28/09/2021
Ngày 8/9/2021, Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc có bài đăng tựa đề “Cảnh giác trước những hành động biến ổn định thành bất ổn của Mỹ ở Biển Đông” hướng sự chỉ trích vào Mỹ và các nước phương Tây. Lập luận chung của Trung Quốc cho rằng tình hình Biển Đông hiện nay tổng thể ổn định và tốt đẹp, tuy nhiên, Mỹ lại tăng cường can dự vào khu vực khiến tình hình Biển Đông trở nên bất ổn.
Ông chỉ trích các hành động của Mỹ và các nước phương Tây hết sức gay gắt, thậm chí cho rằng “Mỹ đang thúc đẩy những mục tiêu chiến lược ngạo mạn và đi theo đường lối của những ‘kẻ cướp nước’, theo đuổi sự ‘độc tôn’ và ‘chính trị cường quyền”; tố cáo Mỹ “không ngần ngại sử dụng các phương tiện chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự và các phương tiện khác để kéo bè kết phái, khuấy động tình hình Biển Đông, âm mưu tạo ra lực lượng mới và các nhóm đối đầu trên Biển Đông”. Minh chứng cho điều này, Ngô Sĩ Tồn lấy ví dụ, thời gian gần đây Mỹ đang điều chỉnh chính sách theo hướng tăng cường bố trí quân sự và triển khai lực lượng trên Biển Đông, lôi kéo các nước phương Tây như Anh, Pháp, Đức hình thành “phiên bản Nato Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nhằm chống lại Trung Quốc”; trong lĩnh vực pháp lý, Mỹ cũng dẫn đầu việc nhắc lại phán quyết nhằm vào Trung Quốc, cản trở tiến trình đàm phán COC song song đó, Mỹ thúc đẩy việc thực hiện cuộc tấn công quyến rũ vào các nước Đông Nam Á đồng thời cổ xúy các nước phản đối các nỗ lực thúc đẩy hợp tác của Trung Quốc. Xuất phát từ đó, Ngô Sĩ Tồn kêu gọi các nước Đông Nam Á nỗ lực “đồng tâm hiệp lực” cùng Trung Quốc đẩy Mỹ ra khỏi khu vực; đồng thời cũng không quên “răn đe” Mỹ rằng “bất kỳ nỗ lực nào nhằm phá hoại hòa bình và ổn định trong khu vực Biển Đông đều sẽ phải trả giá”.
Những lập luận này đều không phải lần đầu xuất hiện, thậm chí đã nằm trong “mạch tuyên truyền” của Trung Quốc nhằm “hạ bệ” Mỹ và lôi kéo các nước trong khu vực đứng về lập trường của Trung Quốc.
Để phục vụ công tác nghiên cứu và tham khảo, website Nghiên cứu Biển Đông xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc toàn văn bài viết được tóm tắt ở trên của học giả Trung Quốc như sau:
Cảnh giác trước những hành động biến ổn định thành bất ổn của Mỹ ở Biển Đông
Thời gian gần đây, một số nước ngoài khu vực như Mỹ, Anh thay nhau khuấy động và làm căng thẳng tình hình Biển Đông, tình hình Biển Đông quả thực đã ngày càng có những chuyển biến mới đáng lo ngại.
Tình hình Biển Đông thay đổi đáng lo ngại
Thứ nhất, "Chính sách Biển Đông mới" của Mỹ sắp hình thành và "Chủ nghĩa đa phương về An ninh Biển Đông" do Mỹ chủ đạo cũng đang dần hình thành. Kể từ đầu năm nay, chính quyền Biden đã nỗ lực khởi động "Chính sách Biển Đông mới" của Mỹ đống thời cũng một phần kế thừa chính sách Biển Đông dưới thời Trump. Trong vấn đề quân sự, Mỹ đã bắt đầu một đợt điều chỉnh lớn trong việc triển khai bố trí quân sự, đề xuất ra cái gọi là "răn đe toàn diện", nhấn mạnh "sẽ không cho phép Trung Quốc đạt được lợi thế quân sự" và đang ưu tiên triển khai lực lượng tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, bao gồm các hệ thống thông minh không người lái và nhiều năng lực tác chiến khác. Dự kiến khu vực Biển Đông sẽ là trọng tâm của đợt điều chỉnh triển khai quân sự này. Về chính trị ngoại giao, Mỹ có ý định mở rộng “cơ chế bốn nước - QUAD” ra khu vực Biển Đông, mở rộng và lôi kéo các nước ngoài khu vực như Anh, Pháp, Đức cùng nhau hợp tác nhằm hình thành “Phiên bản NATO tại Ấn Độ-Thái Bình Dương". Kể từ cuối tháng 7, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin, Ngoại trưởng Antony Blinken và Phó Tổng thống Mỹ Harris đã ráo riết tiến hành các cuộc “tấn công ngoại giao” nhằm vào Đông Nam Á, ngoài ra các tàu chiến của Anh, Pháp và Đức đã lần lượt tiến vào Biển Đông, đây đều là ví dụ về việc Mỹ đang kéo bè kết phái và thành lập “nhóm nhỏ” tại Biển Đông. Một số quốc gia trong và ngoài khu vực, không tính đến lợi ích của mình, gần như đã trở thành con bài của của Mỹ trong nỗ lực kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông.
Thứ hai, quá trình đàm phán “Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông COC” bị các nước ngoài khu vực can dự. Mỹ và các nước ngoài khu vực không hài lòng khi thấy tiến trình tham vấn COC diễn ra suôn sẻ và đạt được đồng thuận đúng tiến độ, chính vì vậy các nước này đã đưa ra cái gọi là đề xuất "không được làm tổn hại lợi ích của bên thứ ba ", đồng thời đẩy nhanh quá trình điều chỉnh chiến lược và chiến thuật Biển Đông để ngăn chặn việc Trung Quốc thống trị khu vực Biển Đông thông qua việc xây dựng COC. Việc quân sự hóa Biển Đông do nước này dẫn đầu nhằm chống đối lại các nỗ lực của Trung Quốc thông qua việc thiết lập quy tắc và cơ chế nhằm quản lý và kiểm soát các cuộc khủng hoảng.
Thứ ba, phán quyết của Tòa trọng tài bắt đầu được nhắc lại, cuộc đấu tranh pháp lý trên Biển Đông một lần nữa nổi lên. Cái gọi là "Phán quyết trọng tài Biển Đông" có những sai sót rõ ràng trong việc áp dụng luật quốc tế thực tiễn. Tuy nhiên, nhân dịp kỷ niệm 5 năm ngày ra phán quyết, Mỹ, Úc, Nhật Bản, Canada và các nước khác đã viện dẫn đến phán quyết để phản đối và phủ nhận các quyền và yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông. Vào ngày 3 tháng 8, New Zealand cũng tham gia phe phái của Mỹ khi đệ trình công hàm về các vấn đề Biển Đông và phán quyết trọng tài lên Liên Hợp Quốc. Các quốc gia ngoài lãnh thổ này tiếp tục thổi bùng ngọn lửa và tiếp tục “cường điệu hóa” phán quyết của Toà trọng tài.
Thứ tư, hành động đơn phương của một số nước có tranh chấp yêu sách trong khu vực tác động tiêu cực đến sự phát triển và diễn biến trong tương lai của tình hình Biển Đông. Ảnh hưởng bởi việc Mỹ và các quốc gia ngoài khu vực cản trở và không tính đến tối đa hóa lợi ích của việc phát triển tài nguyên và các yêu sách hàng hải, một số quốc gia tranh chấp đã củng cố các tuyên bố đơn phương dựa trên phán quyết của trọng tài, cố gắng củng cố các tuyên bố bất hợp pháp bằng cách đơn phương triển khai hoạt động khai thác và thăm dò dầu khí và phản đối các yêu sách biển của Trung Quốc, phản ứng một cách thờ ơ hoặc có các biện pháp phản đối hợp tác và phát triển chung do Trung Quốc đề xuất.
Nguồn gốc của sự bất ổn tại Biển Đông là điều dễ dàng nhận thấy
Xu thế ngày càng tốt lên tại Biển Đông có thể bị đảo ngược và sự ổn định chung tại Biển Đông có thể bị lật đổ. Vậy đâu là nguyên nhân khiến tình hình Biển Đông có thể một lần nữa trở nên bất ổn? Câu trả lời có thể dễ dàng nhận thấy: Mỹ và các đồng minh phớt lờ tình hình hòa bình và ổn định chung tại Biển Đông, cố tình kích động những nhân tố gây bất ổn, tạo cớ cho việc tăng cường triển khai và hiện diện quân sự ở Biển Đông của các nước này, buộc các bên khác "theo chân" các nước ngoài khu vực tham gia vào cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc tại Biển Đông.
Theo báo cáo nghiên cứu được Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ cập nhật gần đây, các mục tiêu chiến lược vĩ mô của Mỹ ở Biển Đông chủ yếu bao gồm: thực hiện các cam kết an ninh của Mỹ đối với khu vực Tây Thái Bình Dương; duy trì và củng cố cấu trúc an ninh Tây Thái Bình Dương do Mỹ lãnh đạo, duy trì các đồng minh và các nước đối tác hiệp ước nhằm duy trì ưu thế có lợi trong khu vực cho Mỹ, đồng thời ngăn chặn Trung Quốc trở thành bá chủ ở Đông Á. Đồng thời, Mỹ cũng đề xuất một loạt các chiến thuật như ngăn cản Trung Quốc xây đảo và đá ngầm trên đảo Hoàng Nham/Scaborough; để phòng việc Trung Quốc tuyên bố đường cơ sở lãnh hải tại quần đảo Trường Sa và áp dụng vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông; ép buộc Trung Quốc chấp nhận phán quyết của Tòa trọng tài.
Chính việc Mỹ thúc đẩy những mục tiêu chiến lược ngạo mạn và có logic của những kẻ “cướp nước”, theo đuổi "độc tôn" và "công lý cường quyền ", không ngần ngại sử dụng các phương tiện chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự và các phương tiện khác để kéo bè kết phái, khuấy động tình hình Biển Đông, âm mưu tạo ra lực lượng mới và các nhóm đối đầu… là nguyên nhân sâu xa của tình hình bất ổn gần đây trên Biển Đông.
Đối với các nước trong khu vực, chúng ta nên đồng tâm hiệp lực, cùng nhau bảo vệ hòa bình và ổn định tại Biển Đông. Tuy nhiên, một số quốc gia trong khu vực có xu hướng bị “lôi kéo” bởi lợi ích riêng, áp dụng lập trường chọn bên trong cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ tại Biển Đông, can tâm tình nguyện trở thành con bài để làm bất ổn tình hình Biển Đông của Mỹ và các nước ngoài khu vực. Gần đây, những động thái như Philippines hủy bỏ chấm dứt "Thỏa thuận viếng thăm quân đội VFA" giữa Mỹ và Philippines, Indonesia khởi xướng một "đối thoại chiến lược" với Mỹ với danh nghĩa "cùng bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông", Việt Nam và Mỹ thường xuyên tương tác qua lại trong vấn đề Biển Đông và vấn đề hợp tác an ninh… đều đi ngược lại những nỗ lực nỗ lực duy trì hòa bình ổn định và những nhận thức chung đã từng đạt được giữa các nước. Những điều này có thể đem đến một tương lai mù mịt cho tình hình tại Biển Đông.
Các nước trong khu vực nên cùng nhau hướng về phía trước
Hòa bình và ổn định ở Biển Đông không chỉ là kỳ vọng của các nước trong khu vực, mà còn là nguyện vọng chung của toàn thể cộng đồng quốc tế. Trung Quốc và các nước ASEAN nên hướng về phía trước, cùng nhau nỗ lực và hành động để xây dựng Biển Đông trở thành “ngôi nhà chung hài hòa”.
Thứ nhất, xử lý những vấn đề từ dễ đến khó, phấn đấu đạt được những đột phá mới trong hợp tác thực chất tại Biển Đông. Các nước tranh chấp liên quan cần tuân thủ các nguyên tắc tìm kiếm điểm chung và chủ nghĩa đa phương khu vực, tập trung vào các thách thức khu vực như cạn kiệt tài nguyên biển, suy thoái đa dạng sinh học và rác thải nhựa trên biển, tranh thủ những kinh nghiệm thành công về quản trị đại dương ở các khu vực khác để đàm phán ký kết “Công ước bảo vệ môi trường Biển Đông” hướng tới việc thiết lập và xây dựng các cơ chế mang tính hệ thống như xây dựng cơ chế hợp tác “quan hệ đối tác xanh”nhằm thúc đẩy khu vực Biển Đông phát triển bền vững.
Thứ hai, khắc phục khó khăn và nỗ lực đạt được những bước tiến mới trong việc đàm phán COC. Vào tháng 6 năm nay, Trung Quốc-ASEAN đã triển khai "Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông" (sau đây gọi là COC) tại Hội nghị các quan chức cấp cao nhằm tích cực thúc đẩy việc đọc lần thứ hai COC thông qua hình thức đàm phán trực tuyến và đã đạt được thỏa thuận sơ bộ về "Lời mở đầu" của COC. Vào ngày 6 tháng 8, Trung Quốc một lần nữa nhấn mạnh sẵn sàng làm việc với các nước ASEAN trên cơ sở DOC nhằm sớm đạt được COC thực chất, có hiệu lực và tuân thủ luật pháp quốc tế trong đó bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển UNCLOS. Do đó, Trung Quốc và các nước ASEAN vừa cần lường trước những khó khăn và thách thức có thể gặp phải trong quá trình đàm phán COC, đồng thời cũng cần duy trì đồng thuận, có lòng tin và kiên nhẫn để có thể đạt được bản COC mà các bên mong đợi.
Thứ ba, ưu tiên hợp tác và phải có những biện pháp mới cho công tác xây dựng cơ sở dịch vụ phục vụ công cộng trên các đảo nhân tạo ở Trường Sa. Trung Quốc và các quốc gia ven Biển Đông nên chuyển dần trọng tâm sử dụng các đảo nhân tạo từ mục đích quân sự sang phục vụ dân sự, tăng tỷ lệ các cơ sở hạ tầng dân sự trên các đảo đá ở Biển Đông, cải thiện chức năng của các dịch vụ dân sự như tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn hàng hải, xây dựng một hệ thống bảo vệ dịch vụ công ở Biển Đông, đóng góp cho việc duy trì các tuyến hàng hải thông suốt và an toàn trong khu vực Biển Đông.
Duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông không phải là vấn đề mà một mình Trung Quốc có thể làm được. Đối mặt với nguy cơ Mỹ và các nước ngoài khu vực đang gia tăng sự can dự, Trung Quốc và các nước ASEAN nên áp dụng các nguyên tắc đã được thiết lập, nỗ lực tham gia vào các cơ chế hợp tác hàng hải trong khuôn khổ DOC, thúc đẩy đàm phán COC đi đến được kết quả cuối cùng, dung sự đoàn kết chân thành và hợp tác có hiệu quả để chống lại sự can dự và ly gián của các nước ngoài khu vực. Đồng thời cũng phải cảnh cáo ý đồ phá hoại hòa bình và ổn định của các thế lực bên ngoài khu vực rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm phá hoại hòa bình và ổn định trong khu vực Biển Đông đều sẽ phải trả giá.
Linh Lan dịch và giới thiệu
Tiến trình xây dựng tại căn cứ hải quân Ream ở Campuchia được xúc tiến trong các tháng gần đây, đặc biệt là ở cuối phía Bắc căn cứ - khu vực Trung Quốc được cho là sẽ sử dụng. Một loạt tòa nhà mới đã mọc lên, đất đại được giải tỏa mặt bằng trên diện rộng và gần đây nhất, các bến tàu mới đã được khởi...
Văn bản Bổ sung về Thực tiễn các quốc gia (đi kèm với Báo cáo Các giới hạn trên Biển số 150) nhằm mục đích đánh giá lập trường pháp lý quốc tế của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHND Trung Hoa) đối với các đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải và các quần đảo xa bờ.
Giống như màu sắc chủ đạo trong các bài viết trước đây, Ngô Sĩ Tồn tiếp tục tập trung vào việc chỉ trích, lên án sự can dự của Mỹ vào vấn đề Biển Đông và không khó để nhận thấy sự can dự này của Mỹ đang kiềm chế phần nào sự bành trướng, bá quyền và tham vọng kiểm soát toàn bộ khu vực Biển Đông của Trung...
Trong tiến trình thúc đẩy ngành du lịch tàu biển ở Biển Đông sẽ cần cân nhắc tới một số vấn đề như tác động tới môi trường sinh thái, vấn đề cướp biển, an ninh an toàn hàng hải…. và đặc biệt là tác động của đại dịch covid-19 vẫn đang tiếp tục diễn biến sẽ mang lại những nhân tố bất ổn cho phát triển...
Ngày 12/1, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố Báo cáo “Giới hạn trên Biển” số 150, dài 44 trang. Báo cáo xem xét các diễn giải mới về yêu sách Biển Đông của Trung Quốc sau Phán quyết năm 2016 và kết luận yêu sách chủ quyền đối với các thực thể, đường cơ sở bao quanh Quần đảo Hoàng Sa, yêu sách vùng biển “dựa trên...
Với việc yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, Bắc Kinh đã đặt cái gọi là quyền “lịch sử” lên trên các luật lệ quốc tế mà chính nước này đang mỗi ngày vi phạm nhiều hơn.