10/06/2020
Bài viết tìm hiểu cơ sở lý thuyết và thực tiễn về xây dựng lòng tin ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương thông qua trả lời các câu hỏi: Vì sao đặc điểm triển khai các biện pháp xây dựng lòng tin (CBMs) ở châu Á - Thái Bình Dương khác với CBMs truyền thống? Bài học kinh nghiệm rút ra từ triển khai CBMs ở khu vực là gì?
Tóm tắt
Các biện pháp xây dựng lòng tin (CBMs) ở châu Á - Thái Bình Dương xuất hiện vào giai đoạn cuối Chiến tranh Lạnh, muộn hơn ở châu Âu, song không áp dụng nguyên xi mà phát triển theo hướng lỏng và linh hoạt hơn, ít chính trị - quân sự hơn. Nguyên nhân xuất phát từ các đặc thù về cấu trúc quyền lực, sự đa dạng về chủ thể, mối quan tâm, bản sắc tập thể và phương cách hành xử. Quá trình triển khai CBMs ở châu Á - Thái Bình Dương để lại một số bài học kinh nghiệm cho các nước ở khu vực tham khảo áp dụng.
Từ khóa: Lòng tin, CBMs ở châu Á - Thái Bình Dương, bài học kinh nghiệm.
Giới thiệu
Trung tâm quyền lực thế giới tiếp tục dịch chuyển về khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hợp tác tăng lên nhưng cạnh tranh cũng diễn ra gay gắt, nhất là cạnh tranh địa chiến lược giữa các nước lớn. Các điểm nóng ở khu vực như Triều Tiên, Đài Loan, Biển Đông, Hoa Đông… diễn biến ngày càng phức tạp khiến cho nguy cơ căng thẳng, xung đột có thể bùng nổ nếu không kiểm soát hiệu quả.
Trong bối cảnh đó, các nước trong khu vực ngày càng có nhu cầu hợp tác để tranh thủ sự phát triển năng động về kinh tế khu vực, đồng thời vượt qua nghi ngờ, căng thẳng, quản lý tranh chấp, không để xảy ra xung đột ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định và thịnh vượng khu vực. Để đạt được mục tiêu này, các nước cần thiết phải triển khai các biện pháp xây dựng lòng tin (CBMs).
Bài viết sẽ tìm hiểu cơ sở lý thuyết và thực tiễn về xây dựng lòng tin ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương thông qua trả lời các câu hỏi: Vì sao đặc điểm triển khai CBMs ở châu Á - Thái Bình Dương khác với CBMs truyền thống? Bài học kinh nghiệm rút ra từ triển khai CBMs ở khu vực là gì? Bài viết gồm ba phần. Phần một phân tích cơ sở lý thuyết về lòng tin. Phần hai tìm hiểu về quá trình ra đời và phát triển của các biện pháp xây dựng lòng tin, lý giải sự khác biệt về triển khai CBMs ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương so với CBMs truyền thống. Phần ba rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các nước khu vực trong việc áp dụng CBMs.
Lòng tin trong quan hệ quốc tế
Nghiên cứu lý thuyết về hành vi quốc gia trong xây dựng lòng tin xuất hiện từ thập kỷ 1950 và phát triển thành dòng nghiên cứu riêng với ba trường phái chính gồm: duy lý, kiến tạo và tâm lý. Các trường phái này phát triển lập luận về lòng tin dựa trên cơ sở các lý thuyết trò chơi, kế thừa và phản biện các giả định của các mảng lý thuyết quan hệ quốc tế chủ đạo như Chủ nghĩa Hiện thực, Chủ nghĩa Tự do và Chủ nghĩa Kiến tạo, đồng thời phản biện lẫn nhau để củng cố mạch lập luận riêng của mình.
….
Đọc toàn bộ bài viết tại đây.
Phạm Duy Thực, NCS Tiến sĩ, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao. Bài viết được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, Học viện Ngoại giao, số 1 (120), tháng 3/2020.
Trung Quốc cũng có lợi thế hơn Mỹ trong lĩnh vực phát triển thị trường số ASEAN. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã có nhiều nỗ lực thúc đẩy hợp tác kinh tế số, có thể giúp Trung Quốc và ASEAN cùng xây dựng các tiêu chuẩn thương mại số, đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc - ASEAN...
Bộ Tứ có thể tổ chức nhiều hội nghị thượng đỉnh nhưng khó đem lại kết quả thực chất nếu thiếu tầm nhìn chiến lược rõ ràng và chương trình nghị sự phù hợp.
Trung Quốc không muốn đưa khu vực biên giới với Ấn Độ trở về trạng thái trước xung đột, ngăn cản Ấn Độ vươn lên trên trường quốc tế, coi Ấn Độ là đối tượng dễ bị cưỡng ép. Mặt khác, dù chính phủ Ấn Độ vẫn thận trọng tiếp cận vấn đề Eo biển Đài Loan tại các diễn đàn quốc tế, nhưng mối quan hệ hai bên...
Truyền thông Trung Quốc gần đây đăng bài viết tựa đề “Chiến lược mơ hồ hay chiến lược rõ ràng: Thế tiến thoái lưỡng nan của Mỹ về vấn đề Đài Loan” của tác giả Chen Feng, biên tập viên báo Người Quan sát. Bài báo kết luận, chính sách mơ hồ về vấn đề Đài Loan không phải do Mỹ chủ động lựa chọn, mà là sự...
Khi cạnh tranh Mỹ - Trung trở nên căng thằng, có thể sẽ xảy ra những cuộc chiến ủy nhiệm ở những mức độ khác nhau trên khắp châu Á.
Ngày 14/5/2021, Đại học Thanh Hoa Trung Quốc phối hợp cùng Đại học Bắc Kinh và Đại học Nhân dân tổ chức tọa đàm với chủ đề “Trật tự quốc tế thời kỳ hậu Covid”. Tại tọa đàm, Giám đốc Cơ sở trao đổi nhân văn Trung - Mỹ, Học viện Quan hệ quốc tế, Đại học Bắc Kinh Giả Khánh Quốc đã có bài phát biểu về 3...