Trung Quốc - Mối đe dọa lớn nhất cho hòa bình thế giới kể từ thời Đức Quốc xã

Khi các hành động được coi là hung hãn của Trung Quốc trong thời gian gần đây ở Biển Đông khiến nhiều người cảm thấy hoài nghi về tuyên bố "trỗi dậy hòa bình" của Bắc Kinh thì cùng lúc đó hai học giả người Mỹ đang chuẩn bị cho ra mắt cuốn sách “Death by China”, trong đó đề cập đến cái mà họ cho là mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình thế giới kể từ thời Đức Quốc xã. 

03/06/2011

Đài Loan – Trung Quốc: đâu là lối ra cho quan hệ hai bờ?

Tạp chí China review của Hồng Kông vừa qua đăng bài bình luận của tác giả Vương Minh Đan, nói rằng phía Đài Loan muốn bàn về chủ đề đi sâu phát triển quan hệ hai bờ với Đại lục, viễn cảnh rộng mở, nội dung cũng có thể rất cụ thể, rất nhiều vấn đề cấp bách đặt ra trước mặt, cần phải nhanh chóng đi sâu giải quyết.

03/06/2011

Trung Quốc: 15 vấn đề lớn liên quan đến Đại hội 18 Đảng Cộng sản

Tạp chí Tranh Minh (Hồng Công) đăng bài cho biết đầu tháng 3 vừa qua, Hội nghị Thường vụ Bộ Chính trị mở rộng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nhóm họp và quyết định Đại hội 18 sẽ được tổ chức vào hạ tuần tháng 9 hoặc thượng tuần tháng 10/2012 và vào cuối năm nay các địa phương phải hoàn thành công tác lựa chọn đại biểu dự Đại hội 18.  

03/06/2011

Những cảnh báo về thảm họa "Đại nhảy vọt" trong tham vọng năng lượng hạt nhân của Trung Quốc

Theo báo “Bưu điện Hoa Nam buổi sáng” ngày 30/ 5 “Warning sounded on nuclear push”, lĩnh vực năng lượng hạt nhân của Trung Quốc đang “sốc” khi một nhà khoa học lỗi lạc của nước này công khai chỉ trích chương trình năng lượng hạt nhân đầy tham vọng mà Bắc Kinh đang ấp ủ, cho rằng nó chẳng khác một cuộc “Đại nhảy vọt” với nguy cơ kết thúc trong thảm họa.

31/05/2011

Trung Quốc hưởng lợi gì từ cuộc khủng hoảng hạt nhân Fukushima?

Ngày 20/ 5, tạp chí The - diplomat của Nhật đăng bài viết “How China Gains from Fukushima” của Saurav Jha, một chuyên gia về các vấn đề an ninh và năng lượng toàn cầu. Theo tác giả, có vẻ như Trung Quốc sẽ hưởng lợi từ bất cứ sự suy sụp nào trong ngành công nghiệp hạt nhân của Nhật Bản.

30/05/2011

Những hạn chế của sức mạnh Trung Quốc ở Đông Nam Á

Trong bài phân tích đăng trên tạp chí Diễn đàn Đông Á (EAF) “The limits of chinese power in Southeast Asia” nhà phân tích Evelyn Goh thuộc Đại học Luân Đôn nhận định “chính bản thân việc liệt kê những nguồn vật chất ngày càng tăng của Trung Quốc không cho thấy quyền lực lớn của Trung Quốc”.

27/05/2011

Tính chu kỳ trong chính sách ngoại giao Trung Quốc (tiếp theo)

Đứng trước những đòi hỏi, thay đổi của bối cảnh quốc tế cũng như  trong nước, ngoại giao Trung Quốc hiện đang trong thời kỳ chuyển đổi mô hình. Nhiều dấu hiệu cho thấy cuộc cải tổ đợt mới của ngoại giao Trung Quốc đã bắt đầu được khởi động và có thể dẫn đến những thay đổi sâu sắc về cơ cấu quyền lực quốc tế, quan hệ giữa Trung Quốc với các nước xung quanh.

12/05/2011

Tính chu kỳ trong chính sách ngoại giao Trung Quốc

Bài viết đăng trên Tạp chí “Quan hệ quốc tế hiện đại”, Trung Quốc. Phần một tập trung vào hai vấn đề chính: khảo sát về mối liên hệ giữa tính chu kỳ ngoại giao và diễn biến chiến lược ngoại giao của Trung Quốc trong khoảng thời gian từ những năm đầu thế kỷ XX cho đến nay. Với nhận định về sự biến đổi mang tính chu kỳ này của ngoại giao Trung Quốc “không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên mà có tính tất yếu nội tại của nó, đằng sau có căn nguyên sâu sắc”.

09/05/2011

Người Trung Quốc quá tự tin hay thiếu tự tin?

Đại đa số các thông tin, phân tích, bình luận hiện nay đều cho rằng, người Trung Quốc đang rất tự tin, thậm chí là ngạo mạn, ngông cuồng khi vị thế quốc gia đang không ngừng đi lên. Tuy nhiên, một bài viết đăng trên trang tờ “Liên hợp Buổi sáng” của Xinhgapo của Đỗ Bình, Giáo sư thỉnh giảng Đại học Trịnh Châu (Trung Quốc), Bình luận viên Đài Truyền hình Vệ tinh Phượng Hoàng của Hồng Công thì lại bày tỏ quan điểm ngược lại. Theo tác giả, thực chất những hành động của người Trung Quốc thời gian gần đây cho thấy sự bất ổn, hoài nghi và thiếu tự tin.

04/05/2011