Điểm chủ yếu của chuyến công du châu Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama không phải là nhằm xa lánh Bắc Kinh. Trái lại, ông có những cơ hội để trao đổi với các nhà lãnh đạo Trung Quốc tại các hội nghị quốc tế ở Hàn Quốc và Nhật Bản. Nhưng vai trò của Trung Quốc trong các vấn đề khu vực và thế giới là một chủ đề cơ bản quan trọng trong chuyến công du của ông. Không giống như Trung Quốc, tất cả các nước trong lộ trình của Obama đều là các nước dân chủ, và họ đều có vấn đề với Bắc Kinh. 


Hai câu hỏi lớn nổi lên trong chuyến công du 9 ngày này tới Ấn Độ, Inđônêxia, Hàn Quốc và Nhật Bản: với tư cách là một bên tham gia trong các vấn đề đối ngoại, liệu Trung Quốc sẽ trở thành một bên tham gia có trách nhiệm, một bên sử dụng cây gậy vô trách nhiệm, hay lửng lơ ở giữa? Và các nước láng giềng của Trung Quốc có thể làm gì, nếu có hoặc không có sự giúp đỡ của Mỹ, để hướng câu trả lời tới kết cục mang tính hợp tác trong phạm vi này? 

 

Nhân vật bất đồng chính kiến bị giam giữ của Trung Quốc Lưu Hiểu Ba sẽ được tặng giải Nobel Hòa bình trong buổi lễ diễn ra ngày 10/12/2010 ở Oslo . Các nhà chức trách Trung Quốc có thể đã chỉ trích việc làm này và sau đó làm ngơ. Thay vào đó, trên thực tế, họ lựa chọn công khai hóa sự kiện này, khiến cho việc này khó làm ngơ hơn nhiều, bằng cách gây sức ép buộc các chính phủ châu Âu phải làm ngơ việc này, có nghĩa là, không tham dự và không chúc mừng người nhận giải thưởng này. Vào đầu tháng 11, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải đã đi quá xa đến mức miêu tả giải thưởng này của Nauy là một hành động được mưu tính trước trong một chiến dịch do Mỹ xúi giục của các chính phủ và các công ty phương Tây nhằm “làm xói mòn Trung Quốc”. Ông cảnh báo rằng bất cứ nước nào tán thành giải thưởng này sẽ phải gánh chịu “những hậu quả” nào đó. 


Một tháng trước, nhà thương lượng hàng đầu Trung Quốc tại một hội nghị về biến đổi khí hậu ở Thiên Tân đã đáp trả sự chỉ trích của Mỹ về lập trường của Trung Quốc trong sự ấm lên toàn cầu bằng cách gọi Mỹ là “một con lợn đang làm dáng trước gương”. Vẫn trước đó trong năm nay, “con gấu trúc” đã nhe răng dọa nạt các đối thủ tranh chấp lãnh thổ ở Biển Hoa Đông và Biển Biển Đông, bao gồm ngăn chặn hoặc cho phép ngăn chặn việc xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản. 


Đây không phải là quyền lực mềm. Nhưng hoạt động ngoại giao tàn nhẫn không phải là lý do để đề phòng sự rạn nứt hoàn toàn. Và ngay cả nếu kiềm chế là mục tiêu của Obama – không phải như vậy – thì bốn nước chủ nhà châu Á trong chuyến công du của ông không chỉ là những chặng dừng chân trong tư thế bị trói chặt quanh thắt lưng của “con gấu trúc”. Chiến tranh Lạnh đã kết thúc. 

 

Tất cả những nước nằm trong lộ trình của Obama đều tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á. Trung Quốc cũng tham dự hội nghị này. Năm tới Mỹ cũng sẽ tham dự. Nga cũng vậy. Có thể tưởng tượng hội nghị cấp cao này có thể trở thành nơi gặp gỡ, thậm chí có thể là một khuôn khổ, để tạo ra một loạt điều chỉnh cùng có lợi giữa Trung Quốc, phần còn lại của châu Á, và Mỹ. 


Những người hoài nghi nghi ngờ về điều này. Họ lo ngại rằng tính đa dạng tuyệt đối của 18 nước thành viên của hội nghị cấp cao năm 2011, còn lâu mới thúc đẩy được sự thân thiện trong khắp khu vực châu Á – Thái Bình Dương, sẽ tỏ ra khác nhau đến mức không thể đi đến quyết định được, để mặc cho các mối quan hệ trôi theo dòng các sự kiện. Một kết quả như vậy trước hết có thể thỏa mãn những người ở Bắc Kinh không muốn Oasinhtơn tham dự Hội nghị Cấp cao Đông Á. Họ muốn làm việc triển khai ảnh hưởng của Trung Quốc trong khuôn khổ ASEAN + 3 mà Mỹ không và có thể không thuộc về đó. 


Cho dù số phận của hội nghị cấp cao này ra sao, nó sẽ bị ảnh hưởng bởi những gì mà bốn nước chủ nhà trong chuyến công du của Obama quyết định làm và không làm. Trung Quốc có thể rõ ràng không nằm trong chương trình nghị sự để thảo luận tại mỗi chặng dừng chân trong lộ trình của ông, nhưng chắc chắn được nói đến trong các cuộc trao đổi của ông và đoàn tùy tùng của ông. 

 

Chặng dừng chân qua đêm ở Giacácta là một ví dụ nổi bật. Inđônêxia vừa đảm nhận chức chủ tịch Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) năm 2010 - 2011. ASEAN đã mở Hội nghị Cấp cao Đông Á năm 2005 và tiếp tục định hình nó. Inđônêxia sẽ là nước chủ nhà của Hội nghị Cấp cao Đông Á năm 2011 và Obama có kế hoạch tham dự hội nghị này. Dưới ánh sáng của việc mở rộng vai trò trong khu vực của Giacácta, Oasinhtơn muốn biết suy nghĩ của Inđônêxia về việc làm thế nào để lôi kéo Trung Quốc tham gia các vấn đề khu vực trên tinh thần xây dựng. 

 
Các hội nghị đa phương chồng chéo 


Vấn đề Trung Quốc sẽ nổi lên đến mức độ nào tại hai hội nghị đa phương mà Obama tham dự: Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Xơun và Hội nghị các nhà lãnh đạo Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) ở Yokohama . Các nước đều là thành viên của G-20, APEC, và Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) sẽ biến các cuộc gặp này năm 2010 - 2011 thành một cuộc hội thảo lưu động về chính sách của châu Á và toàn cầu và là một thử nghiệm đang diễn ra về tính hiệu quả của hoạt động ngoại giao bàn tròn. 


Tất cả các nguyên thủ của các chính phủ G-20 có thể lại hội tụ để tham dự EAS ở Inđônêxia năm 2011. Tất cả các nhà lãnh đạo EAS đều được cử tham dự diễn đàn APEC năm 2011 ở Mỹ. Các cuộc gặp đa phương khác vào năm 2010 – 2011 sẽ đưa các quan chức cấp thấp hơn của Trung Quốc, châu Á và Mỹ đến với nhau để thảo luận về kinh tế chính trị và an ninh khu vực và toàn cầu. 

 

Phải chăng những cơ hội này sẽ mang lại các thỏa thuận đủ thực chất để cho thấy những thỏa hiệp cùng có lợi với Trung Quốc là khả thi – tiến tới cân đối lại nền kinh tế toàn cầu, đảm bảo an ninh khu vực, giảm bớt những căng thẳng về những tuyên bố đòi chủ quyền lãnh thổ, và giảm suy thoái môi trường, trong số những mong muốn khác? Phải chăng những nỗ lực nhằm cùng nhau giải quyết các vấn đề sẽ tạo ra được một mức độ hợp tác của Trung Quốc đủ để đảm bảo kết luận rằng Trung Quốc tuân thủ những cam kết đa phương vì lợi ích chung lớn hơn? Hay phải chăng thái độ khăng khăng của Trung Quốc về hoạt động ngoại giao song phương và thái độ ác cảm của nước này đối với các cuộc thương lượng đa phương nhằm giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh hải cũng sẽ lan sang các vấn đề khác? 


Sẽ thật mỉa mai nếu một đường hướng “trung tâm và các vệ tinh” theo đường lối song phương có truyền thống gắn liền với Oasinhtơn sẽ được sự ủng hộ ở Bắc Kinh đúng vào thời điểm chính quyền Obama chìa tay ra cho các diễn đàn đa phương như ASEAN và EAS. Cũng sẽ là hấp dẫn nếu cho rằng chủ nghĩa song phương, chưa nói đến chủ nghĩa đơn phương, là sự ưa thích đương nhiên của một cường quốc chi phối, và khi Trung Quốc giành được nhiều ảnh hưởng hơn, nước này đương nhiên trở nên ít quan tâm hơn đến sự can dự đa phương. Một số người thậm chí có thể giải thích về sự thèm khát mới của Oasinhtơn về chủ nghĩa đa phương như một sự chấp thuận quyền lực suy giảm của Mỹ - sự chia sẻ quyền lực như một điều bất đắc dĩ. 


Sự rắc rối với những tính toán đó đã tăng gấp đôi. Thứ nhất, họ làm ngơ với sự lựa chọn và sử dụng các thể thức đa phương như là nơi triển khai siêu quyền lực. Việc thành lập mang tính cộng tác Liên Hợp Quốc (UN), Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF), và bây giờ là Tổ chức Ngân hàng Thế giới, suy cho cùng, đã phản ánh không phải sự sa sút mà là sự chi phối của Mỹ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. 


Thứ hai, quan niệm cho rằng chủ nghĩa đa phương là địa phận của các cường quốc suy yếu hoặc đang sa sút – một chức năng của trật tự phân hạng toàn cầu – đang bỏ qua những điều kiện bên trong một nước có thể dẫn đến một quan điểm đặc biệt về thế giới bên ngoài, từ chủ nghĩa dân tộc đơn độc cho đến sự can dự hợp tác với các nước khác. Chẳng hạn, một lý giải cho nỗ lực gần đây của chính sách đối ngoại của Trung Quốc có thể có tác động đối với những người theo đường lối cứng rắn trong giới quân sự đối lập với những người theo đường lối mềm dẻo hơn trong số các chuyên gia dân sự về các vấn đề đối ngoại, hay những giọng điệu bảo thủ của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đối lập với những phát biểu theo đường lối cải cách của Thủ tướng Ôn Gia Bảo, hoặc sự khuyến khích đẩy có chủ ý chủ nghĩa yêu nước bài ngoại nhằm làm xao lãng sự chú ý trong nước khỏi những lời kêu ca phàn nàn và các cuộc biểu tình ở cấp địa phương. 


Lôgích trong nước như vậy cũng có thể áp dụng đối với phía Mỹ trong các mối quan hệ Bắc Kinh – Oasinhtơn được không? Nếu Mao Trạch Đông là đúng khi cho rằng một cuộc cách mạng không phải là một “Dạ Tiệc”, thì cuộc đối đầu chống Trung Quốc sẽ là một “Tiệc Trà” chăng? 


Chính sách đối với Trung Quốc của Mỹ tự nó không phải là một vấn đề gây cảm xúc trong chiến dịch mà cuối cùng đã dẫn đến sự kiểm soát Hạ viện của đảng Cộng hòa. Hiện nay, với tư cách là một nhóm, các nghị sĩ Đảng Cộng hòa trong Quốc hội không tỏ ra hiếu chiến nhiều hơn (hay ít hơn) đối với an ninh châu Á – Thái Bình Dương so với các đồng nghiệp đảng Dân chủ của họ. Những việc khác đều ngang nhau, các tổng thống Mỹ được tự do đưa ra những quyết định về chính sách đối ngoại nhiều hơn so với chính sách đối nội. Quyền phê chuẩn các hiệp ước thuộc về Thượng viện, nơi người của Đảng Dân chủ vẫn giữ được đa số, mặc dù là một đa số đã suy giảm. 


Tuy nhiên, người ta có thể hình dung một tình hình trong đó canh bạc theo chủ nghĩa đa phương của Chính quyền Obama ở châu Á làm mồi cho sự kết hợp nào đó các nhân tố bao gồm hoạt động ngoại giao “cau mày” của Trung Quốc, châu Á miễn cưỡng đương đầu với Bắc Kinh, thái độ ác cảm của đảng Cộng hòa với những thỏa hiệp mà hoạt động ngoại giao bàn tròn thành công đòi hỏi. Thời gian cũng không ở bên phía Obama. Nếu kế hoạch công du nước ngoài của ông trong những tháng tới không mang lại kết quả mà có thể được tô vẽ một cách thuyết phục đối với người Mỹ là đang mang lại lợi ích cho họ, thì phe Cộng hòa sẽ tuyên bố cuộc thử nghiệm theo chủ nghĩa đa phương là một sản phẩm thất bại của sự khờ khạo. Và nếu cuộc công kích của Trung Quốc chống lại Mỹ tiếp tục diễn ra, thì việc “đi săn gấu trúc” sẽ trở thành một môn thể thao thậm chí được ưa thích hơn trong cuộc vận động tranh cử của Mỹ kéo dài đến năm 2012. 


Hai điều cảnh báo vẫn còn có giá trị: Thứ nhất, Obama và êkíp của ông sẽ không dễ dàng cho phép chính sách đối với châu Á của họ trở thành con tin cho khả năng của những hội nghị bàn tròn mang lại kết quả. Đó là lý do tại sao hai trong bốn đích đến của ông - Ấn Độ và Inđônêxia – rõ ràng là mang tính song phương tự nhiên. Thứ hai, trong cuộc cạnh tranh giành sự chấp thuận trong nước, hiệu quả của chủ nghĩa đa phương là một điều trừu tượng không đáng kể so với sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ. Obama biết rõ điều này, đây là lý do tại sao, ở Mumbai, “Nhà Trắng lưu động” đã đưa ra một danh sách các hiệp định song phương Mỹ - Ấn đã được ký hoặc có triển vọng trị giá khoảng 10 tỉ USD để “hỗ trợ” 53.670 việc làm mới của Mỹ. 

 
Đó là hoạt động kinh tế chăng, thật ngu xuẩn 


Thử nghiệm quan trọng nhất của hoạt động ngoại giao bàn tròn trong chuyến công du châu Á của Obama diễn ra tại Hội nghị cấp cao G-20 ở Xơun ngày 11-12/11/2010. Hội nghị này có thực hiện được cam kết của các nhà lãnh đạo G-20 tại phiên họp tháng 9/2009 của họ ở Pittsburgh nhằm “thực hiện các chính sách cần thiết để đặt nền tảng cho sự tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và cân đối trong thế kỷ 21” hay không? 


Những sự kiện gần đây đã hạ thấp những mong đợi. Thỏa thuận hỗ trợ sự tăng trưởng kinh tế “mạnh mẽ, bền vững và cân đối” đã trở thành một câu thần chú. Nhưng sự cầu khẩn được nhắc đi nhắc lại này của nó đã không khắc phục được sự căng thẳng rõ ràng giữa các mục tiêu cấu thành của nó. Trong các danh sách ưu tiên của họ, các nền kinh tế đang phát triển phụ thuộc vào xuất khẩu và có ý thức về tình trạng nghèo đói xếp sự mạnh mẽ lên hàng đầu. Họ không muốn thấy tăng trưởng của họ chậm lại nhân danh sự bền vững và cân đối. Các nước xuất khẩu thành công chênh lệch nhất trong thế giới công nghiệp cũng không muốn bị trừng phạt vì tài sản xuất của họ. 


Trái lại, Mỹ phải chịu gánh nặng vì sự mất cân đối thương mại phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu và có thể biện luận là thiếu bền vững. Lo ngại về tình trạng thất nghiệp và giảm phát trong nước, Oasinhtơn muốn các nền kinh tế tập trung vào xuất khẩu đẩy mạnh nhu cầu trong nước của họ, bao gồm nhu cầu về hàng hóa và các dịch vụ của Mỹ mà có thể góp phần tạo công ăn việc làm cho người Mỹ. 

 

Có thể hiểu được trong bối cảnh này, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner kêu gọi sự bền vững và cân đối khi ông đề nghị các nước thành viên G-20 nhất trí ở Xơun duy trì thặng dư tài khoản vãng lai và mức thâm hụt của họ lần lượt là trong khoảng từ +4% đến -4%, của tổng sản phẩm trong nước (GDP). Nhưng Trung Quốc và Đức, trong số các nền kinh tế xuất khẩu khác, đã nhanh chóng gạt bỏ ý tưởng này, và vấn đề này không được thông qua ở Xơun. Thay vào đó, hội nghị thượng đỉnh này có khả năng tuyên bố lại cam kết, đã được các bộ trưởng tài chính G-20 khẳng định lại, về việc duy trì sự mất cân đối tài khoản vãng lai ở các mức độ có thể chịu được như là một phương tiện của tăng trưởng – hoặc những lời lẽ với nghĩa như thế. 


Tuyên bố đó sẽ khiến cho câu thần chú ba từ (mạnh mẽ, bền vững, cân đối) vẫn nguyên vẹn nhưng mơ hồ. Đó có thể không phải là một điều tồi tệ. Ít nhất các nhà lãnh đạo G-20 sẽ phân biệt được việc gì có thể thực hiện ngay và việc gì là quá sớm. Ý tưởng của Geithner có thể lại xuất hiện trong tương lai dưới dạng ít gây khó chịu hơn và thực tế hơn như “những đường lối chỉ đạo rõ ràng”, có thể được gắn liền với một hệ thống “cảnh báo sớm” để giúp các nền kinh tế thành viên vẫn tự nguyện nằm trong những sự chỉ đạo đó. 


Các giải pháp cùng thắng là khó tìm được trong những điều kiện được mất ngang nhau. Những tin tức tốt lành là nền kinh tế thế giới đã phục hồi từ cuộc suy thoái sau cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ năm 2008. Vào tháng 10/2010, Cơ quan Nghiên cứu Kinh tế của tạp chí Economist hy vọng tỉ lệ tăng trưởng thực trong GDP toàn cầu ở mức tỉ giá hối đoái theo cân bằng sức mua (PPP) tăng từ -0,7% năm 2009 lên +4,4% năm 2010, và tỉ lệ tăng trưởng thương mại thế giới tăng từ -11,1% năm 2009 lên +11,5 trong năm nay. Những con số này có thể làm nản lòng cuộc cải cách toàn cầu; tại sao phải giải quyết một vấn đề không còn tồn tại nữa? Nhưng chúng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác; một miếng bánh to hơn là dễ chia hơn. 

 
Khép lại những ý tưởng 


Một chuyến đi không phải là một chính sách. Chuyến đi của Obama có những mục đích và khía cạnh không được đề cập ở đây. Nhưng sự thành công của nó sẽ được đánh giá một phần không nhỏ vì hai lý do: Nó có làm gia tăng sự quan tâm của Mỹ và châu Á đến việc giúp Trung Quốc đóng một vai trò xây dựng trong tương lai trong các vấn đề thế giới hay không? Và nó có công nhận giá trị của quyết định của Chính quyền Obama trong việc phối hợp với các nước châu Á, trong đó có Trung Quốc, trong các bối cảnh đa phương hay không? 


Những câu hỏi này có liên quan với nhau. Một nước Trung Quốc ôn hòa trên trường quốc tế có thể làm tăng thêm tính hiệu quả của những dàn xếp đa phương đối với hòa bình và thịnh vượng của châu Á, Thái Bình Dương, và thế giới. Hiệu quả của những dàn xếp đó và lợi ích của chúng đối với Trung Quốc, Mỹ, và các nước khác có thể, đến lượt nó, góp phần thuyết phục Bắc Kinh về giá trị của sự hợp tác nhiều hơn so với những lời nói suông. 


Nhưng vai trò “xây dựng” là gì? Sự “ôn hòa” trên trường quốc tế có nghĩa là gì? Ai thực hiện việc định nghĩa những thuật ngữ này? Mỹ? Trung Quốc? G-20? Hay mọi người? 


Năm 2005, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ lúc đó là Robert Zoellick đã thuyết phục Bắc Kinh trở thành một bên tham gia “có trách nhiệm” trong hệ thống quốc tế. Nhưng câu nói này dễ dàng bỏ qua các quyền hạn của một bên tham gia, trong đó có việc không biết những quyền hạn đó có được mở rộng phù hợp với quy mô trách nhiệm của nó hay không, và liệu chúng có bao gồm quyền làm thay đổi hệ thống quốc tế bằng cách làm cho nó ít phụ thuộc hơn vào chính sách của Mỹ và ít đáp ứng hơn với sở thích của Mỹ hay không. 


Về trách nhiệm của Mỹ, hội nghị thượng đỉnh Xơun diễn ra sau sự chỉ trích từ một số nước, trong đó có Trung Quốc, rằng Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã hành động thiếu trách nhiệm trong việc quyết định mua trái phiếu chính phủ Mỹ trị giá khoảng 600 tỉ USD. Mục đích của FED là mang tính đối nội: nhằm giảm bớt tỉ suất lợi nhuận với hy vọng khuyến khích sự tăng trưởng và tạo công ăn việc làm của Mỹ. 


Tuy nhiên, một vài trong số các chính phủ khác của G-20 lo ngại rằng hành động đơn phương này của Mỹ có thể gây phương hại thêm cho các nền kinh tế của riêng họ - làm cho các nền kinh tế này phát triển quá nóng và làm giảm khả năng cạnh tranh. Trái lại, nếu hành động của FED góp phần làm hồi sinh nền kinh tế Mỹ, thì phần còn lại của thế giới sẽ được hưởng lợi, và cái hiện nay dường như là một bước đi liều lĩnh có thể được chứng minh. (Sự thiếu) tinh thần trách nhiệm của một số hành động có thể chỉ được xác định sau khi hồi tưởng lại sự việc đã qua. 


Như FED đã cho biết, chủ quyền quốc gia và đặc quyền theo chủ nghĩa đơn phương vẫn tồn tại và khỏe mạnh và tiếp tục tồn tại trong thế kỷ 21. Nhưng nếu Trung Quốc phải thích nghi với một thế giới đang thay đổi, thì Mỹ cũng vậy. Việc thích nghi thành công bao hàm, bên cạnh sự hiểu biết mang tính thực tế về thế giới, cả sự hiểu biết mang tính thực tế về chính mình. 


Gần đây một nhà phân tích Ôxtrâylia, Hugh White, đã bày tỏ sự lo ngại rằng Mỹ có thể không sẵn sàng chia sẻ quyền lực với Trung Quốc. Dựa vào những sự kiện, đó có thể là sự lo ngại thích hợp trong tương lai. Tuy nhiên, Chính quyền Obama và chuyến công du của ông cho thấy một kết luận khác: rằng không hẳn tự làm dáng như chú lợn trước gương, Mỹ sẵn sàng ngồi vào bàn với Trung Quốc và các nước khác và cùng nhau tìm kiếm những giải pháp. Tuy nhiên, tinh thần sẵn sàng đó kéo dài được bao lâu sẽ phụ thuộc vào hiệu quả của những bối cảnh này. So với những đỉnh cao mang tính lịch sử của mình, sức mạnh của Mỹ đã suy giảm. So với điều mà nó có thể trở thành là vậy vào một ngày nào đó, sức mạnh của Trung Quốc chưa đạt yêu cầu. Trong những điều kiện có thể thay đổi đó, các nước chủ nhà châu Á và những dàn xếp đa phương đáng được sự chú ý của Mỹ. Trong cái được cho là thế kỷ “châu Á” này, những mong muốn và hành động của các nhà lãnh đạo mà Obama gặp gỡ trong chuyến công du của ông có thể không chỉ ảnh hưởng có mức độ nào đó đối với Trung Quốc, hoặc đối với Mỹ, mà những điều kiện “thích ứng lẫn nhau” của hai nước cũng sẽ chịu ảnh hưởng./.

 Theo Asia Times Online; TTXVN