Tân Tổng thống Mỹ sẽ phải cân nhắc hậu quả của việc sử dụng hay không sử dụng vũ lực đối với bán đảo Triều Tiên. Nếu không hiểu về những điều này thì Triều Tiên nhiều khả năng sẽ trở thành một vấn đề nghiêm trọng hơn đối với Mỹ và các đồng minh trong tương lai.
Thách thức lớn nhất cho thế hệ các nhà hoạch định chính sách tiếp theo của Mỹ và Hàn Quốc không phải là phi hạt nhân hóa hay sự thống nhất hòa bình bán đảo Triều Tiên. Thay vào đó, liên minh này phải điều chỉnh cho thích ứng với những yêu cầu răn đe để chống lại một đối thủ được trang bị hạt nhân.
Cái vẫn được gọi là một thời đại hoàng kim chưa bao giờ thực sự hoàng kim. Mặc dù do những nguyên nhân thực tế hai bên đều chọn cách lờ đi những khác biệt của họ, những khác biệt này là có thật, ngay cả trong thời kỳ Mã Anh Cửu.
Với một bề dày hoạt động trong thời kỳ còn làm ngoại trưởng, kiến trúc sư cho chính sách trở lại châu Á của Mỹ, là người thúc đẩy khái niệm “sức mạnh thông minh”, rõ ràng bà Hillary Cliton sẽ là người đang chiếm ưu thế cả trên thực tế lẫn lý thuyết so với ông Donald Trump, một người khó đoán định và theo xu hướng biệt lập.
Đông Á - khu vực đóng vai trò động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu nhưng đồng thời cũng là nơi chứa đựng những bất ổn cho xung đột. Với vai trò là nền kinh tế lớn, là đồng minh quan trọng nhất của Mỹ ở khu vực, Nhật Bản sẽ đóng vai trò rất lớn trong khu vực.
Triều Tiên có thể trở thành nước sở hữu vũ khí hạt nhân nguy hiểm nhất trên thế giới, không phải là bởi chế độ Kim phi lý, mà là bởi đây là nước sở hữu vũ khí hạt nhân duy nhất đang tồn tại mà người ta tin rằng sẽ có thể sụp đổ bất cứ lúc nào.
Có thể nói mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hàn Quốc đang ở trong giai đoạn “tốt đẹp nhất từ trước tới nay”, song hai bên còn lâu mới có thể thống nhất về cách tiếp cận trong vấn đề liên quan đến Bình Nhưỡng.
Để hiểu các chính sách về Triều Tiên của Trung Quốc, cần xem xét các mục tiêu chủ yếu của các nhà lãnh đạo Trung Quốc ở Triều Tiên.Trong thời kỳ hậu Mao Trạch Đông, các nhà lãnh đạo Trung Quốc dường như có 6 mục tiêu chủ yếu trên đấu trường Triều Tiên.
Gần đây nhiều nhà phân tích tin rằng chính sách của Trung Quốc đối với bán đảo Triều Tiên đã xuất hiện sự thay đổi lớn, theo đó cục diện bán đảo Triều Tiên thay đổi theo hướng quan hệ Trung-Hàn nồng ấm và quan hệ Trung-Triều băng giá, tuy nhiên, xem ra phán đoán này có vẻ không khách quan.
Những vấn đề lịch sử đã trở thành tâm điểm chú ý ở khu vực Đông Bắc Á trong suốt mùa hè qua. Nhiều người đồn đoán vào dịp kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới Thứ hai, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ đưa ra một tuyên bố mới với một cách nhìn nhận mang tính "dân tộc chủ nghĩa" hơn về lịch sử của Nhật Bản từ cuối thế kỷ 19 cho tới cuộc chiến ở Thái Bình Dương.