17/09/2019
Đông Nam Á là khu vực rất quan trọng đối với Trung Quốc, tạo ra “thế tiến thoái lưỡng nan ở eo biển Malacca”. Khoảng 80% tổng nguồn cung cấp năng lượng của Trung Quốc đi qua eo biển Malacca. Sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) chủ yếu là một giải pháp để thoát khỏi tình thế khó xử này.
Đông Nam Á đạt được lợi ích riêng trong việc duy trì dòng chảy thương mại tự do trong khu vực.
Đông Nam Á là khu vực rất quan trọng đối với Trung Quốc, tạo ra “thế tiến thoái lưỡng nan ở eo biển Malacca” - một điểm nghẽn chiến lược nằm giữa bán đảo Malay và đảo Sumatra của Indonesia, trên tuyến hàng hải ngắn nhất từ Trung Quốc đi châu Âu, châu Phi và Trung Đông. Khoảng 80% tổng nguồn cung cấp năng lượng của Trung Quốc đi qua eo biển Malacca.
Do Trung Quốc không thể kiểm soát eo biển này, bất kỳ sự can thiệp tiêu cực nào - từ cướp biển cho đến việc phong tỏa hải quân tiềm tàng của các đồng minh do Mỹ lãnh đạo - cũng sẽ tạo ảnh hưởng xấu đến an ninh lâu dài của năng lượng và lương thực ở quốc gia này. Dự án phát triển hàng đầu của Bắc Kinh, sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI), chủ yếu là một giải pháp để thoát khỏi tình thế khó xử này, bằng việc xây dựng các tuyến đường thay thế ở phía tây eo biển, bao gồm đường cao tốc, đường sắt, cảng, đường ống dẫn dầu và khí đốt. Tuy nhiên, không chỉ Trung Quốc, khu vực Đông Nam Á cũng có lợi ích riêng trong việc duy trì dòng chảy thương mại tự do trong khu vực. Bất chấp các lợi ích cá nhân của các quốc gia Đông Nam Á, việc đạt được một sự thống nhất chung là điều vô cùng cần thiết.
Trong vài năm qua, chính phủ Mỹ đã đưa ra một tầm nhìn cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, lần đầu tiên được Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố tại Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) vào tháng 11/2017. Tầm nhìn này đã thấy được tầm quan trọng của Đông Nam Á trong việc thực hiện Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP)- một chiến lược được cho là một nỗ lực bảo vệ tự do và trật tự dựa trên luật lệ trong một khu vực mà Úc, Ấn Độ và Nhật Bản dự kiến sẽ có vai trò dẫn đầu cùng với Mỹ.
ASEAN cần ủng hộ tầm nhìn này
Một mặt, một ASEAN thống nhất sẽ không cho phép Trung Quốc tạo ảnh hưởng lên toàn bộ khu vực mà không có sự kiểm soát. Với vị thế của một khối các quốc gia vừa và nhỏ, một ASEAN thống nhất cũng sẽ giúp cân bằng sức mạnh kinh tế không chỉ của Trung Quốc mà cả Ấn Độ. Từng nước ASEAN nhỏ bé sẽ không thể trở thành những người chơi quan trọng trong cuộc chơi kinh tế và an ninh ở châu Á, nhưng với tư cách là một nhóm với hơn nửa tỷ người, ASEAN có thể tham gia vào các “giải đấu lớn”. Mặt khác, đối với Mỹ và các đồng minh, sự trỗi dậy của ASEAN với tư cách là một cường quốc kinh tế quan trọng sẽ giúp mang lại sự cân xứng và cân bằng hơn trong giai đoạn chuyển đổi quan trọng này ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Các quốc gia ASEAN vốn có nhiều điểm chung, thể hiện qua Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mới được công bố gần đây, cùng với tuyên bố ghi nhận quan điểm chung của cả khối về “tính bao trùm, sự cởi mở, một khu vực được vận hành dựa trên luật pháp, quản trị tốt, và tôn trọng luật pháp quốc tế.”
Mỹ và các đồng minh có thể giúp củng cố ASEAN.
Mỹ và các đồng minh cần thể hiện sự quan tâm thực sự ở Đông Nam Á vì chính lợi ích của khu vực này. Cần có thêm nhiều cuộc họp cấp chính phủ giữa Mỹ, Nhật Bản và Úc và các thành viên ASEAN, cùng với các hội nghị thượng đỉnh thường xuyên giữa các nhà lãnh đạo dân sự và quân sự cấp cao để khẳng định tầm quan trọng của quan hệ đối tác giữa các bên và điều phối các vị trí trong các tổ chức quốc tế khác. Hơn nữa, nếu FOIP chỉ có mục đích đơn giản là chống lại Trung Quốc chứ không phải để hỗ trợ sự phát triển trong khu vực, Mỹ và các đồng minh sẽ không thuyết phục được ASEAN với tư cách là đối tác chiến lược.
Điều này đặc biệt đúng trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, bao gồm đường giao thông, cảng và viễn thông. Đây là những nhu cầu thiết yếu của khu vực và tất cả các quốc gia Đông Nam Á đang tìm kiếm sự giúp đỡ của quốc tế. Trung Quốc đang tận dụng những nhu cầu này và cung cấp nguồn hỗ trợ về mặt tài chính thông qua BRI. Mặc dù các khoản tài trợ trong khuôn khổ BRI có nhiều yếu tố đáng quan ngại, việc thuyết phục các nước Đông Nam Á không nhận tài trợ BRI mà không đưa ra giải pháp thay thế khả thi đáp ứng các nhu cầu tài chính này là chưa đủ.
Cơ chế cơ sở hạ tầng ba bênđược Mỹ, Nhật Bản và Úc khởi xướng mới đây là một cách tiếp cận phù hợp. Cơ chế này cho phép khu vực tư nhân đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng tại các quốc gia trong khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương. Nỗ lực chung đầu tiên của sáng kiến này đã được thực hiện tại Papua New Guinea, nơi liên doanh ba bên này sẽ phát triển một dự án khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) với trị giá 1 tỷ USD. Đầu tư thông qua cơ chế này ở Đông Nam Á có thể thuyết phục các nước ASEAN rằng các đồng minh do Mỹ lãnh đạo là một đối tác phát triển thực sự.
Mỹ và các đồng minh cũng có thể làm nhiều hơn trong việc hỗ trợ thương mại. ASEAN hiện nay đã có năm hiệp định thương mại tự do với sáu quốc gia là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand. Mặc dù điều này đi ngược lại chính sách đối ngoại hiện nay của Mỹ, Mỹ không nên đứng ngoài cuộc chơi này, mà cần đóng vai trò lãnh đạo bằng cách ưu tiên một hiệp định thương mại tự do hiệu quả với ASEAN để tăng cường quan hệ kinh tế.
Tăng cường sức mạnh mềm cũng là một điều cần thiết. Để đạt được các mục tiêu của FOIP sẽ đòi hỏi sự tham gia đầy đủ của xã hội dân sự, bao gồm sự tham gia của tất cả các lĩnh vực xã hội, từ văn hóa, thể thao đến khoa học, để xây dựng niềm tin. Mỹ và các đồng minh nên thành lập một quỹ đối tác có ý nghĩa để hỗ trợ cho các dự án, chương trình và hoạt động.
Các chính sách phối hợp tốt giữa Mỹ và các đồng minh có thể giải quyết được khó khăn trong việc tích hợp ASEAN vào trong chiến lược FOIP. Là cường quốc hàng đầu khu vực châu Á, Mỹ vẫn có vai trò chủ chốt và với sự phối hợp của các quốc gia khác trong khu vực như Nhật Bản, Úc, ASEAN sẽ tham gia vào việc duy trì một hệ thống dựa trên luật lệ để bảo vệ tự do và thúc đẩy phát triển.
Anu Anwar là học giả tại Trung tâm Đông-Tây, Hawaii và là một nhà phân tích địa chính trị, tập trung chủ yếu vào đề tài sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI). Bài viết được đăng tải trên trang The Interpreter.
Trung Quốc cũng có lợi thế hơn Mỹ trong lĩnh vực phát triển thị trường số ASEAN. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã có nhiều nỗ lực thúc đẩy hợp tác kinh tế số, có thể giúp Trung Quốc và ASEAN cùng xây dựng các tiêu chuẩn thương mại số, đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc - ASEAN...
Bộ Tứ có thể tổ chức nhiều hội nghị thượng đỉnh nhưng khó đem lại kết quả thực chất nếu thiếu tầm nhìn chiến lược rõ ràng và chương trình nghị sự phù hợp.
Trung Quốc không muốn đưa khu vực biên giới với Ấn Độ trở về trạng thái trước xung đột, ngăn cản Ấn Độ vươn lên trên trường quốc tế, coi Ấn Độ là đối tượng dễ bị cưỡng ép. Mặt khác, dù chính phủ Ấn Độ vẫn thận trọng tiếp cận vấn đề Eo biển Đài Loan tại các diễn đàn quốc tế, nhưng mối quan hệ hai bên...
Truyền thông Trung Quốc gần đây đăng bài viết tựa đề “Chiến lược mơ hồ hay chiến lược rõ ràng: Thế tiến thoái lưỡng nan của Mỹ về vấn đề Đài Loan” của tác giả Chen Feng, biên tập viên báo Người Quan sát. Bài báo kết luận, chính sách mơ hồ về vấn đề Đài Loan không phải do Mỹ chủ động lựa chọn, mà là sự...
Khi cạnh tranh Mỹ - Trung trở nên căng thằng, có thể sẽ xảy ra những cuộc chiến ủy nhiệm ở những mức độ khác nhau trên khắp châu Á.
Ngày 14/5/2021, Đại học Thanh Hoa Trung Quốc phối hợp cùng Đại học Bắc Kinh và Đại học Nhân dân tổ chức tọa đàm với chủ đề “Trật tự quốc tế thời kỳ hậu Covid”. Tại tọa đàm, Giám đốc Cơ sở trao đổi nhân văn Trung - Mỹ, Học viện Quan hệ quốc tế, Đại học Bắc Kinh Giả Khánh Quốc đã có bài phát biểu về 3...