PDF file

Giới thiệu

Bài viết này đưa ra một cái nhìn tổng quan về 4 diễn biến lớn gần đây. Thứ nhất, bài viết bàn về những căng thẳng trong mối quan hệ Trung Quốc – Mỹ và hệ lụy đối với khu vực Đông Nam Á. Phần này tập trung vào phân tích cách thức mà Trung Quốc và Mỹ sử dụng sức mạnh hải quân để định hình môi trường chính trị. Phần này cũng tập trung nghiên cứu khái niệm “lợi ích quốc gia cốt lõi” theo lời của các quan chức Trung Quốc. Thứ hai, bài viết xem xét các nỗ lực đa phương nhằm giải quyết vấn đề Biển Đông, cụ thể, tập trung vào Hội nghị bộ trưởng của Diễn đàn Khu vực ASEAN lần thứ 17 và Hội nghị đầu tiên của các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng. Thứ ba, bài viết bình luận mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc ở Biển Đông, tập trung cụ thể vào việc Trung Quốc bắn các tàu đánh cá Việt Nam và lệnh cấm đánh cá đơn phương hàng năm. Thứ tư, bài viết xem xét tình trạng của Tuyên bố về Ứng xử của các Bên trên Biển Đông (DOC) và những tiến triển của Nhóm làm việc Trung Quốc – ASEAN nhằm thực hiện DOC. Bài viết kết luận bằng một lưu ý về sự lạc quan thận trọng rằng có khả năng đạt được những tiến triển nhất định trong việc thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin ở Biển Đông nhưng các yêu sách chủ quyền vẫn không thể giải quyết được và cuộc tranh đua giữa các thế lực lớn sẽ tiếp tục  chuyển sang khu vực Đông Nam Á.

Mối quan hệ Trung - Mỹ và Hệ lụy đối với khu vưc

Phần này nghiên cứu khái niệm “lợi ích quốc gia cốt lõi” theo lời các quan chức Trung Quốc, chính sách của Mỹ ở Biển Đông như Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã tuyên bố tại Đối thoại Shangri-la lần thứ 9 tổ chức tại Singapore, và sự nối lại các cuộc tiếp xúc quốc phòng cấp cao bên lề hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng lần đầu tiên tổ chức ở Hà Nội vào tháng 10/2010.

Lợi ích quốc gia cốt lõi

Theo Edward Wong, phóng viên của Thời báo New York Times tại văn phòng Bắc Kinh:

Một quan chức Mỹ liên quan đến Chính sách Trung Quốc phát biểu rằng vào tháng 3/[2010], các quan chức Trung Quốc đã nói với hai quan chức của chính quyền Obama đang có chuyến thăm đến Trung Quốc, Jeffrey A. Bader và James B. Steinberg, rằng Trung Quốc sẽ không chấp nhận bất kỳ can thiệp nào ở Biển Đông, mà bây giờ là một phần trong “lợi ích cốt lõi” về chủ quyền của Trung Quốc. Quan chức này phát biểu thêm rằng đây là lần đầu tiên Trung Quốc coi Biển Đông là lợi ích cốt lõi, ngang hàng với vấn đề Đài Loan và Tây Tạng.[1]

Vào tháng 8, khi tôi phát biểu về quan điểm an ninh của Việt Nam tại Đại học Quốc gia Úc (ANU) và đề cập đến báo cáo “lợi ích cốt lõi”, một học giả đã tuyên bố rằng một quan chức Trung Quốc gần đây đã cam kết ở một hội thảo cũng tổ chức trong nội bộ ANU rằng đây không phải là chính sách chính thức của chính phủ Trung Quốc.[2] Một tháng sau, khi tôi trích dẫn báo cáo của Edward Wong trong dự thảo của Báo cáo Chiến lược mà tôi đang chuẩn bị cho Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI),[3] một nhà bình luận có tiếng tăm với kinh nghiệm sâu rộng trong các cộng đồng tình báo ngoại giao cho rằng “tuyên bố này (trong văn bản) lần đầu tiên được đề cập trong tờ NYT, và sau đó đã bị các quan chức Mỹ liên quan bác bỏ.”[4] Do đó, tôi đã cố gằng điều tra kỹ hơn vấn đề này bằng việc liên hệ với một số nguồn tin quan trọng ở Bắc Kinh và Washington.

Nguồn tin ở Bắc Kinh đã tiếp cận với những người tham dự vào buổi tiếp xúc giữa các quan chức Mỹ và Trung Quốc hồi tháng 3 khẳng định rằng một quan chức Mỹ chắc chắn đã nói với ông rằng “các quan chức Trung Quốc đã sử dụng thuật ngữ “lợi ích cốt lõi” liên quan đến vấn đề Biển Đông. Dĩ nhiên, vẫn không xác định rõ được ai là người phát biểu câu này và nếu có sự thay đổi trong chính sách mới thì ở mức độ nào.”[5] Nguồn tin của tôi ở Washington đã phúc đáp đề nghị của tôi như sau:

Chúng tôi đã tranh luận vấn đề này trong … [bị xóa]… Nhóm Trung Quốc đã bị các đồng nhiệm người Trung Quốc vận động đề nói rằng họ chưa bao giờ phát biểu với USG [Chính phủ Mỹ] rằng Biển Đông là “lợi ích cốt lõi”. Điều này có lẽ đúng về mặt ngữ nghĩa bởi vì tôi không hề có một ghi chép nào khẳng định câu nói đó trong một cuộc gặp chính thức Trung Quốc – Mỹ hay hội nghị đa phương cấp chính phủ. Tuy nhiên, rõ ràng có ghi chép rằng các quan chức Trung Quốc đã gọi Biển Đông là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc. Họ đã làm như thế rất nhiều lần.

Tôi không hề biết đã có quan chức Mỹ nào bác bỏ báo cáo của NYT. Có lẽ tôi đã lỡ dịp đó, nhưng tôi chưa bao giờ thấy điều đó cả. Rõ ràng Trung Quốc đang cố tình lảng tránh chính sách mà họ tự đặt ra về vấn đề này. Làm như vậy quả là khôn ngoan, và có lẽ cũng sẽ là khôn ngoan nếu cho họ cơ hội để thoát khỏi chính sách đó.[6]

Vẫn chưa xác định rõ quan chức Trung Quốc nào đã phát biểu như vậy với các quan chức Mỹ. Một báo cáo nêu rằng:

Vào tháng 3, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Thôi Thiên Khai đã nói với hai quan chức cấp cao Mỹ rằng Trung Quốc bây giờ xem yêu sách của mình đối với vùng biển có diện tích 1.3 triệu dặm vuông ngang hàng với các yêu sách đối với Tây Tạng và Đài Loan, một hòn đảo mà Trung Quốc cho rằng thuộc về Bắc Kinh.[7]

Trong khi một nguồn tin khác là một người thân cận với một quan chức Trung Quốc phụ trách các vấn đề an ninh và quốc phòng cho rằng Cố vấn Quốc gia Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc là người đã nói với Jeffrey Bader rằng “Đảo Hải Nam và các vùng biển xung quanh là “lợi ích quốc gia cốt lõi”.[8] Bài phát biểu này được Cố vấn quốc gia đưa ra theo yêu cầu đặc biệt của quân đội Trung Quốc. Theo nguồn tin này, Cố vấn quốc gia không cho rằng quần đảo Trường Sa là “lợi ích quốc gia cốt lõi”; đây chỉ là sự suy diễn của các quan chức Mỹ. Một khi bài phát biểu được đưa ra trước công chúng, các quan chức Trung Quốc chịu áp lực về việc phủ nhận thẳng thừng rằng Biển Đông không phải là “lợi ích quốc gia cốt lõi” do lo sợ kích động làn sóng phản đối dữ dội trong nước giữa những người theo dân tộc chủ nghĩa Trung Quốc.

Kể từ báo cáo tháng 3, rõ ràng các quan chức Trung Quốc không hề nhấn mạnh tuyên bố rằng Biển Đông là “lợi ích quốc gia cốt lõi”. Ví dụ, một phóng viên tham dự Đối thoại Shangri-la ở Singapore vào tháng 6/2010 đã nói với tôi rằng một Thiếu tướng của Quân Giải phóng Nhân dân đã nói với ông rằng Biển Đông không hẳn là giống với Tây Tạng và Đài Loan.”[9]

Ngược lại, Báo chí Trung Quốc đã thường xuyên sử dụng thuật ngữ “lợi ích cốt lõi,” đặc biệt trong giai đoạn tháng 7 – 8. Ví dụ, một bài xã luận trong tạp chí Global Times (26/7/2010) đã nhấn mạnh rằng:

Sự nhẫn nhịn của Trung Quốc đôi lúc bị các quốc gia láng giềng lợi dụng để đãnh chiếm các đảo chưa có người ở và khai thác tài nguyên thiên nhiên thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Kế hoạch chiến lược dài hạn của Trung Quốc không nên được cho rằng Trung Quốc yếu thế về lập trường. Rõ ràng rằng các xung đột quân sự sẽ đưa đến hậu quả không tốt đối với tất cả các quốc gia liên quan trong khu vực, nhưng Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ quyền của mình để bảo vệ lợi ích cốt lõi bằng các biện pháp quân sự.

Một bài bình luận báo chí và một ý kiến học thuật về vấn đề này kết luận:

Trong khi không một quan chức Trung Quốc nào nói rõ thế nào là “lợi ích quốc gia cốt lõi”, đang có ngày càng nhiều lời kêu gọi Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đứng lên bảo vệ những lợi ích cốt lõi này ở khu vực tranh chấp. Báo chí gần đây đã đưa thuật ngữ “lợi ích quốc gia cốt lõi” vào mục những tin nổi bật cùng với “chủ quyền quốc gia” và “thống nhất lãnh thổ” và nêu lên vấn đề liệu Trung Quốc sẽ định nghĩa về thuật ngữ đó thế nào và phạm vi của vấn đề đó ra sao.[10]

Walter Lohman, một nhà phân tích thuộc Tổ chức Di sản có văn phòng đặt tại Washington kết luận rằng “việc Trung Quốc mô tả Biển Đông là “lợi ích cốt lõi: chỉ là một nhầm lẫn lớn hay đang trong quá trình rút lui của các quan chức Trung Quốc.”[11]

Từ những lý do nêu trên, tôi đã đi đến những đánh giá chính sau đây trong Báo cáo Chiến lược ASPI của tôi:

Sự áp đặt của Trung Quốc ở Biển Đông đã dẫn đến mối quan ngại đặc biệt. Vào tháng 3/2010, báo chí Mỹ đã đưa tin rằng các quan chức Trung Quốc đã phát biểu với hai đặc phái viên cao cấp của Văn phòng Chính phủ rằng Biển Đông đã được nâng thành “lợi ích cốt lõi” cùng với Đài Loan và Tây Tạng và Trung Quốc sẽ không chấp nhận bất kỳ can thiệp nào ở Biển Đông. Các quan chức Trung Quốc đã phát biểu lại nội dung này trong các cuộc tiếp xúc kín với các quan chức ngoại giao nước ngoài và thuật ngữ “lợi ích cốt lõi” được sử dụng trong các tin báo chí Trung Quốc. Những phát biểu này đã tạo ra mức độ quan ngại mới về tham vọng chiến lược của Bắc Kinh ở Biển Đông. Sau đó, các quan chức Bắc Kinh rút lui và bây giờ là phủ nhận đã đưa ra phát biểu như vậy.

Nếu các nhà lãnh đạo chính trị Trung Quốc cam kết nâng Biển Đông thành “lợi ích cốt lõi”, điều đó sẽ ám chỉ rằng Bắc Kinh sẵn sàng sử dụng vũ lực để bảo vệ chủ quyền của mình.[12]

Vào tháng 10/2010, một quan chức Mỹ đã lưu ý rằng có một cuộc tranh luận nội bộ ở Trung Quốc về vấn đề “lợi ích cốt lõi”. “Trung Quốc bây giờ, ít nhất là trong một số tiếp xúc với chúng ta có vẻ như đang rút lui khỏi tranh luận về “lợi ích cốt lõi” và có vẻ như đang tìm các cách khác để tuyên bố rõ ràng hơn cách tiếp cận của Trung Quốc đối với các vấn đề này.”[13]

Các hoạt động tập trận trên biển của Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN)

Mối quan hệ Trung – Mỹ ở Châu Á Thái Bình Dương phần lớn được định hình bởi phản ứng quyết liệt của Trung Quốc đối với tuyên bố của chính quyền Obama hồi tháng 1 sẽ khởi động lại việc bán vũ khí cho Đài Loan và đối với các cuộc tập chung giữa hải quân hai nước Mỹ và Hàn Quốc sau vụ chìm tàu khu trục nhỏ Cheonan của Hải quân Hàn Quốc vào tháng 3. Ví dụ như hồi tháng 7, hàng ngàn binh sĩ, hàng trăm máy bay, máy bay oanh tạc chiến đấu loại F-22, USS George Washington và ba tàu khu trục hải quân Mỹ đã tham gia vào các cuộc tập trận với Hàn Quốc ở biển Nam Nhật Bản. Để đáp trả, Trung Quốc cắt tất cả các mối quan hệ quân sự cấp cao với Mỹ, hoãn thi hành Hiệp định Tư vấn Hàng hải Quân sự song phương và tiến hành 4 cuộc tập trận hải quân lớn để thể hiện sự tinh nhuệ ngày càng tăng của PLAN.

Từ tháng 4 đến tháng 7/2010, PLAN đã tiến hành 3 cuộc tập trận hàng hải trên diện rộng và vào tháng 11, PLAN tổ chức cuộc thứ 4. Cuộc tập trận đầu tiên được tổ chức vào đầu tháng 4. Cuộc tập trận này bao gồm việc triển khai tầm xa 16 tàu chiến từ PLAN, từ Hạm đội Bắc Nam, Đông Hải và Nam Hải. Khi hạm đội phối hợp di chuyển xuống bờ biển Trung Quốc, hạm đội sẽ tiến hành diễn tập bắn thật và tập chiến đấu chống tàu ngầm và bảo vệ mình chống lại các cuộc tấn công từ đại lục. Các tàu chiến của PLAN đã di chuyển vượt Okinawa qua kênh đào Bashi, tiến hành diễn tập bắn đạt thật ở phía Bắc Philippin trước khi chạy bằng hơi nước đến eo biển Malacca. Cho đến cuộc tập trận này, Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc là hạm đội duy nhất hoạt động ở Biển Đông.

Hạm đội Nam Hải hiện giờ đang được hiện đại hóa với việc triển khai lần đầu tiên tàu ngầm hạt nhân hạng Jin và máy bay hạ cánh được cả trên bộ lẫn trên biển đến căn cứ hải quân Yulin ở đảo Hải Nam. Yulin đã được trang bị các tàu chiến trên mặt nước và các tàu ngầm truyền thống. Trung Quốc được dự đoán là đang triển khai thêm nhiều tàu ngầm hạt nhân đến Yulin. Theo như một nhà phân tích hải quân:

Cuộc tập trận này cho thấy PLAN đang đạt được một mức độ cao hơn nhiều về sự linh hoạt trong hoạt động trong việc triển khai đồng thời các phương tiện hàng không, trên và dưới nước, cũng như có được sự tự tin khi di chuyển một khoảng cách xa hơn sơ với trước đây nhằm hỗ trợ cho yêu sách về lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông.[14]

Hệ lụy là rõ ràng: Trung Quốc đang phát triển năng lực để duy trì sự triển khai hải quân lớn hơn ở quần đảo Trường Sa và xa hơn về phía Nam trong tương lai.

Cuộc tập trận thứ hai được tổ chức vào hồi đầu tháng 7 nhằm phản ứng lại cuộc tập trận chung của hải quân Mỹ - Hàn ở biển Hoàng Hải. Cuộc tập trận này có sự tham gia của 10 tàu, bao gồm hai tàu khu trục hạng Sovremenny và hai tàu ngầm hạng Kilo và máy bay tên lửa tấn công nhanh hạng  022Houbei được trang bị tên lửa chống tàu tầm xa loại YJ-82 từ đội tàu tấn công nhanh thứ 16 của Hạm đội Đông Hải. Cuộc tập trận bao gồm chiến thuật “lưng sói” trong các cuộc tấn công giả vào hạm đội đối phương, như là nhóm nhiệm vụ chuyên chở. Các tàu chiến của PLAN cũng tiến hành tập trận chống tàu ngầm, trong khi các máy bay từ đất liền tiến hành các chiến dịch rải bom giả.

Cuộc tập trận thứ ba, là cuộc tập trận lớn nhất từng có, được tiến hành vào cuối tháng 7 và một lần nữa có sự tham gia của một hạm đội phối hợp từ các Hạm đội Nam Hải, Đông Hải và Bắc Hải. Ít nhất một tá tàu chiến tham gia bao gồm tất cả 4 tàu khu trục Sovremenny của Hạm đội Đông Hải, cũng như các tàu hiện đại nhất và các tàu trực chiến PLAN như Loại 051C Luzhou, 052B Luyang I, 052C Luyang II, T054A Jiangkai II, và các tàu ngầm loại Kilo. Các máy bay oanh tạc JH-7/7A có lực lượng không quân yểm trợ. Cuộc tập trận này rất được lưu ý trên báo chí Trung Quốc do có hoạt động phóng tên lửa thật và sự tham gia của các chỉ huy cấp cap chủ Uỷ ban Quân Sự Trung ương và Tổng Tham mưu trưởng PLA, Tướng Trần Bỉnh Đức[15]

Vào ngày 2/11/2010, Thủy quân lục chiến PLA tổ chức cuộc tập trận thứ tư, Jiaolong 2010, ở Biển Đông. Cuộc tập trận này có sự tham gia của hơn 100 tàu chiến, tàu ngầm và máy bay và 1800 binh chủng lính thuỷ đánh bộ. Theo như nhà phân tích quân sự Lý Kiệt, các cuộc tập trận được tiến hành một phần là nhằm phản ứng lại sự can thiệp của một số nước không nêu tên trong thời gian gần đây “vì vậy đã đến lúc để chống trả những can thiệp dùng với sức mạnh chính trị đó.”[16]

Bốn cuộc tập trận này của PLAN được xem như là minh chứng rằng Trung Quốc bây giờ có khả năng triển khai bên ngoài chuỗi đảo đầu tiên đến chuỗi đảo thứ hai.[17] Vào tháng 8/2010, một tàu lặn Trung Quốc đã cắm cờ Trung Quốc xuống đáy Biển Đông để chứng minh chủ quyền.[18]

Phản ứng quân sự của Mỹ đối với sự áp đặt của PLAN

Mỹ đã đã phản ứng trước việc Trung Quốc cho xây dựng và tăng cường khả năng chống và từ chối tiếp cận khu vực bằng việc tăng cường các hoạt động ở Guam và thông quan thoả thuận mới với Úc đã tạo điều kiện cho Mỹ có khả năng tiếp cận thường xuyên và tốt hơn đối với các thiết bị quốc phòng. Quan trọng là để phản ứng trước việc Trung Quốc phát triển lực lượng tàu ngầm cỡ lớn. Mỹ đã triển khai 31 trong số 53 tàu ngầm tấn công nhanh đến Thái Bình Dương. 18 trong số những tàu ngầm này neo ở Trân Châu Cảng, số khác đang ở  Guam.[19] Mỹ cũng đã triển khai 3 tàu ngầm hạt nhận hạng Ohio (còn được gọi là những chú canguru) đến khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Mỗi một tàu được điều chỉnh để có thể chở 154 tên lửa đầu đạn hạt nhân tầm thấp loại Tomahawk truyền thống. Từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7/2010, trong một nỗ lực nhằm phô trương sức mạnh hải quân, các tàu ngầm USS Florida, USS Michigan, và USS Ohio đồng thời xuất hiện theo thứ tự tương tứng ở Diego Garcia (Ấn Độ Dương), Busan (Hàn Quốc) và Vịnh Subic (Philippin).[20] Mỹ đã trang bị máy bay Raptor thế hệ thứ 5 ở Hawaii. Cuối cùng, Mỹ đang phát triển khái niệm chiến tranh trên biển bằng máy bay để đối phó với việc Trung Quốc đang phát triển khả năng chống và từ chối tiếp cận khu vực. Khái niệm chiến tranh trên biển bằng máy bay được đưa ra nhằm giúp Mỹ chiếm ưu thế trong các xung đột mà ở đó các khả năng chống/từ chối tiếp cận khu vực được triển khai tốt.

Đối thoại Shangri-la

Tháng 6/2010, Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates đã chọc giận Trung Quốc khi phát biểu tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 9 ở Singapore. Sau khi tuyên bố chấp nhận lời mời tham dự hội nghị Bộ truởng Quốc phòng ASEAN mở rộng tổ chức lần đầu tiên ở Hà Nội (ADMM+),[21] Gates đã kêu gọi “cơ hội tiếp cận mở, minh bạch và công bằng đối với những vùng biển chung toàn cầu”, bao gồm các vùng biển cho hàng hải, “vì an ninh, thương mại và mậu dịch và qua lại tự do.” Sau đó ông phát biểu rõ ràng về vấn đề Biển Đông:

Liên quan đến vấn đề này, Biển Đông là một khu vực đang thu hút ngày càng lớn quan ngại. Biển ở đây không chỉ có vai trò quan trọng đối với các quốc gia ven biển mà còn với các quốc gia có lợi ích an ninh và kinh tế ở Châu Á. Chính sách của chúng tôi rất rõ ràng: việc duy trì ổn định, tự do hàng hải và phát triển kinh tế tự do và không bị cản trở đóng vai trò trọng yếu. Chúng tôi không ủng hộ bất kỳ yêu sách về chủ quyền nào, nhưng chúng tôi phản đối việc sử dụng vũ lực và những hành động cản trở tự do hàng hải. Chúng tôi phản đối bất kỳ nỗ lực nào gây sức ép lên các công ty của Mỹ hay bất kỳ quốc gia nào tham gia vào các hoạt động kinh tế hợp pháp nơi đây. Tất cả các bên phải cùng nhau làm việc nhằm giải quyết những khác biệt thông quan các nỗ lực đa phương, hoà bình phù hợp với luật tập quá quốc tế. Tuyên bố về Ứng xử năm 2002 [trích nguyên văn] là một bước đi quan trọng và chúng tôi hy vọng rằng việc thực thi cụ thể Tuyên bố này sẽ còn tiếp tục.[22]

Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc - Mỹ

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt đã tổ chức hội nghị song phương kéo dài 50 phút trước thềm hội nghị ADMM + ở Hà Nội vào ngày 11/10/2010. Bộ trưởng Lương đã có lời mời Bộ trưởng Gates thăm Bắc Kinh vào đầu năm 2011, do đó làm tan băng trong các cuộc tiếp xúc quốc phòng cấp cao mà Trung Quốc đặt ra vào tháng 1/2010 nhằm phản ứng lại việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan. Trung Quốc đưa ra tín hiệu về lập trường của mình trước đó, vào ngày 30/9/2010, Đại tướng Qian Lihua đã nói với Trợ lý Phó Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Michael Schiffer đang thăm Trung Quốc rằng các trao đổi và đối thoại thường xuyên về vấn đề an toàn quân sự trên biển và những vấn đề khác nữa sẽ được nối lại.[23]

Trung Quốc và Mỹ đã tổ chức các buổi hội đàm về an ninh hàng hải ở Hawaii từ 14 – 15/10. Những thảo luận này nhằm mục tiêu phát triển an ninh ở khu vực biển cả khi mà các lực lượng hải quân hoạt động ở các vùng biển sát nhau.[24] Kết quả của buổi thảo luận này sẽ được báo cáo tại Toạ đàm Tham vấn quốc phòng song phương dự kiến được tổ chức ngày 9 -10/12 ở Washington. Trung Quốc có khả năng sẽ cử đại diện là Tướng Ma Hiểu Thiên, Phó Tham mưu trưởng PLA.[25] Theo lời của Yuan Peng, Giám đốc Viện Nghiên cứu Châu Mỹ thuộc Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc, buổi hội đàm giữa hai Bộ trưởng Quốc phòng sẽ tạo điều kiện cho Toạ đàm Tham vấn quốc phòng Mỹ - Trung và việc tái thiết lập cơ chế thông tin giữa hai bên.”[26] Bước đột phá này trong mối quan hệ quân sự song phương song hành cùng sự chuyển biến đột ngột trong quan hệ chính trị khi Trung Quốc tuyên bố rằng Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào sẽ thăm Mỹ vào mùa xuân.[27]

ASEAN và Biển Đông

Trung Quốc cũng đã cố gắng để cản trở những nỗ lực của Việt Nam, hiện đang là chủ tịch của ASEAN nhằm tạo nên một mặt trận thống nhất chống lại Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Ví dụ như trong một loạt các hội nghị liên quan ASEAN tổ chức ở Hà Nội vào nửa đầu năm 2010, Việt Nam đã cố gắng để đưa vấn đề Biển Đông vào chương trình nghị sự và khởi động những nỗ lực ngoại giao nhằm thúc đẩy một Bộ luật Ứng xử ràng buộc hơn ở Biển Đông. Các vấn đề Biển Đông được giao cho Nhóm làm việc chung ASEAN – Trung Quốc về việc Thực thi Tuyên Bố về Ứng xử của các Biển trên Biển Đông, một cơ quan đã hoạt động hoàn toàn không  hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề này kể từ khi thành lập.

Hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 43

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã xem Tuyên bố Ứng xử của các Bên trên Biển Đông (DOC) là một dấu mốc trong quan hệ ASEAN và Trung Quốc.”[28] Các Bộ trưởng ASEAN đã ra tuyên bố ngày 20/7/2010 nhất trí “thúc đẩy các nỗ lực nhằm đảm bảo hiệu lực của DOC để giải quyết các tranh chấp ở [Biển Đông] thông qua các biện pháp hoà bình phù hợp với tinh thần của DOC và những nguyên tắc được thừa nhận trong luật quốc tế, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) … yêu cầu các quan chức cấp cao hợp tác chặt chẽ với các đồng nhiệm Trung Quốc để tổ chức lần nữa Hội nghị cấp cao ASEAN – Trung Quốc về DOC càng sớm càng tốt” nhằm xúc tiến một loạt các quy định chung vè Biển Đông.[29]

Diễn đàn Khu vực ASEAN

Trước hội nghị Bộ trưởng ARF lần thứ 17 diễn ra vào tháng 7/2010, một số thành viên ASEAN đã khuyến khích Mỹ phát biểu về vấn đề Biển Đông.[30] Mỹ đã phản ứng tích cực và góp ý riêng với một số thành viên ARF được Mỹ lựa chọn về quan điểm của Mỹ rằng Ngoại trưởng Mỹ phát biểu và đã vận động các nước này trước để các nước này phát biểu ủng hộ.[31]

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì đã liệt kê 5 đề xuất trong bài phát biểu của ông tại hội nghị ARF:

Trước tiên, các nước nên lưu ý đến tình hình và lợi ích chung khi xử lý các vấn đề khu vực và phải luôn luôn bảo vệ ổn định và hoà bình khu vực.

Thứ hai, các nước nên áp dụng quan niệm an ninh mới bằng việc tìm kiếm hợp tác thay vì đối đầu, và tôn trọng cũng như quan tâm đến an ninh và lợi ích cốt lõi của nhau.

Thứ ba, các nước nên tôn trọng lẫn nhau, tăng cường lòng tin lần nhau về chính trị, cải thiện và phát triển các mối quân hệ ổn định, lành mạnh và lâu dài.

Thứ tư, các nước nên thực hiện kiềm chế khi tranh chấp phát sinh và giải quyết các tranh chấp thông qua các biện pháp hoà bình.

Thứ năm, các nước nên tận dụng cơ chế đa phương như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, Diễn đàn Khu vực ASEAN và Đội thoại 6 bên để thúc đẩy lợi ích chung và an ninh chung.[32]

Khi Ngoại trưởng Clinton phát biểu tại hội nghị ARF và thúc giục các nước kiếm tìm giải pháp đa phương để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông, bà đã nhận được sự tức tối từ người đồng nhiệm Trung Quốc. Theo Bộ trưởng Ngoại giao Singapore, George Yeo, “Có một cuộc tiếp xúc khá thú vị và gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc. Ở một khía cạnh nào đó, không khí chỉ hơi căng thẳng.”[33]

Nội dung trao đổi tại ARF 17 không được công khai. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Clinton đã phát biểu với phóng viên ngay sau hội nghị bộ trưởng. Bà tuyên bố tại một cuộc họp báo:

Mỹ, cũng như các quốc gia khác, có lợi ích quốc gia đối với tự do hàng hải, … với tài sản chung …, và tôn trọng luật quốc tế ở Biển Đông. Chúng ta sẻ chia những lợi ích này không chỉ với các nước thành viên ASEAN hay các nước tham gia diễn đàn khu vực ASEAN mà còn với các quốc gia biển khác và rộng hơn là với cộng đồng quốc tế.

Mỹ ủng hộ tiến trình ngoại giao và hợp tác bởi các bên yêu sách nhằm giải quyết các tranh chấp lãnh thổ khác nhau không hề có yếu tố cưỡng ép. Chúng tôi phản đối sử dụng hay đe doạ sử dụng vũ lực bởi bất kỳ bên yêu sách nào. Trong khi Mỹ không ủng hộ bên nào trong các yêu sách lãnh thổ đối với các đảo ở Biển Đông, chúng tôi tin rằng các bên yêu sách nên theo đuổi yêu sách lãnh thổ và các yêu sách kèm theo (the company) [nguyên văn] và các quyền đối với các khu vực biển phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật biển. Phù hợp với luât tập quán quốc tế, các yêu sách hợp pháp đối với các khu vực biển ở Biển Đông chỉ nên xuất phát từ các yêu sách hợp pháp đối với các đảo.

Mỹ ủng hộ Tuyên bố Ứng xử của các Bên trên Biển Đông giữa ASEAN – Trung Quốc năm 2002. Chúng tôi khuyến khích các bên đạt được thoả thuận về một Bộ luật Ứng xử đầy đủ. Mỹ đang sẵn sàng để tạo điều kiện thực hiện các sáng kiến và các biện pháp xây dựng lòng tin phù hợp với tuyên bố nêu trên. Bởi vì hoạt động thương mại không bị cản trở dưới các điều kiện hợp pháp là lợi ích của tất cả các bên yêu sách và rộng hơn là cộng đồng quốc tế. Tôn trọng lợi íc của cộng đồng quốc tế và các nỗ lực phải làm để giải quyết các yêu sách chưa được giải quyết và giúp tạo điều kiện giải quyết các tranh chấp và xoa dịu các căng thẳng ở khu vực.[34]

Clinton phát biểu rằng giải quyết các tranh chấp liên quan đến Biển Đông là mấu chốt cho ổn định khu vực.”

Barry Wain đã viết rằng Trung Quốc nhận thức được kế hoạch của Mỹ để nêu vấn đề Biển Đông và đã tiếp cận với từng nước ASEAN để làm rõ lập trường phản đối quốc tế hoá vấn đề Biển Đông.[35] Trung Quốc lập luận rằng đàm phán về Biển Đông nên được giải quyết song phưưong giữa Trung Quốc và từng bên yêu sách. Tuy nhiên, 11 trên 27 thành viên của ARF đã cùng Mỹ nêu lên vấn đề Biển Đông và an ninh hàng hải”: Brunei, Malaysia, Philippin, Việt Nam, Indonesia, Singapore, Australia, Liên Minh Châu Âu, Nhật Bản, và Hàn Quốc. Cam-pu-chia, Lào và Myanma đã không nêu vấn đề Biển Đông trong khi Thái Lan là nước ủng hộ mạnh nhất lậptường không đối đầu với Trung Quốc.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì rõ ràng rất tức tối và mô tả bài phát biểu như một cuộc tấn công đã được định trước vào Trung Quốc[36] và nhấn mạnh rằng “không ai tin rằng có bất kỳ điều gì đang đe doạ ổn định và hoà bình ở khu vực.”[37] Greg Torode đã báo cáo rằng Ngoại trưởng Dương đã vô cùng sửng sốt và cáo buộc người đồng nhiệm Mỹ về công khai một âm mưu chống lại Trung Quốc. “Dương đã rời hội nghị” Torode viết, “và sau đó đưa ra một bài phát biểu dài dòng trong đó ông đe doạ trừng phạt về kinh tế đối với các quốc gia Đông Nam Á đang nỗ lực chống lại Bắc Kinh.[38]John Pomfret đồng ý với ý kiến trên rằng:

Ngoại trưởng Dương đã phản ứng bằng việc rời khỏi hội nghị trong vòng một tiếng. Khi ông trở lại, ông đã đưa ra trả lời kéo dài 30 phút trong đó ông cáo buộc Mỹ có âm mưu chống lại Trung Quốc về vấn đề này, có vẻ như cười nhạo đối với những nỗ lực của Việt Nam và ngang nhiên đe doạ Singapore, theo lời của các quan chức Mỹ và ASEAN trong phòng hội nghị. “Trung Quốc là một nước lớn và các nước khác là nước nhỏ, và đó là một thực tế,” ông phát biểu nhìn thẳng vào ngoại trưởng Singapore, George Yeo, theo như một số đại biếu tham gia hội nghị.[39]

Vào 1/8, Dương tuyên bố, “Hậu quả sẽ là gì nếu vấn đề này chuyển thành một vấn đề quốc tế hoặc đa phương? Điều đó chỉ làm cho tình hình xấu đi và khó khăn hơn trong việc giải quyết. Thực tiễn quốc tế cho thấy rằng cách tốt nhất để giải quyết các tranh chấp đó là thông qua đàm phán song phưong giữa các nước liên quan.”[40] Wain lập luận rằng các thành viên của ASEAN “hết sức bất ngờ trước sự đáp trả quyết liệt của Bắc Kinh” và đã bắt đầu “phải suy nghĩ lại về việc kêu gọi sự can thiệp của Mỹ””[41]

Vào ngày 30 tháng 7, người phát ngôn của Bộ Quốc Phòng Trung Quốc, Geng Yansheng đã trả lời Ngoại trưởng Mỹ Clinton tại một cuộc họp bảo ở Ủy ban Báo chí Nhà nước. Ông đã tuyên bố rằng, “Trung quốc phản đối việc quốc tế hóa vấn đề biển ĐÔng. Đồng thời, phù hợp với quy định của luật quốc tế, Trung Quốc sẽ tôn trọng quyền tự do hàng hải và hàng không của các quốc gia liên quan ở biển Đông phù hợp với quy định của luật quốc tế.”[42]

Hội nghị Các nhà lãnh đạo Mỹ - ASEAN lần thứ hai

Trước khi Hội nghị Các nhà lãnh đạo Mỹ - ASEAN lần thứ hai diễn ra, một bản dự thảo tuyên bố chung do Mỹ soạn thảo với tư cách là chủ nhà đã bị các nhà báo rò rỉ ra ngoài ở Manila. Hãng tin Associated Press (AP) đưa tin, ví dụ như, bản dự thảo tuyên bố của Mỹ có những đoạn viết rằng các nhà lãnh đạo “phản đối việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực từ bất kỳ quốc gia yêu sách nào đang cố gắng áp đặt các yêu sách đang bị tranh chấp của mình lên khu vực biển Đông”[43] và tái khẳng định tầm quan trọng của quyền tự do hàng hải, sự ổn định trong khu vực, sự tôn trọng luật quốc tế và các hoạt động thương mại không bị cản trở ở biển Đông. Một số quốc gia thành viên của ASEAN đã ủng hộ bản dự thảo này, và trong khi một số khác lại tỏ ra e dè hơn.[44] Tuy nhiên, cả Mỹ và ASEAN đều thống nhất ủng hộ việc thực hiện một cách đầy đủ Tuyên bố Ứng xử của Các bên trên biển Đông năm 2002 và khuyến khích việc ký kết cuối cùng một quy tắc ứng xử trên biển Đông trong khu vực

Một nguồn thông tin khác từ Manila cho hay cho các tranh chấp về lãnh thổ ở biển Đông sẽ được đưa ra thảo luận trong nội dung nghị sự có tên “Duy trì ổn định khu vực.”[45] Báo cáo này cho rằng ASEAN mong muốn giới hạn ngôn từ trong dự thảo của Mỹ trong “tái khẳng định tầm quan trọng của quyền tự do hàng hải, hòa bình và ổn định khu vực, các hoạt động thương mại không bị cản trở với sự tôn trọng các nguyên tắc chung đã được thống nhất trong luật quốc tế có liên quan và việc giải quyết hòa bình các tranh chấp (trích nguyên văn) ở biển Đông.”

Ba ngày trước Hội nghị các nhà lãnh đạo Mỹ - ASEAN lần thứ hai, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố

Chúng tôi quan tâm đến bất kỳ nào mà Mỹ và ASEAN có thể đưa ra về vấn đề biển Đông. Các phát ngôn hay hành động làm gia tăng căng thẳng trong khu vực đều đi ngược lại mong muốn chung của các quốc gia trong khu vực trong việc tìm kiếm hòa bình và sự phát triển.[46]

Cuối cùng, Jiang kết luận rằng, “Chúng tôi kiên quyết phản đối bất cứ quốc gia nào không liên quan gì đến biển Đông tham gia vào tranh chaos này. Điều này sẽ chỉ làm cho tình hình phức tạp hơn chứ không giúp giải quyết gì được vấn đề.”[47]

Tuyên bố chung chính thức đã có những lời ám chỉ về việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực và thâm chí còn không gọi biển Đông bằng đúng tên của nó. Đoạn mười tám (trong hai mươi lăm đoạn) tuyên bố:

Chúng tôi tái khẳng định tầm quan trọng của hòa bình và an ninh khu vực, an ninh hàng hải, thương mại không bị cản trở, quyền tự do hàng hải, phù hợp với các nguyên tắc chung đã được thống nhất trong luật quốc tế có liên quan, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển (UNCLOS), các nguyên tắc luật hàng hải khác và việc giải quyết hòa bình các tranh chấp.[48]

Nhưng chúng ta cũng biết một cách chính thức rằng Hội nghị các nhà lãnh đạo Mỹ - ASEAN lần thứ hai đã thảo luận về các vấn đề biển Đông. Một “tuyên bố” chính thức của Nhà trắng đưa ra ngay sau hội nghị thượng đỉnh này khẳng định: “ Tổng thống và các nhà lãnh đạo cùng đã thống nhất về tầm quan trọng của các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp, quyền tự do hàng hải, ổn định khu vực, tôn trọng luật quốc tế, kể cả trong khu vực biển Đông.”[49]

Vì sao Tuyên bố chung lại xuống nước đến như vậy? Hội nghị các nhà lãnh đạo Mỹ - ASEAN lần thứ hai diễn ra trong lúc căng thẳng đang gia tăng giữa Bắc Kinh và Tokyo về sự kiện tàu đánh cá trong đó một thuyền trưởng của tàu Trung Quốc đã đâm vào các tàu Tuần tra Biên phòng Nhật. Nhật Bản đã bắt giam thuyền trưởng của tàu này và Trung Quốc đã có những phản ứng rất gay gắt và đe dọa tiến hành các hành động không xác định trước. Tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật đã bao trùm lên các cuộc thảo luận giữa Mỹ và ASEAN ở New York.

Một số nước ASEAN cho rằng bây giờikhông phải là thời điểm để tiếp tục gây hấn với Trung Quốc. Các quốc gia này cũng lập luận rằng ASEAN sẽ không có lợi ích gì khi được cho là đang ngả về phía Mỹ trong một tranh chấp liên quan đến biển Đông. Một quan chức cấp cao ASEAN đã phát biểu rằng, “Bây giờ có vẻ không phải là thời điểm thích hợp để tiến hành việc tấn công Trung Quốc một cách mạnh mẽ”[50] Một nguồn tin khác cho hay một nhà ngoại giao cấp cao của ASEAN nhận xét rằng, “Việc đưa vấn đề này ra trong một tuyên bố của hội nghị mà Trung Quốc không tham dự là không công bằng. Chúng tôi cũng không muốn tạo ra ấn tượng rằng chúng tôi sẵn sàng làm bất cứ điều gì Mỹ bảo. Với việc gạch bỏ cụm từ “biển Đông,” chúng tôi đã giúp cho cả Mỹ cả Trung Quốc không bị mất mặt.”[51] Nhà báo dày dặn kinh nghiệm Barry Wain đưa ra nhận xét rằng các tuyên bố của Trung Quốc trước Hội nghị các nhà lãnh đạo Mỹ - ASEAN lần thứ hai là nhằm đến các thành viên của ASEAN và “đã thu được kết quả như mong muốn” trong việc làm cho các nước này làm dịu bớt dự thảo của Mỹ.[52]

Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng

Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM mở rộng) bao gồm mười tám bộ trưởng quốc phòng, mười bộ trưởng từ các quốc gia ASEAN và tám từ các nước đối thoại: Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Liên bang Nga và Mỹ.[53] Chủ đề của buổi khai mạc tổ chức ngày 12 tháng 10 năm 2010 là “Hợp tác Chiến lược vì Hòa bình, Ổn định và Phát triển trong Khu vực.”

Trong buổi tối trước hội nghị, Đô đốc, Thiếu tướng hải quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đồng thời là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Đối ngoại Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Quản Hữu Phi, tuyên bố rằng Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Lương Quang Liệt, sẽ gặp gỡ người đồng nhiệm của Mỹ, Ngoại trưởng Quốc phòng Robert Gates. Đô đốc Quản cũng lưu ý khi nhắc đến Mỹ một cách châm chọc rằng, “tình hình an ninh ở biển Đông đang rất ổn định, nhưng đồng thời chúng tôi cũng phất hiện ra rằng một số quốc gia không có yêu sách đang cố gắng để có một vai trò lớn hơn trong vấn đề này. Vì sao lại thế? Chúng tối không hiểu?”[54] Ông Quảng cũng phủ nhận rằng Trung Quốc phải chịu trách nhiệm vì đã làm tăng các căng thẳng ở biển Đông. Ông cho rằng một số quốc gia khác mới là người “lớn tiếng hơn về vấn đề này và tệ hơn nữa, những gì mà các quốc gia này nói là không đúng sự thật.”

Các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN đã đạt được đồng thuận rằng các vấn đề liên quan đến biển Đông sẽ không nằm trong chương trình nghị sự chính thức và tuyên bố chung cuối cùng sẽ không nhắc gì đến vấn đề biển Đông.[55] Các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN quyết định chương trình nghị sự chính thức sẽ bao gồm năm vấn đề liên quan đến quốc phòng: hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai, an ninh biển, chống khủng bố, các hoạt động gìn giữ hòa bình và quân y.[56] Hội nghị ADMM mở rộng được lập ra nhằm xác định các lợi ích chung và các lĩnh vực để hợp tác một cách thiết thực, tránh trở thành, theo lời của Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, “nơi để tiến hành đấu khẩu.”[57] Nhưng không có giới hạn hay điều kiện nào được đặt ra cho tám bộ trưởng của các nước ngoài ASEAN. Khi được hỏi trực tiếp về vấn đề này, Bộ trưởng Quốc phòng Australia đã trả lời, “theo quan điểm của Australia, tôi tin chấc rằng điều này được áp dung một cách thống nhất và rộng rãi, không có điều kiện nào cho vấn đề này.”[58]

Một ngày trước hội nghị ADMM mở rộng, Bộ trưởng Gates đã đến nói chuyện tại Trường Đại học Quốc gia Việt Nam. Ông đã phát biểu rõ ràng rằng, để giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ thì việc “chỉ dựa hoàn toàn vào các mối quan hệ song phương là không đủ” và rằng cần phải có các giải pháp đa phương.[59] Sau khi Hội nghị ADMM mở rộng kết thúc, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt đã đáp lại: “Việc hợp tác thiết thực trong khuôn khổ đa phương không có nghĩa sẽ giải quyết được các vấn đề về an ninh, không phù hợp với các nguyên tắc của phương pháp tiệm tiến và không xem xét đến mức độ thoải mái của các bên.”[60]

Bảy quốc gia tham dự, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Malaysia, Singapore và Việt Nam, đã nêu lên những quan ngại của mình về các tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông.[61] Bộ trưởng Gates mở đầu bài phát biểu bằng lập luận rằng, “Điều quan trọng bây giời là các mối quan hệ song phương cần được hỗ trợ bằng các thể chế đa phương” để thúc đẩy đối thoại và tham vấn định kỳ. Ông Gates cho rằng để nâng cao an ninh chung của khu vực, “chúng ta cần phải thiết lập ‘quy tắc đi đường’ mà cả hai cùng đồng ý và hướng đến sự minh bạch cao hơn nữa, có nghĩa là nếu chúng ta nâng cao tiềm năng quân sự của mình, chúng ta cần phải thảo luận sự phát triển này với nhau. Điều này sẽ đảm rằng các tiềm lực của chúng ta sẽ không hướng đến các nước khác trong khu vực và những tiềm lực này sẽ được sử dụng để đạt được mục đích chung.” Lời phát biểu này rõ ràng nhắm đến việcTrung Quốc đang tiến hành hiện đại hóa và cải cách quân đội của mình.

Ông Gates sau đó tiếp tục nói đến bốn nguyên tắc quan trọng cho hòa bình và ổn định khu vực: thương mại tự do và mở rộng, một trật tự quốc tế hợp lý nhấn mạnh đến các quyền và nghịa vụ và sự trung thành đối với quy định của luật pháp, việc tự do tiếp cận các vùng chung của thế giới (vùng biển, vũ trụ và không gian), và việc giải quyết các xung đột mà không sử dụng đến vũ lực.

Bộ trưởng Gates đã khái quát chính sách của Mỹ đối với biển Đông bằng những lời như sau:

Những bất đồng xung quanh các yêu sách về lãnh thổ và việc sử dụng các vùng biển quốc tế một hợp lý dường như đã trở thành một thách thức ngày càng lớn đối với ổn định và thịnh vượng của khu vực.

Từ đó, chúng tôi mong muốn được thấy các quốc gia yêu sách ở biển Đông chủ động tiến hành các bước để thảo luận về việc xây dựng một quy tắc ứng xử hoàn chỉnh, phù hợp với Tuyên bố ASEAN về Ứng xử giữa các bên năm 2002. Chúng tôi hoan nghênh cách tiếp cận đa phương này và chúng tôi sẵn sàng tham gia giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho những bước đi chủ động như thế.

Lập trường của Mỹ về an ninh hàng hải vẫn luôn rõ ràng: Chúng tôi có lợi ích quốc gia đối với quyền tự do hàng hải, thương mại và phát triển kinh tế không bị cản trở và tôn trọng luật pháp quốc tế. Chúng tôi tin rằng luật tập quán quốc tế, như đã được phản ánh trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, đã hướng dẫn một cách rất rõ ràng việc sử dụng các vùng biển một cách hợp pháp và các quyền được tiếp cận với các vùng này. Bằng việc tuân thủ hướng dẫn này, chúng ta có thể đảm bảo rằng tất cả các nước đều có thế tiếp cận với các đường biển quốc tế một cách công bằng và mở rộng..

Mỹ luôn thực hiện các quyền của mình và ủng hộ quyền của các quốc gia khác được quá cảnh và hoạt động trong các vùng nước quốc tế. Điều này sẽ không thay đổi cũng như cam kết của chúng tôi tham gia vào các hoạt động cùng các đồng minh và đối tác của mình cũng không hề thay đổi.[62]

Bộ trưởng Gates nhắc lại một lần nữa lời đề nghị của Ngoại trưởng Clinton nhằm thúc đẩy các cuộc thảo luận đa phương về quy tắc ứng xử ở biển Đông. Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Kurt Campbell chỉ ra rằng chính quyền Obama thường nghiêng về “một quy trình ngoại giao và đối thoại rộng mở với tư cách là biện pháp tốt nhất để tạo ra những sự mong đợi và các quy tắc rõ ràng,” bao gồm cả việc giải quyết các căng thẳng liên quan đến thuyền đánh cá, các tàu nghiên cứu khoa học hay các tàu hàng hải khác trong khu vực.[63] Ông Campbell cũng làm rõ về vai trò tương lai của Mỹ. Ông nói điều mà các quốc gia yêu sách ở biển Đông muốn là “Mỹ phải ủng hộ một quy trình nhất định. Thật tình mà nói, các quốc gia không mong muốn có một người trung gian để tạo điều kiện.”[64]

Thiếu tướng Quản Hữu Phi, Phó chủ Nhiệm Văn phòng Đối ngoại Bộ Quốc phòng Trung Quốc, lưu ý rằng vấn đề biển Đông đã được “nhắc đến” nhưng không được nêu ra “một cách chính thức”. Ông Quản gạt đi, “Đây là vấn đề của họ, không phải là vấn đề của chúng tôi.”[65] Tuy nhiên, Bộ trưởng Gates đã nêu ra trong bài phát biểu trước báo giới rằng các hành động gần đây của Trung Quốc “vẫn còn nguyên trong tâm trí của mọi người và thuộc phạm vi của vấn đề an ninh hàng hải.”[66] Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh đã đưa ra lời nhận xét sau, “Tôi nghĩ cho đến nay tình hình đã có nhiều tiến triển. Vấn đề biển Đông không nằm trong chương trình nghị sự, nhưng các Bộ trưởng vẫn có quyền nêu vấn đề này trong các bài phát biểu của mình. Và tôi cho rằng bây giờ đã có động lực để làm điều này.”[67]

Lễ khai mạc Hội nghị ADMM mở rộng đã thông qua Tuyên bố chung và ngài chủ tịch đã đưa ra bản tóm tắt. Tuyên bố chung ghi nhận cam kết của mười tám bộ trưởng quốc phòng nhằm:

Tăng cường quốc phòng và an ninh khu vực thông qua việc tiến hành hợp tác thiết thực và cụ thể để giải quyết sự khác biệt trong các vấn đề an ninh và quốc phòng mà các bên cùng quan tâm, nhằm mục đích xây dựng tiềm lực, nâng cao chuyên môn và đẩy mạnh sự phối hợp trong các lĩnh vực  có thể đóng góp vào hòa bình và an ninh khu vực.[68]

Để đạt được mục đích này, Hội nghị ADMM mở rộng đã “hoan nghênh” các đề xuất cho việc hợp tác thiết thực ghi nhận trong bài viết thảo luận về “Tiềm năng, Khả năng và Định hướng cho việc Hợp tác thiết thực trong khuôn khổ Hội nghị ADMM mở rộng.” Bài viết thảo luận đã đưa ra năm lĩnh vực có thể tiến hành hợp tác trong tương lai: viện trợ nhân đạo, cứu trợ thiên tai, an ninh biển, quân y, chống khủng và các hoạt động gìn giữ hòa bình.

Cụ thể hơn, Hội nghị  ADMM mở rộng đã thành lập Hội nghị Quan chức Quốc phòng Cấp cao  ASEAN Mở rộng (ADSOM Mở rộng) để thực thi các bản ghi nhớ và các quyết định đã được các bộ trưởng quốc phòng thông qua. Hội nghị ADSOM Mở rộng được trao nhiệm vụ thành lập năm Nhóm Chuyên gia làm việc (EWG). Trung Quốc và Việt Nam bày tỏ mong muốn cùng làm chủ tịch Nhóm Chuyên gia làm việc về Viện trợ Nhân đạo và Nhóm Chuyên gia làm việc về Cứu trợ Thiên tai, Malaysia và Australia đề xuất cùng chủ trì Nhóm Chuyên gia làm việc về An ninh biển, Philipin đề nghị cùng khám phá cùng New Zealand một Nhóm Chuyên gia làm việc về các hoạt động gìn giữ hòa bình.[69] Mặc dù một số bộ trưởng kêu gọi cần phải họp hoặc là hàng năm hoặc hai năm một lần, các bên đã thống nhất sẽ vẫn làm theo lịch trình đã định là ba năm một lần  với Hội nghị ADMM Mở rộng lần thứ hai sẽ đượ tổ chức ở Brunei vào năm 2013.[70]

Đáng chú ý hơn là tuyên bố của Việt Nam với vai trò là Chủ tịch của Hội nghị ADMM Mở rộng trong đó có nhắc cụ thể đến biển Đông. Đoạn 12 nêu rõ:

Hội nghị ghi nhận rằng các quốc gia thành viên đều quan tâm đến hợp tác an ninh biển và thống nhất các nỗ lực tập thể là cần thiết để đối mặt với các thách thức về cướp biển, buôn người và các thảm họa trên biển. Một số đoàn đã có nêu về các thách thức an ninh truyền thống, ví dụ như các tranh chấp ở biển Đông (trích nguyên văn). Hội nghị hoanh nghênh các nỗ lực của các bên nhằm giải quyết vấn đề này bằng các biệnphaps hòa bình phù hợp với Tuyên bố Ứng xử của Các bên ở biển Đông (DOC) năm 2002 (trích nguyên văn) và thừa nhận các nguyên tắc của luật quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển.[71]

Việt Nam với tư cách là chủ nhà đã tổ chức hội nghị đầu tiên của Nhóm làm việc của Hội nghị các Quan chức Quốc phòng Cấp cao ASEAN vào tháng 12 năm 2010 để hợp tác hơn nữa trong năm về đề được nêu trong chương trình nghị sự chính thông qua các Nhóm Chuyên gia Làm việc.[72] Malaysia và Australia đã đề xuất chủ trì Nhóm Chuyên gia làm việc về An ninh biển, và Trung Quốc và Việt Nam đã tình nguyện đồng chủ trì Nhóm Chuyên gia làm việc về Viện trợ nhân đạo và Cứu trợ Thiên tai[73] Bộ trưởng Quốc phong Australia, ông Stephen Smith, lưu ý rằng Australia sẽ tập trung vào việc “hài hòa hóa các cách hiểu trong khu vực về phát triển tiềm lực biển và các biện pháp để giảm thiểu nguy cơ bất hòa.”[74] Các quan chức của Mỹ cũng được cho là đã đề xuất việc tổ chức các cuộc đối thoại về an ninh biển cũng các cuộc tuần tra chung để chống cướp biển.[75]

 

Mối tương tác giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Biển Đông

Phần viết này sẽ xem xét việc Trung Quốc liên tiếp bắt giữ các tàu thuyền đánh cá của Việt Nam và tuyên bố của Trung Quốc về lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương hàng năm. Theo báo chí Việt Nam, Trung Quốc đã bắt giữ hoặc bắt giam ba mươi ba thuyền đánh cá của Việt Nam cùng 344 thủy thủ đoàn trong năm 2009.[76] Trong số này, một số tàu đánh cá của Việt Nam đã Trung Quốc bị bắt khi tìm nơi trú ẩn tránh bão ở quần đảo Hoàng Sa vào tháng Tám và tháng Mười năm 2009.[77] Trong năm 2010, Trung Quốc tiếp tục gây nhiễu và bắt giữ các thuyền đánh cá của VIệt Nam, đặc biệt là ở các vùng nước gần quần đảo Hoàng Sa.Trong ba tháng đầu năm, đã xảy ra hơn ba mươi trường hợp trong đó các nhà chức trách Trung Quốc bắt giữ tàu đánh cá Việt Nam và tạm gian hơn 200 ngư dân. [78] Bốn trong số các trường hợp này bao gồm 107 ngư dân Việt Nam từ tỉnh Quảng Ngãi bị tạm giam trong suốt hai tháng.[79]

Dưới đây là danh sách tóm tắt sáu vụ việc giúp chúng ta hiểu sâu hơn về các hành động của Trung Quốc.

1.    Vào ngày 2 tháng 2 năm 2010, một tàu tuần tra của Trung Quốc đã tạm dừng và lên một tàu đánh cá của Việt Nam, thu giữ những gì đã đánh bắt được, các dụng cụ hỗ trợ hàng hải, các phụ tùng và dụng cụ còn thừa.[80]

2.    Vào ngày 22 tháng 3 năm 2010, các tàu tuần tra của Trung Quốc đã bắt giữ một tàu đánh cá Việt Nam và thủy thủ đoàn gồm mười hai thành viên đang trú ẩn gần đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa. Các nhà chức trách Trung Quốc đã yêu cầu một khoản tiền phạt lên đến 100.000 đôla Mỹ. Yêu cầu này đã vấp phải sự phản đối của Việt Nam vào ngày 30 tháng 3.[81]

3.    Vào ngày 3 tháng 4 năm 2010, một tàu tuần tra Trung Quốc đã bắt giữ chiếc tàu đánh cá thứ hai của Việt Nam và các thủy thủ đoàn của tàu gần đảo Đá Lồi (gần quần đảo Hoàng Sa) và yêu cầu một khoản tiền phạt 10.000 đôla Mỹ.[82]

4.    Vào ngày 4 tháng 5 năm 2010, các nhân viên của Cơ Quản lý Đánh cá Trung Quốc đã bắt giữ tàu đánh cá của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và yêu cầu khoản tiền phạt 8.000 đôla Mỹ.[83]

5.    Vào tháng Sáu, Trung Quốc bắt giữ ba tàu đánh cá Việt Nam và bắt giam thủy thủ đoàn ở vùng nước thuộc Vịnh Bắc Bộ gần các đảo Hoàng Sa.[84]

6.    Vào ngày 11 tháng 9, Trung Quốc bắt giữ tàu đánh cá bằng lưới rà của Việt Nam và bắt giữ cả thủy thủ đoàn gồm chin người ở các vùng nước gần quần đảo Hoàng Sa.[85] Bốn ngày sau đó, Trung Quốc chính thức thông báo với Việt Nam rằng tàu này đã bị bắt vì vi phạm lãnh hải của Trung Quốc và thủy thủ đoàn đã bị tạm giam..

Danh sách trên là chưa đầy đủ. Ví dụ như có thông tin cho rằng các quan chức Trung Quốc đã bắt giữ 31 tàu đánh cá của Việt Nam trong thời gian từ giữa đến cuối tháng sau.[86] Một báo cáo khác vào đầu tháng Mười cho hay “trong các tháng vừa qua, Trung Quốc đã bắt giữ hàng trăm tàu đánh cá của Việt Nam” trong các vùng nước xung quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.[87] Các con số của Việt Nam thường mâu thuẫn nhau và các vụ bắt bớ của Trung Quốc thường không được cung cấp một cách có hệ thống.

Các phản ứng của Việt Nam

Một vụ việc nghiêm trọng đã xảu ra ở quần đảo Hoàng Sa vào tháng Ba khi các tàu đánh cá bằng lưới của Trung Quốc báo cáo rằng các tàu này bị các tàu đánh cá của Việt Nam quấy nhiễu và gọi cứu trợ. Trung Quốc đã cử hai tàu của Cơ quan Quản lý đánh cá đến từ đảo Hải Nam. Khi đến nơi, các tàu này đã bị các tàu đánh cá Việt Nam bao vây. Trung Quốc khi đó đã ra lệnh cho tàu chiến của PLAN từ Hạm đội Đông Hải đang tập trận đến để giải cứu các tàu đánh cá đang gặp nạn. Khi các tàu chiến này đến, các tàu đánh cá của Việt Nam đã rời đi. Các tàu của Hải quân Trung Quốc hạ neo ở bãi đá Chữ Thập trước khi tiếp tục tiến về phía nam để tập trận ở phía đông eo biển Malacca.

Trong khi vụ việc đang được hé mở, Việt Nam đã đáp lại bằng quyết tâm mới để khẳng định chủ quyền của mình. Vào ngày 1 tháng 4 năm 2010, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã đi tàu ra đảo Bạch Long Vĩ ở Vịnh Bắc Bộ với hai tàu hải quân hộ tống. Báo chí đã Việt Nam đã đưa tin rộng rãi về tuyên bố của Chủ tịch Triết rằng Việt Nam sẽ “không cho phép bất kỳ ai vi phạm đến lãnh thổ, vùng biển và các hải đảo của chúng ta.”[88]

Vào ngày 21 tháng 9, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã đưa thủ phản đối chính thức đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội và yêu cầu Trung Quốc phải thả tàu đánh cá cùng thủy thủ đoàn ngay lập tức và vô điều điện.[89] Trung Quốc sau đó tuyên bố rằng thủy thủ đoàn đã đánh bắt cá bằng chất nổ và yêu cầu một khoản tiền phạt là 10.500 đôla Mỹ. Việt Nam đã bác bỏ cáo buộc của Trung Quốc và chỉ ra rằng chiếc tàu đã được kiểm tra trước khi đi ra biển và công hàm gửi cho Đại sứ quán Việt Nam vào ngày 15 tháng 9 đã không nhắc gì đến việc sử dụng chất nổ.[90]

Buổi tối trước lễ khai mạc của Hội nghị ADMM Mở rộng (ngày 12 tháng 10), Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quan Thanh thông báo rằng Trung Quốc sẽ thả chín ngư dân Việt Nam đang bị giam giữ một cách vô điều kiện.[91]  Phát biểu của Bộ trưởng Thanh đã được trích dẫn trên báo chí trong nước. Tuy nhiên, phát biểu của ông đã đột ngột bị gỡ khỏi mạng internet khi Bộ Ngoại giao tiết lộ rằng Trung Quốc đã yêu cầu Việt  Nam không tuyên bố về việc thả các ngư dân cho đến sau khi Hội nghị ADMM Mở rộng kết thúc.[92] Vào ngày 28 tháng 4 năm 2010, Trung Quốc đã thả tự do cho hai mươi ba ngư dân Việt Nam bị tạm giam ngày 25 tháng Ba và 13 tháng Tư, sau khi tịch thu một trong số các tàu có tài sản giá trị 26,370 đôla Mỹ.[93]

Lệnh cấm bắt cá đơn phương của Trung Quốc

Vào ngày 1 tháng 4 năm 2010, Trung Quốc tuyên bố đã đưa hai tàu Quản lý Đánh cá đi tuần ở các vùng biển đang tranh chấp ở biển Đông.[94] Hành động này đã vấp phải sự phản đối của Việt Nam.[95] Vào ngày 29 tháng 4 năm 2010, Trung Quốc một lần nữa tuyên bố Trung Quốc sẽ áp đặt một lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương trên biển Đông ở phía bắc của kinh tuyến 12 độ, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 16 tháng 5 đến ngày 1 tháng 8. Trung Quốc đã áp dụng lệnh cấm này hàng năm kể từ năm 2001. Vào thời điểm này, Trung Quốc đã cử một tàu tuần tra của Đội Quản  lý Đánh cá để theo dõi khoảng hơn 1000 tàu đánh cá Trung Quốc.[96] Một người phát ngôn cho Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố vào ngày 6 tháng 5 rằng lênh cấm này hoàn toàn “không có giá trị” và là sự vi phạm chủ quyền quốc gia.[97]

Trung Quốc có thể sẽ áp dụng lệnh cấm hàng năm của mình trong các năm tới đây. Ví dụ như vào tháng 10, Trung Quốc đã thông báo rằng nước này sẽ xây dựng thêm ba mươi tàu tuần tra đánh cá để thực thi luật hàng hải trong năm năm tới.[98] Vào ngày 29 tháng 9, tàu tuần tra mới nhất, trọng tải 2500 tấn và được trang bị để chở máy bay trực thăng, đã hạ thủy tại Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông.[99] Tờ báo Quốc phòng Nhật Bản, phát hành tháng 9 năm 2010, kết luận răng Trung Quốc sẽ đẩy mạnh tuần tra ở biển Đông.[100]

Quần đảo Hoàng Sa

Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và phản đối các hành động của Trung Quốc nhằm thể hiện rằng các đảo này có thể tạo ra các hoạt động kinh tế. Đầu năm 2010, Việt Nam đã phản đối khi Trung Quốc thông báo các kế hoạch để phát triển du lịch ở quần đảo Hoàng Sa. Các phản đối lại được đưa ra vào cuối tháng 5 năm 2010, khi tàu thăm dò địa chấn Trung Quốc M/V Western Spirit bắt đầu tiến hành các nghiên cứu địa chấn tại các vùng nước gần đảo Tri Tôn để chuẩn bị tiến hành công trình. Vào ngày 8 tháng 5, Chính phủ Việt nam chính thức phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động này.[101] Vào ngày 22 tháng 6, các quan chức ngoại giao Việt Nam đã một lần nữa phản đối kế hoạch của Trung Quốc phát triển một trung du lịch trên đảo Hải Nam cung cấp các dịch vụ hàng không và đường biển đến các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.[102]

Hiện trạng của DOC

Phần viết này xem xét những diễn biến gần đây liên quan đến việc thực hiện Tuyên bố về quy tắc ứng xử của các Bên trên biển Đông (DOC). DOC được Trung Quốc và các nước ASEAN ký kết vào tháng 11 năm 2002 sau bảy năm đàm phán. DOC được đưa ra như một bản hướng dẫn các hành vi liên quốc gia cho đến khi các bên đạt được một thỏa thuận cuối cùng về quy tắc ứng xử chính thức.

Theo các thuật ngữ của DOC, các bên ký kết đã thống nhất xây dựng niềm tin, tôn trọng quyền tự do hàng hải và hàng không, giải quyết các tranh chấp về chủ quyền và quyền tài phán bằng các biện pháp hòa bình, tự kiềm chế “khi tiến hành các hoạt động có thể làm cho các tranh chấp trở nên phức tạp hoặc leo thang” và không chiếm đóng các đảo không có người ở. Cho đến khi các tranh chấp về chủ quyền và quyền tài phán được giải quyết, DOC kêu gọi các bên ký kết xây dựng niềm tin và sự tin cậy trên bốn lĩnh vực: đối thoại giữa các quan chức quân đội và quốc phòng, đối xử nhân đạo với những người đang gặp nạn, thông báo tự nguyên các cuộc tập trận chung hoặc kết hợp, và trao đổi tự nguyện các “thông tin liên quan.” Cuối cùng, DOC đề xuất các bên liên quan “có thể khám phá” khả năng hợp tác trên các lĩnh vực: bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, an ninh hàng hải và thông tin liên lạc trên biển, đói phó với tội phạm xuyên quốc gia (buôn lậu ma túy, cướp biển, cướp có vũ trang trên biển và buôn lậu vũ khí). Cả tinh thần cũng như quy định của DOC cho đến nay vẫn chưa được thực hiện bất chấp những phản đối của ASEAN đối với Trung Quốc.

Nhóm làm việc Trung Quốc-ASEAN nhằm thực hành DOC

Trong nửa đầu năm 2010, các vấn đề biển Đông được giao cho Nhóm làm việc chung ASEAN – Trung Quốc về việc thi hành Tuyên bố về Quy tắc Ứng xử  của các bên trên biển Đông. Nhóm làm việc cho đến nay hoàn toàn không có một hoạt động gì để giải quyết vấn đề này. Ví dụ như vào ngày 16 tháng 4 năm 2010, Nhóm làm việc chung ASEAN – Trung Quốc đã họp hai ngày ở Hà Nội để thảo luận về “các biện pháp cụ thể để phối và thực hiện một cách hiệu quả” DOC.[103] Mặc dù một hãng đưa tin đã thông báo rằng cuộc họp này đã thảo luận “các cách thức mới nhằm thúc đẩy tính hiệu quả” của DOC, không một sự tiến triển nào được thông báo sau đó.[104]

Vào tháng 4 năm 2010, một người phát ngôn của chính phủ Việt Nam tuyên bố rằng Việt Nam hi vọng hội nghị thượng đỉnh ASEAN dự kiến tổ chức vào tháng 10 sẽ thông qua một quy tắc ứng xử ở biển Đông để Trung Quốc ký kết trong tương lai.[105]

Sự can thiệp của Ngoại trưởng Mỹ Clinton tại Hội nghị Bộ trưởng ARF lần thứ 17 có thể đã trở thành một chất xúc tác thổi một nguồn sinh lực mới vào Nhóm làm việc chung. Trung Quốc có thể đã tính toán được rằng đàm phán với ASEAN thì vẫn thuận lợi hơn việc Mỹ can thiệp trong các vấn đề nhạy cảm như chủ quyền quốc gia.

Vào tháng 7, Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan tiết lộ rằng các cuộc đàm phán về một quy tắc ứng xử trong khu vực đang được thảo luận và các bộ trưởng hi vọng rằng quy tắc này có thể được ký kết vào cuối năm.[106] Quy tắc ứng xử này sẽ được xây dựng trên cơ sở DOC. Ba tháng sau, khi được hỏi một cách cụ thể về những mong đợi của mình đối với việc sớm đạt được một thỏa thuận thúc đẩy các cuộc thảo luận kỹ thuật về quy tắc ứng xử, Tổng Thư ký Surin đã trả lời, “Tôi hi vọng rằng chúng tôi có thể thúc đẩy các cuộc thảo luận và trao đổi và tôi tin rằng cả ASEAN và Trung Quốc sẽ chứng tỏ cho cộng đồng quốc tế rằng chúng tôi có thể đạt được quy tắc này và chúng tôi có thể giải quyết được những mối bất đồng. Và quy tắc này sẽ là một quy tắc ứng xử hòa bình và mang tính xây dựng.[107] Ông Surin cũng nhận định rằng ASEAN hi vọng sẽ đạt được bưới đột phá vào năm 2012, vào dịp kỷ niệm mười năm DOC.[108]

Trong một bài viết vào tháng 9 năm 2010, Barry Wain đã viết rằng. “Việc Bắc Kinh không đưa ra được một lý do công khai cho việc từ chối không tiếp tục thi hành các quy định của DOC đã làm cho các nước ASEAN tức giận” và theo thông tin của một người trong cuộc, DOC lúc đó đang “life support”.[109] Wain kết luận rằng cuộc gặp chính thức lần thứ tư của nhóm làm việc chung ASEAN – Trung Quốc, dự kiến được tổ chức ở Bắc Kinh vào cuối năm, có thể sẽ bị hoãn lại vì Trung Quốc đã không còn hứng thú tiếp tục thực hiện sáu dự án đã được thống nhất để thi hành DOC.

Tuy nhiên, vào tháng tiếp theo, Đại sứ Trung Quốc tại Philipin và Ngoại trưởng Mỹ đã đưa ra những nhận xét khả dĩ hơn.  Vào đầu tháng 10, Đại sứ Trung Quốc tại Philipin, ông Lưu Kiến Siêu, tiết lộ rằng một bản dự thảo quy tắc ứng xử đang được các quốc gia thành viên ASEAN thảo tại ở giai đoạn nhóm làm việc. Theo Đại sứ Lưu, “Các nuớc này đang xem xét một số đề cương các văn bản và tôi cho rằng các cuộc tham vấn hiện đang được diễn ra.” [110] Ông cũng cho biết thêm các biện pháp trừng phạt các quốc gia yêu sách vi phạm quy tắc trong bản thảo “đang trong quá trình tham vấn” nhưng các bên chưa đưa ra hạn cuối cho vấn đề này. Trong một động thái hòa giải, ông Lưu tuyên bố rằng Trung Quốc bây giờ “sẵn sàng đón nhận các thể thức và đề xuất khác nhau.” Trong khi truớc đó Trung Quốc đã phản đối một quy tắc ứng xử chính thức. Ngoại trưởng Clinton trong bài phát biểu ở Hawaii cùng tháng sau đó đã tuyên bố: “chúng tôi [chính phủ Mỹ] rất lấy làm phấn khích truớc các bước đi gần của Trung Quốc nhằm tham gia vào các cuộc thảo luận với ASEAN để hình thành một quy tắc ứng xử ràng buộc và chính thức hơn [đối với biển Đông].”[111]

Kết luận

Vào thời điểm hiện tại, chúng ta có cở sở để tin tưởng một cách dè dặt rằng việc thực hiện các biện pháp xây dựng niềm tin ở biển Đông được đưa ra trong DOC năm 2002 sẽ có thể có tiến triển và thậm chí chúng ta cũng có thể thấy được tiến thiển trong việc nhất trí xây dựng một quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc cao hơn.

Các căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ đến nay đã giảm bớt. Vào tháng 8, Trợ lý Bộ truởng Quốc phòng Mỹ Robert Scher ghi nhận rằng “Tôi không nhận thấy thời gian gần đây đã xảy ra bất cứ vụ việc nào” Trung Quốc đe dọa các cầu ty dầu lửa đang hoạt động trên biển Đông.[112] Đồng thời, Scher cũng dự đoán sẽ không có thêm một sự kiện nào có tính chất tương tự như vụ USNS Impeccable. “Cả hai quân đội hải quân đều rất có trách nhiệm và tôi dự đoán sẽ không có vụ đụng độ nào xảy ra.” Sau cuộc gặp mặt giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Gates và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lưu bên lề Hội nghị ADMM Mở rộng, một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ đã ghi nhận rằng “các nỗi lo về khủng hoảng [ở biển Đông] đang dịu đi” và “Tôi cho rằng chúng tôi cảm thấy ngày nay một cuộc khủng hoảng có thể xảy ra ngay lập tức khó có thể có thể xảy ra”[113]

Ngoại trưởng Hillary Clinton, trong một bài phát biểu về các chính sách quan trọng ở Hawaii trên đường đến Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan ở Hà Nội vào tháng 10 năm 2010, cũng đã phát biểu một cách tích cực về quỹ đạo của mối quan hệ song phương với Trung Quốc:

Hiện tại mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ là một mối quan hệ rất phức tạp với nhiều hệ quả to lớn, và chúng tôi cam kết sẽ làm cho mối quan hệ này trở nên thành công. Hiện tại ở cả hai nước có một số người cho rằng các lợi ích của Trung Quốc và lợi ích của chúng ta về cơ bản là đối nghịch nhau. Họ áp dụng mối quan hệ “được ăn cả ngã về không” trong mối quan hệ của chúng ta. Như vậy khi nào một trong hai bên thành công thì bên kia nhất định phải thất bại. Tuy nhiên đây không phải là quan điểm của chúng tôi. Bước vào thế kỷ 21, không ai có lợi ích gì khi Mỹ và Trung Quốc coi nhau là kẻ thù. Do đó chúng tôi sẽ hợp tác với nhau để đạt được một mối quan hệ tích cực, hợp tác và toàn diện trong thế kỷ mới này.[114]

Nhưng những xu hướng tích cực vẫn đang nằm ngoài lề còn các yêu sách về chủ quyền vẫn là vấn đề khó giải quyết nhất. Trung Quốc đang phát triển tiềm lực càng mạnh hơn để áp đặt các yêu sách về chủ quyền của mình lên biển Đông thông qua việc sản xuất nhiều tàu Quản lý Đánh cá hơn nữa. Sự trỗi dậy của Trung Quốc và quá trình cải cách và hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc tiếp tục làm cho các nhà hoạch định chính sách quốc phòng của các nước trong khu vực cảm thấy bất an về mặt chiến lược. [115] Sự thiếu minh bạch của Trung Quốc cũng đã làm dấy lên các câu hỏi hợp lý về ý đồ chiến lược của quốc gia này. Câu hỏi chủ là việc khả năng Mỹ lưu lại và mong muốn của quốc gia này để duy trì sự cân bằng quyền lực trong các vùng biển, kể cả trên biển Đông. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trong một cuộc phỏng vấn với Tạp chí Wall Street vào tối trước Hội nghị các nhà lãnh đạo Mỹ - ASEAN lần thứ hai đã kêu gọi Mỹ tiếp tục tham gia. Ông Lý phát biểu rằng Mỹ cần phải duy trì vị trí của một nhà hoạt động ở châu Á để chứng tỏ rằng Mỹ đến là “để ở lại” và “Mỹ đóng một vai trò ở Châu Á mà Trung Quốc không thể thay thế được trong việc duy trì hòa bình trong khu vực”[116]

Đông Nam Á sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự kình địch giữa các cường quốc và sự cạnh tranh trong các lĩnh vực quân sự. Ví dụ, vào tháng 8 năm 2010, Thiếu tướng Yan Yi đã viết một bài báo trên Nhật báo PLA, lập luận rằng Mỹ “muốn Trung Quốc phải đóng vai trò trong các vấn đề an ninh khu vực. Mặt khác, Mỹ lại ngày càng tham gia vào việc bao vây Trung Quốc ngày cang chặt chẽ hơn và Mỹ liên tục thách thức các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.”[117] Báo chí Trung Quốc dã cảnh báo Việt Nam “rằng Việt Nam sẽ phải hối tiếc về việc phát triển các mối quan hệ quân sự với Washington.”[118] Các phản ứng trong khu vực đối với sự đổi mới quân sự của Trung Quốc đang bao gồm cả sự ủng hộ đối với sự tham gia của Trung Quốc và với việc tự vận động quốc phòng, các hoạt động mua bán tàu và tên lửa của chính phủ và các chương trình hiện đại hóa để đối phó lại với sự bất an về chiến lược.[119]

Carlyle A. Cathayer, Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH New South Wales, Học viện Quốc phòng Australia

Bản quyền thuộc NCBĐ

Tải bản PDF tại đây



[1] Edward Wong, “Chinese Military Seeks to Extend Its Naval Power,” The New York Times, 23/4/2010. Bader là Giám đốc Châu Á của Hội đồng An ninh Quốc gia; Steinberg là Phó Ngoại trưởng. “Lợi ích cốt lõi thứ ba của Trung Quốc là Tân Cương.

[2] Phát biểu của Paul Hutchcrofua trong phần phản biện, “Approach to Asia-Pacific Security,” Nghiên cứu quốc phòng và Chiến lược, Trung tâm Nghiên cứu quốc phòng và Chiến lược, Khoa Châu Á và Thái Bình Dương, Đại học Quốc gia Úc, Canberra, 31/8/2010.

[3] Dự thảo của tôi có nội dung là: “Sự áp đặt của Trung Quốc ở Biển Đông đã kéo theo sự đánh giá lại chính sách chiến lược ở Trung Quốc. Vào tháng 3/2010, các quan chức Trung Quốc đã nói với một đặc phái viên Mỹ đang thăm Trung Quốc rằng Biển Đông đã trở thành “lợi ích cốt lõi”, cùng với Đài Loan và Tây Tạng. Các quan chức Mỹ đã được nói một cách hùng hồn rằng Trung Quốc sẽ không chấp nhận bất kỳ can thiệp nào ở Biển Đông.”

[4] Thông tin riêng, 30/9/2010.

[5] Thông tin riêng, 20/9/2010.

[6] Thông tin riêng, 20/9/2010.

[7] John Pomfret, “U.S. takes a tougher line with China,” The Washington Post, 30/7/2010. Xem thêm Kyodo News Agency, 3/7/2010.

[8] Thảo luận theo Quy chế Chatham House, Canberra, 25/10/2010.

[9] Thông tin riêng, 20/9/2010.

[10] Cary Huang, “A bolder China asserts ‘core’ interests – but will it act?” South China Morning Post, 12/8/2010. Xem ví dụ về sự che đậy của báo chí Trung Quốc: Le Hongmei, “Unwise to elevate ‘South China Sea’ to be core interest?’ People’s Daily Online, 27/10/2010.

[11] Walter Lohman, “Not the Time to Go Wobbly: Press U.S. Advantage on South China Sea,” Web Memo số 3023, Tổ chức Di sản, 22/9/2010. Lưu ý đánh giá rằng “Trung Quốc đang có vẻ như dần dần rút lui khỏi tuyên bố “lợi ích cốt lõi”, với một vài chuyên gia Trung Quốc kiến nghị rằng đó là một bước đi thiếu khôn ngoan, và những chuyên gia khác thì cho rằng điều đó không hề xảy ra,” Jeremy Page, Patrick Barta và Jay Solomon, “U.S., Asean to Push Back Against China,” The Wall Street Journal, 22/9/2010.

[12] Carlyle A. Thayer, Southeast Asia: Patterns of Security Cooperation, Báo cáo Chiến lược ASPI. Canberra: Viện Chính sách Chiến lược Úc, 2010, 35 và 59.

[13] Được trích dẫn trong Phil Stewart và John Ruwitch, “U.S. see crisis fear easing over South China Sea,” Reuters, 13/10/2010. Một quan chức cấp cao Mỹ được trích dẫn đã sử dụng điểm tương tự trong Kazuto Tsukamoto, Yusuke Murayama và Kenji Minemura, “At key meet, Beijing tones down stance on South China Sea,” The Asahi Shibun, 14/10/2010.

[14] Gary Li, “Deployments, Drills and Diplomacy: Chna’s Three-Pronged Naval Strategy,” dự thảo tháng 9/2010.

[15] “PLA Navy Conducts live-ammunition training in South China Sea,” Tân Hoa, 29/7/2010 và “China conducts naval drill in South China Sea,” Agence France-Presse, 30/7/2010.

[16] Michael Wines, “China Stages Naval Exercises,” The New York Times, 3/11/2010.

[17] Chuỗi đảo đầu tiên ám chỉ chuỗi các đảo chạy theo hướng Bắc – Nam từ đảo Kurin, Nhật Bản, các đảo Ryukyu Đài Loan, Philippin, và Indonesia. Chuỗi đảo thứ hai mở rộng hơn nữa xuống phía Đông bờ biển Trung Quốc và bao gồm một chuỗi chạy theo hướng Bắc – Nam từ đảo Kurin qua Nhật Bản, Bonins, Marianas, Carolines, và Indonesia. Hai chuối đảo này bao trọn một khi vực 1,800 hải lý từ bờ biển Trung Quốc và bao gồm hầu hết Biển Đông và  các tuyến thông tin trên biển Đông Á.

[18] Heda Byron, “Obama to Meet with ASEAN Leaders as Territorial Tensions Flare,” Voice of America News, 22/9/2010.

[19] Oyaol Ngirainki, “Guam Gets New Sub Buildings,” NavyTimes, 21/7/2010.

[20] “U.S. Posts Pictures of Nuclear Sub in ‘Show of Force’,” The Chosun Ilbo, 8/7/2010 và Mark Thompson, “U.S. Missiles Deployed Near China Send a Message,” Time Magazine, 8/7/2010.

[21] Rõ ràng Mỹ là nước đầu tiên trong 8 nước được mời đến đối thoại nhận lời.

[22] Giáo sư Robert M. Gates. Secretary of Defence, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, “Strengthening Security Partnerships in the Asia-Pacific,” phát biểu tại Phiên họp Toàn thể đầu tiên, Hội nghị cấp cao An ninh Châu Á IISS lần thứ 9, Đối thoại Shangri-La, Singapore, 5/6/2010. IISS là viết tắt của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế.

[23] Audrey McAvoy, “US, China hold maritime security talks in Hawaii,” The Jakarta Post, 16/10/2010.

[24] Audrey McAvoy, “US, China hold maritime security talks in Hawaii,” The Jakarta Post, 16/10/2010. Trung Quốc do Trung tướng Liao Shining đại diện và Mỹ do Đại tướng Randolph Alles, USMC đại diện.

[25] Huang Xiaoyong, “Gates to visit China, defense ties normalize,” Tân Hoa, 12/10/2010.

[26] Huang Xiaoyong, “Gates to visit China, defense ties normalize,” Tân Hoa, 12/10/2010.

[27] Huang Xiaoyong, “Gates to visit China, defense ties normalize,” Xinhua, Tân Hoa, 12/10/2010 và CNN, “China confirms president’s visit to the U.S.,” 22/10/2010.

[28] Được trích trong Danh Duc, “What East Sea Needs?” Tuoi Tre, 1/8/2010.

[29] Được trích trong Danh Duc, “What East Sea Needs?” Tuoi Tre, 1/8/2010.

[30] Jeremy Page, Patrick Barta và Jay Solomon, “U.S., Asean to Push Back Against China,” The Wall Street Journal, 22/9/2010.

[31] Barry Wain, “Asean caught in a tight spot,” The Straits Times, 16/9/2010.

[32] “Chinese FM makes five proposals to strengthen regional security,” Xinhua, 23/7/2010.

[33] Sarah Stewart, “Asia wary as China asserts territorial ambitions,” Agence France-Presse, 23/9/2010.

[34] Hillary Rodman Clinton, Ngoại trưởng, phát biểu tại Phòng Họp báo, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, 23/7/2010.

[35] Barry Wain, “Asean caught in a tight spot,” The Straits Times, 16/9/2010.

[36] Mark Landler, “Offering to Aid Talks, U.S. Challenges China on Disputed Islands,” The New York Times, 23/7/2010.

[37] “Battle of the South China Sea,” The Wall Street Journal, 28/7/2010.

[38] Greg Torode, “Vietnam revives guerilla tactics,” South China Morning Post, 13/10/2010.

[39] John Pomfret, “U.S. takes a tougher line with China,” The Washington Post, 30/7/2010. Xem bài tiếp theo của Donald K. Emmerson, “China’s ‘frown diplomacy’ in Southeast Asia,” Asia Times Online, 4/10/2010.

[40] Được trích dẫn trong Wendell Minnick, “China is Checkmated at ASEAN,” Defense News, 2/8/2010. Xem thêm Andrew Jacobs, “China Warns U.S. to Stay Out of Islands Dispute,” The New York Times, 26/7/2010 và Daniel Schearf, “US-China Tensions Flare Over South China Sea Disputes,” Voice of America News, 29/7/2010.

[41] Barry Wain, “Asean caught in a tight spot,” The Straits Times, ngày 16 tháng 9 năm, 2010.

[42] Tao Shelan và Ying Ni, “Chinese Military Responds to US Secretary of State’s Statements on South China Sea: [We] Oppose Internationalization of South China Sea Issue, ” Zhongguo Xinwen She News Agency, Bắc Kinh, bằng tiếng Trung Quốc, 30 tháng 7 năm, 2010.

[43] Teresa Cerojano, Associated Press, Manila, “Obama, ASEAN to call for peaceful end to sea spats,” 19 tháng 9 năm, 2010.

[44] Jeremy Page, Patrick Barta và Jay Solomon, “U.S., Asean to Push Back Against China,” The Wall Street Journal, 22 tháng 9 năm  2010.

[45] Tessa Jamvàre, “RP faces new tensions with China over Spratly Islands,” VERA Files, 20 tháng 9 năm 2010.

[46] Trích trong Christopher Bodeen, “China Criticizes planned US-ASEAN statement on South China Sea,” Canadian Press, 21 tháng 9 năm 2010.

[47] Tân Hoa Xã, “China ‘Concerned’ about Possible U.S.-ASEAN Statement on South China Sea Issue,”  21 tháng 9 năm 2010.

[48] Nhà Trắng, Văn phòng Bộ trưởng báo chí, ‘’Joint Statement of the 2nd U.S.-ASEAN Leaders Meeting,” 24 tháng 9 năm 2010.

[49] Nhà Trắng, Văn phòng Bộ trưởng báo chí, “Read-out of President Obama’s Working Luncheon with ASEAN Leaders,” 24 tháng 9 năm 2010.

[50] Trích trong Jeremy Page, Patrick Barta và Jay Solomon, “U.S., Asean to Push Back Against China,” The Wall Street Journal, 22 tháng 9 năm  2010.

[51] “Seas fill with tension over China’s moves,” The Asahi Shimbun, 2 tháng 10, 2010.

[52] Tập ghi chép của Banyan, “Be careful what you wish for,” The Economist, 23 tháng 9 năm 2010.

[53] Bộ trưởng Quốc phòng Nga không tham dự, đại diện cho Nga là Phó Tổng Tham Mưu trưởng (Valery Gerasiov). Đoàn đại biểu của Mỹ có số lượng đông nhất với 35 trên 50 đại biểu tham dự.  Trung Quốc không công bố chức vụ và lĩnh vực quyền hạn của đoàn đại biểu của mình nhưng các nhà phân tích đã xem xét tên các vị này và đã nhanh chóng phát hiện ra rằng đây đều là các chuyên gia quan trọng có vai trò trong vấn đề biển Đông.

[54] Ben Blvà và Geoff Dyer, “Vietnam demands release of fishermen,” The Financial Times, 6 tháng 10, 2010.

[55] Kazuto Tsukamoto, Yusuke Murayama và Kenji Minemura, “At key meet, Beijing tones down stance on South China Sea,” The Asahi Shibun, Tháng 10 14, 2010.

[56] “VN set for defence ministers meeting,” Viet Nam News, 8 tháng 10, 2010.

[57] Trích trong John Ruwitch, “Vietnam defence talks to steer clear of controversy,” Reuters, 8 tháng 10 năm 2010.

[58] “Minister for Defence Stephen Smith, MP Interview with Linda Mottram, Radio Australia,” Trung tâm Báo chí Quốc phòng, Canberra, 13 tháng 10 năm 2010.

[59] Trích trong Deutsche Presse-Agentur, “Defence meeting in Hanoi calms South China Sea disputes,” 12 tháng 10 năm 2010.

[60] Trích trong Deutsche Presse-Agentur, “Defence meeting in Hanoi calms South China Sea disputes,” 12 tháng 10 năm 2010.

[61] Kazuto Tsukamoto, Yusuke Murayama và Kenji Minemura, “At key meet, Beijing tones down stance on South China Sea,” The Asahi Shibun, 14 tháng 10  2010. Và Thiếu tướng Nguyễn Chí Vịnh Lt. Gen. Nguyen Chi Vinh Trích trongDeutsche Presse-Agentur, “Defence meeting in Hanoi calms South China Sea disputes,” 12 tháng 10 năm 2010. Một số báo cáo cho rằng tám vị bộ trưởng đã phát biểu về vấn đề biển Đông.

[62] “US Secretary of Defense Robert Gates Remarks at ASEAN Defense Ministers Meeting Plus 8 in Hanoi – 12 October 2010.” Để tìm đọc các nhận xét xem: Greg Torode, “US, neighbours push China on sea rights,” South China Morning Post, 13 tháng 10 năm 2010 và Merle David Kellerhalls, “At ASEAN Meeting, U.S. Defense Secretary Calls for Greater Trust,” Bureau of International Information Programs, U.S. Department of States, America.govCompList@State.gov, 12 tháng 10 năm 2010.

[63] Stanley Kaufman, “No Desire for Direct U.S. Role in South China Sea Dispute,” Bureau of International Information Programs, U.S. Department of State, America.govCompList@State.gov, 7 tháng 10 năm 2010.

[64] Trích trong Stanley Kaufman, “No Desire for Direct U.S. Role in South China Sea Dispute,” Bureau of International Information Programs, U.S. Department of State, America.govCompList@State.gov, 7 Tháng 10, 2010.

[65] Greg Torode, “Vietnam revives guerilla tactics,”  South China Morning Post, 13 tháng 10 năm 2010 và Phil Stewart và John Ruwitch, “U.S. see crisis fear easing over South China Sea,” Reuters, 13 tháng 10 năm 2010.

[66] Daniel Ten Kate, “Vietnam Calls for Peaceful Resolution of Maritime Disputes as China Balks,” Bloomberg News, 12 tháng 10, 2010.

[67] Trích trong Greg Torode, “Vietnam revives guerilla tactics,” South China Morning Post, 13 tháng 10, 2010.

[68] Toàn văn Tuyên bố chung (12 tháng 10 năm 2010) có thể tìm được trong “Hanoi joint declaration on the first ADMM+ issued,” http://en.vietamplus.vn/Utilities/PrintViet.aspx?ID=12984, October 13, 2010.

[69] Toàn văn Tuyên bố chính thức ASEAN: “Hanoi joint declaration on the first ADMM+ issued,” trang web Vietnam News Agency, Hà Nội, bằng tiếng Anh, 13 tháng 10 năm 2010.

[70] “ADMM-Plus Reaffirms the ASEAN Way,” 12 tháng 10 năm 2010, http://www.aseansec.org/25310.htm, và Daniel Ten Kate, “Vietnam Calls for Peaceful Resolution of Maritime Disputes as China Balks,” Bloomberg News, 12 tháng 10 năm 2010.

[71]Toàn văn Tuyên bố chính thức ASEAN: “First ADMM+ Chairman’s Statement,”trang web Thông tấn xã Việt Nam, Hà Nội, bằng tiếng Anh, 13 tháng 10 năm 2010.

[72] Thông tấn xã Việt Nam, ”Regional security cooperation ADMM+ priority,” Communist Party of Vietnam Online Newspaper, 8 tháng 10 năm 2010.

[73] “ADMM+ ends with vow to promote peace,” VietNamNet, 13 tháng 10 năm 2010. Mỹ đề xuất tổ chức đối thoại an ninh biển và tuần tra chung chống cướp biển.

[74] “Defence Miniser’s diplomatic mission,” Defence News, 13 tháng 10 năm 2010, http://www.defence.gov.au/defencenews/stories/2010/Oct/10.

[75]  “ADMM+ ends with vow to promote peace,”VietNamNet, 13 tháng 10 năm 2010.

[76] “China seizes Vietnamese fishing boat,” Deutsche Presse-Agentur, 19 tháng 4 năm 2010 và “China releases Vietnamese fishermen but keeps boat,” Deutsche Presse-Agentur, 4 tháng 5 năm 2010.

[77] “Vietnam protests Chinese ship seizure,” Deutsche Presse-Agentur, 30 tháng 3 năm 2010.

[78] Nga Pham, “Vietnam put Paracel row on summit agenda,” BBC News, 8 tháng 4 năm 2010.

[79] “China releases 23 detailed fishermen – Vietnamese official,” báo Thanh Niên, 1 tháng 5 năm 2010.

[80] “Vietnam protests Chinese ship seizure,” Deutsche Presse-Agentur, 30 tháng 3 năm 2010.

[81] “Trung Quốc lại bắt giữ tàu cá Việt Nam: ngang ngược và vô lý!” Thanh Niên Online, 29 tháng 3 năm 2010 và “China seizes Vietnamese fishing boat,”Deutsche Presse-Agentur, 29 tháng 4 năm 2010  và “Vietnam protests Chinese ship seizure,” Deutsche Presse-Agentur, 30 tháng 3 năm 2010.

[82] “China continues seizure of Vietnamese fishermen,” Vietnam.Net Bridge, 19 tháng 4 năm 2010 và “China seizes Vietnamese fishing boat,” Deutsche Presse-Agentur, 19 tháng 4 năm 2010.

[83] “Vietnam Says China Fishing Ban in East Sea ‘Illegitimate’,” Tin vắn Việt Nam, 7 tháng 5 năm 2010.

[84] Wendell Minnick, “China is Checkmated at ASEAN,” Defense News, 2 tháng 8 năm 2010.

[85] Daisuke Furuta and Kazuto Tsukamoto, “Hanoi demands Beijing let fishermen go,” The Asahi Shimbun, October 11, 2010 and “After Senkaku dispute, China-Vietnam crisis looms in South China Sea,” Asianews, October 6, 2010.

[86] “Seas fill with tension over China’s moves,” The Asahi Shimbun, October 2, 2010.

[87] Deutsche Presse-Agentur, “Asian defence meeting to avoid South China Sea dispute,” October 7, 200.

[88] “On South China Sea island, Vietnam leader vows to protect territory,” Deutsche Presse-Agentur, 2 tháng 4 năm 2010.

[89] “Vietnam Demands Unconditional Release of Fishermen Held by China,”Thanh Niên, 8 tháng 10 năm 2010.

[90] “Vietnam demands China release fishermen,”  Deutsche presse-Agentur, 6 tháng 10 năm 2010, Mark Tran, “Latest dispute in South China Sea fuels tensions over control of oil-rich region,” The Guardian, 6 tháng 10 năm 2010 và Associated Press, “Vietnam: Seeking fishermen’s Release,”  The New York Times, 7 tháng 10 năm 2010.

[91] “China backs down, releases Vietnamese fishermen,” Deutsche Presse-Agentur, 12 tháng 10 năm 2010. Vào ngày 9 tháng 10Trung Quốc đã thả thủy thủ đoàn nhưng câu chuyện chưa dừng ở đó. Thủy thủ đoàn đã bị mắc kẹt trong một cơn áp thấp nhiệt đới và bị mất tích, thủy thủ đoàn này sau đó đã được các tàu cứu hộ của Trung Quốc cứu lên và cuối cùng đã trở về Việt Nam. Xem: “Vietnam unable to contact fishermen reportedly released by China,”  Deutsche Prresse-Agentur, 14 tháng 10 năm 2010; Associated Press, “Vietnamese fishermen released by China not home,” 14 tháng 10 năm 2010 và Reuters, “Vietnam” 9 Missing Fishermen Found,”  The New York Times, 17 tháng 10 năm 2010.

[92] Deutsche Presse-Agentur, “Asean defence meeting in Hanoi avoids South China Sea disputes,” 12 tháng 10 năm 2010.

[93] “China releases 23 detained fishermen – Vietnamese official,” Báo Thanh Niên, 1 tháng 5 năm 2010 và “China releases Vietnamese fishermen but keeps boat,” Deutsche Presse-Arentur, 4 Tháng 5 năm  2010.

[94] “On South China Sea island, Vietnam leader vows to protect territory,” Deutsche Presse-Agentur, 2 tháng 4 năm 2010.

[95] “Vietnam protests Chinese patrols in Spratlys,” Deutsche Presse-Arentur, 6 tháng 4 năm 2010.

[96] “Seas fill with tension over China’s moves,” The Asahi Shimbun, 2 tháng 10, 2010.

[97] “Vietnam says China’s fishing bans in East Sea ‘totally worthless’,” Trang web Thông tấn xã Việt Nam, 6 tháng 5 năm 2010.

[98] Edward Wong, “China: Plans to Build 30 Sea Vessels,” The New York Times, 14 tháng 10 năm 2010.

[99] “Seas fill with tension over China’s moves,” The Asahi Shimbun, 2 tháng 10, 2010.

[100] Agence France-Presse, “US, Asian defence ministers to meet amid China tensions,” 10 Tháng 10 năm 2010.

[101] “Vietnam protests Chinese seismic study on Paracel Islands,” Deutsche Presse-Agentur, 5 tháng 8 năm 2010 và “Vietnam asks China to stop South china Sea ‘sovereignty violations’,” trang web Thông tấn xã Việt Nam, 5 tháng 8 năm 2010.

[102] “Vietnam protests Chinese plans in South China Sea,” Deutsche Presse-Agentur,  25 tháng 6 năm 2010 và Beth Thomas, “Vietnam Opposes China’s Tourism Plan in Disputed Area,” Bloomberg Businessweek, 10 tháng 7 năm 2010.

[103] “ASEAN-China joint working group meets in Hanoi,” Vietnam News Agency, April 17, 2010 and “China seizes Vietnamese fishing boat,” Deutsche Presse-Agentur, April 19, 2010.

[104] “ASEAN, China reiterate respect for East Sea code of conduct,” Thanh Nien News, April 18, 2010.

[105] Nga Pham, “Vietnam puts Paracel row on summit agenda,”” BBC News, April 8, 2010.

[106] Catriona Richards, “Hanoi meeting shows the ‘world has returned to ASEAN’,” The Jakarta Post, July 30, 2010 and Bloomberg, “U.S. Says Steeling South China Sea Disputes ‘Pivotal’,” Bloomberg Businessweek, July 23, 2010

[107] Xuan Linh, Sea security is not only ASEAN’s concern,” VietNamNet Bridge, October 12, 2010.

[108] Daniel Ten Kate, “Vietnam Calls for Peaceful Resolution of Maritime Disputes as China Balks,” Bloomberg News, October 12, 2010.

[109] Barry Wain, “Asean caught in a tight spot,” The Straits Times, September 16, 2010.

[110] Michaela P. del Callar, “ASEAN, China start dialogue on South China Sea disputes,” The Daily Tribune, 1 tháng 10 năm 2010.

[111] Hillary Rodham Clinton, Secretary of State, “America’s engagement in the Asia-Pacific,” Speech at Kahala Hotel, Honolulu, Hawaii, 28 tháng 10 năm 2010.

[112] Daniel Ten Kate, “U.S. Sees No ‘Recent’ China Pressure on Global Oil Companies in South Sea,” Bloomberg News, 7 tháng 8 năm1 2010.

[113] Phil Stewart và John Ruwitch, “U.S. see crisis fear easing over South China Sea,” Reuters, 13 tháng 10 năm 2010.

[114] Hillary Rodman Clinton, Secretary of State, “America’s Engagement in the Asia-Pacific,” Khách sạn Kahala, Honolulu, tháng 10 năm 2010.

[115] Carlyle A. Thayer, Southeast Asia: Patterns of Security Cooperation, Báo cáo chiến lược ASPI. Canberra: Viện Chính sách chiến lược Australia, 2010,35-36.

[116] Trích trong Jeremy Page, Patrick Barta và Jay Solomon, “U.S., Asean to Push Back Against China,” The Wall Street Journal, Tháng 9 năm 22, 2010, và Jeremy Page, Patrick Barta và Jay Solomon, “U.S., Asian Allies Take Firmer Stance on China,” The Wall Street Journal, 23 tháng 9 năm 2010, p. A17.

[117] Trích trong Edward Wong, “China’s Disputes in Asia Buttress Influence of the U.S.,” The New York Times, 22 tháng 9 năm 2010.

[118] Greg Torode, “Neighbourly strife,” South China Morning Post, 24 tháng 8 năm 2010.

[119] Carlyle A. Thayer, Southeast Asia: Patterns of Security Cooperation, Báo cáo chiến lược ASPI. Canberra: Viện Chính sách chiến lược Australia, 2010, 37-38