14/09/2022
Tiến trình xây dựng tại căn cứ hải quân Ream ở Campuchia được xúc tiến trong các tháng gần đây, đặc biệt là ở cuối phía Bắc căn cứ - khu vực Trung Quốc được cho là sẽ sử dụng. Một loạt tòa nhà mới đã mọc lên, đất đại được giải tỏa mặt bằng trên diện rộng và gần đây nhất, các bến tàu mới đã được khởi công.
Bài viết được đăng trên AMTI (CSIS) ngày 18/7/2022.
Vào giữa tháng 6, Ream bắt đầu nạo vét trầm tích, có thể để xây bến tàu mới. Các hình ảnh mới nhất cho thấy rõ ràng khu vực có nhiều thiết bị xây dựng. Đây có thể là bước đầu cho các dự án mở rộng Ream do Trung Quốc tài trợ, bao gồm một ụ khô, một bến tàu và một bờ trượt (để hạ thủy). Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh đã nhắc đến các dự án này trong buổi lễ động thổ tại Ream vào tháng 6 (có sự tham dự của Đại sứ Trung Quốc tại Campuchia).
Từ tháng 3/2022 tới nay, 12 tòa nhà mới đã được xây dọc theo bờ biển phía Bắc của bến tàu mới.
Ream bắt đầu giải tỏa mặt bằng trên diện rộng vào cuối tháng 6 (bao gồm khu vực đất hoang có diện tích 85 x 200 mét và một khu vực nhỏ hơn về phía Bắc căn cứ) trên khắp các nẻo đường.
Một dải đất dài cũng được giải tỏa dọc theo phía Đông Bắc căn cứ. Dải đất này cho thấy Ream có thể xây một con đường mới, kèm các tòa nhà mới nằm giãn cách. Khu vực mới giải phóng mặt bằng này cũng được nối với con đường cắt theo hướng Đông Tây qua trung tâm căn cứ (vốn đã được giải tỏa năm 2021). Phần tận cùng phía Tây con đường cũng bắt đầu giải tỏa (phía sau bệnh viện ở rìa phía Đông của căn cứ).
Cuối cùng, tận cùng phía Nam căn cứ, Ream đã xây một tòa nhà mới (diện tích 40 x 15 mét) và đặt móng xây thêm các tòa nhà khác (khoảng 75 x 100 mét).
Cập nhật ngày 12/1/2022:
Ảnh vệ tinh và ảnh do Campuchia công bố cho thấy tàu nạo vét đã xuất hiện ngoài khơi căn cứ hải quân Ream. Để tàu quân sự lớn cập cảng được tại Ream, Ream cần nạo vét để xây các cơ sở cảng sâu hơn. Đây có thể là một phần thỏa thuận bí mật giữa Trung Quốc và Campuchia mà quan chức Mỹ đã cảnh báo từ năm 2019.
Theo đó, thỏa thuận được cho là sẽ cho phép quân đội Trung Quốc tiếp cận Ream. Đổi lại, Trung Quốc sẽ tài trợ tiền để Ream cải tiến cơ sở vật chất. Các quan chức Campuchia đã xác nhận rằng Trung Quốc đang tài trợ xây dựng tại Ream nhưng khẳng định không có kế hoạch để quân đội Trung Quốc sử dụng căn cứ.
Ảnh vệ tinh ngày 16/1 từ Maxar cho thấy hai tàu nạo vét (dạng clamshell) đang đậu ngay ngoài khơi bờ biển Ream, kéo theo các sà lan để thu gom cát nạo vét.
Tàu nạo vét tại Ream, ngày 16/1/2022
Hình ảnh từ Planet Labs cho thấy cả hai tàu nạo vét vẫn cố định tại các địa điểm này kể từ khi xuất hiện (khoảng 13-15/1/2022). Các tàu nạo vét cũng xuất hiện trong trong bức ảnh được đăng trên trang Facebook của Bộ trưởng Quốc phòng Tea Banh sau chuyến thăm Ream ngày 18/1. Bức ảnh được chụp từ nửa phía Bắc của Ream và cho thấy cả hai tàu nạo vét đang hoạt động phía sau một con tàu khác (có thể là một tàu hút bùn) đậu dọc bờ biển. Một bức ảnh khác được đăng bởi quan chức tại Ream cho thấy Tea Banh và đoàn tùy tùng xuất hiện tại cùng địa điểm.
Quy mô kế hoạch nạo vét hiện chưa rõ nhưng hoạt động nhiều khả năng cho thấy căn cứ sẽ được nâng cấp đáng kể. Do vùng nước xung quanh Ream còn nông, căn cứ hiện chỉ có thể đón cập cảng các tàu tuần tra nhỏ. Nếu có cảng nước sâu, hải quân Campuchia và Trung Quốc sẽ tận dụng được cảng Ream nhiều hơn.
Hoạt động xây dựng tại Ream cũng được xúc tiến trên đất liền. Một số địa điểm trong khu trung tâm hành chính chính ở phía Tây Nam của căn cứ đã được giải phóng mặt bằng kể từ lần cập nhật gần đây nhất của AMTI năm 2021. Ream tiếp tục giải tỏa để xây dựng đường và có thể xây thêm rào chắn gần một bệnh viện do Việt Nam tài trợ ở phía Đông Bắc của căn cứ. Dọc theo bờ biển, Ream đã xây thêm một tòa nhà nhỏ và một số lô bê tông.
Giải phóng mặt bằng và xây dựng nhỏ lẻ tại Ream, ngày 16/1/2022
Nhìn chung, dựa trên quy mô các hoạt động xây dựng và giải phóng mặt bằng gần đây tại Ream, đặc biệt là hoạt động nạo vét mới tiến hành, ta có thể kết luận rằng Ream sẽ nâng cấp đáng kể cơ sở vật chất.
Đỗ Hoàng (dịch)
Văn bản Bổ sung về Thực tiễn các quốc gia (đi kèm với Báo cáo Các giới hạn trên Biển số 150) nhằm mục đích đánh giá lập trường pháp lý quốc tế của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHND Trung Hoa) đối với các đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải và các quần đảo xa bờ.
Giống như màu sắc chủ đạo trong các bài viết trước đây, Ngô Sĩ Tồn tiếp tục tập trung vào việc chỉ trích, lên án sự can dự của Mỹ vào vấn đề Biển Đông và không khó để nhận thấy sự can dự này của Mỹ đang kiềm chế phần nào sự bành trướng, bá quyền và tham vọng kiểm soát toàn bộ khu vực Biển Đông của Trung...
Trong tiến trình thúc đẩy ngành du lịch tàu biển ở Biển Đông sẽ cần cân nhắc tới một số vấn đề như tác động tới môi trường sinh thái, vấn đề cướp biển, an ninh an toàn hàng hải…. và đặc biệt là tác động của đại dịch covid-19 vẫn đang tiếp tục diễn biến sẽ mang lại những nhân tố bất ổn cho phát triển...
Ngày 12/1, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố Báo cáo “Giới hạn trên Biển” số 150, dài 44 trang. Báo cáo xem xét các diễn giải mới về yêu sách Biển Đông của Trung Quốc sau Phán quyết năm 2016 và kết luận yêu sách chủ quyền đối với các thực thể, đường cơ sở bao quanh Quần đảo Hoàng Sa, yêu sách vùng biển “dựa trên...
Ngày 8/9/2021, Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc có bài đăng tựa đề “Cảnh giác trước những hành động biến ổn định thành bất ổn của Mỹ ở Biển Đông” hướng sự chỉ trích vào Mỹ và các nước phương Tây. Lập luận chung của Trung Quốc cho rằng tình hình Biển Đông hiện nay tổng thể ổn...
Với việc yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, Bắc Kinh đã đặt cái gọi là quyền “lịch sử” lên trên các luật lệ quốc tế mà chính nước này đang mỗi ngày vi phạm nhiều hơn.