện hữu của khu vực này trong khi Trung Quốc đã mở rộng ảnh hưởng của nước này đối với tất cả các khu vực trên thế giới.Từ lâu nay, Trung Quốc đã khẳng định được vai trò cùng tồn tại hòa bình và sự ủng hộ của khu vực Đông Nam Á. Theo đuổi những gì Trung Quốc đã làm đối với ASEAN, kể từ khi TTh Obama lên cầm quyền, chính quyền Mỹ đã cải thiện được vị trí và thái độ của các nước trong khối, vốn từ lâu nghi ngờ sự quan tâm của Washington. Việc ký tham gia Hiệp ước thân thiện và hợp tác trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2009 đã thay đổi vai trò can dự, đồng thời mở ra bước tiếp cận mới cho Mỹ. Giờ đây, Mỹ được nhìn nhận là một cường quốc tốt hơn và ít ngạo mạn hơn. Hệ quả là các nước ASEAN cũng dần dần thoát khỏi hội chứng là con bài, một sản phẩm của thời Chiến tranh lạnh. Với lòng tin được gây dựng mới, tham vọng của Mỹ là định dạng và chơi với các nước lớn nhằm mang lại lợi ích cho khu vực.
Sự thay đổi được tính toán rất kỹ lưỡng của cả Washington và ASEAN để can dự cùng nhau trong diễn đàn Thượng đỉnh Đông Á là sự thể hiện rõ nhất sự xuất hiện của tính thực dụng chiến lược của Mỹ. Hiện nay, Mỹ được phép thay mặt cho ASEAN phát biểu về những vấn đề quan trọng trong khu vực như tranh chấp vùng Biển Đông hay những vấn đề an ninh phi truyền thống. Với việc ký Hiệp ước Thân thiện và Hữu nghị, lập trường và quan điểm của Mỹ không còn bị ASEAN coi là nhân tố gây chia rẽ. Điều này giải thích tại sao Trung Quốc lại phản ứng dữ dội trước ý kiến phát biểu của NT Mỹ Hillary Cliton về vùng biển tranh chấp. Chính quyền của TTh Obama giờ đây đã có phần của mình trong bước chân ngoại giao mới và không thể xóa được tại khu vực. Với lựa chọn của mình,
Tóm lại, đã xuất hiện một sân chơi quyền lực mới ở đây mà ASEAN là người kiến tạo và vận hành. Tại khúc ngoặt này, Bắc Kinh hiểu rõ lĩnh vực và cấp độ chơi đã thay đổi và cần phải kiến tạo một chính sách mới can dự vào ASEAN sâu hơn theo cách có lợi chung hơn cho tất cả các bên. Về phía Mỹ, giờ đây có thể tự do động chạm đến những vấn đề liên quan đến ASEAN, nhưng Mỹ cũng phải cân nhắc những yếu tố thuận và nghịch vì có thể nó sẽ phá hoại ASEAN cũng như quan hệ của Mỹ đối với số còn lại của đối tác đối thoại. ASEAN có thể vui mừng vì là điểm tựa để các cường quốc can dự vào, tuy nhiên, nếu mối tương tác xấu đi hoặc vượt khỏi tầm kiểm soát nó sẽ phá hủy ghê gớm sự thăng bằng quyền lực mà ASEAN nhằm bảo vệ và thúc đẩy./.
Theo The Nation - Thái Lan 16/8
Nghiên cứu Biển Đông xin giới thiệu bài viết “Ngoại giao vì quan hệ Mỹ - Trung ổn định” của tác giả Jake Werner, nhà nghiên cứu tại Viện Quincy. Theo tác giả, cho dù Mỹ và Trung Quốc cáo buộc nhau phá vỡ hiện trạng nhưng thực chất đều là những “cường quốc nguyên trạng”, chia sẻ nhiều lợi ích chung. Trung...
Với chính quyền Biden, nếu như năm 2021 là năm ổn định bộ máy và hoạch định chính sách, năm 2022 lại là năm để công bố và triển khai chính sách. Chỉ trong nửa cuối năm 2022, một loạt văn bản và tuyên bố chính sách đối ngoại lớn đã được đưa ra, trong đó có nhiều văn bản liên quan đến khu vực Ấn Độ Dương...
Ngày 29/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có bài diễn văn đầu tiên trước Nghị viện, hay còn gọi là Thông điệp Liên bang trong các năm sau, vào dịp gần kết thúc 100 ngày đầu của chính quyền mới. Diễn văn tập trung vào các vấn đề đối nội nhưng vẫn hàm chứa những nội dung đối ngoại quan trọng.
Với sự lây lan nhanh chóng cùng sự gia tăng tỷ lệ tử vong bởi đại dịch COVID-19, liệu cơ hội giành chiến thắng của Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11 tới đây bắt đầu bị đe dọa?
Một lần nữa, nước Mỹ chứng kiến cuộc khủng hoảng kinh tế mới với sự sụp đổ của các thị trường và người nộp thuế đang cứu trợ những người giàu có. Đã đến lúc Mỹ phải cải tổ khế ước xã hội vô lý này.
Donald Trump giờ đây dường như đã không còn đáp ứng được kì vọng của cử tri Mỹ. Mặc dù có nhiều lợi thế, tuy nhiên, nếu nhìn nhận kỹ hơn, có thể thấy rằng những yếu tố bất lợi rất có khả năng đem đến thất bại cho ông trong cuộc bầu cử sắp tới.