Làm thế nào để Trung Quốc, Mỹ và ASEAN có thể cộng tác

Học giả Zha Daojiong gần đây có bài viết với nhan đề “Asia Pacific Summits: How China, US and ASEAN Can Collaborate”. Qua đó, nêu đánh giá về tính chất mối quan hệ hợp tác – cạnh tranh của Mỹ và Trung Quốc trong quan hệ với các nước Đông Nam Á; cũng như các cách tiếp cận mà ASEAN, Mỹ, Trung Quốc cần thúc đẩy nhằm tăng cường xây dựng lòng tin và giảm bớt căng thẳng ngoại giao

08/08/2011

Mỹ đang bắt đầu trả thù Pakixtan?

Chính trị gia đồng thời là nhà phân tích của Pakixtan, Tiến sĩ Shireen Mazari đã kịch liệt lên án Chính phủ Mỹ về các hành động và phát biểu gần đây nhằm vào Pakixtan trong nhiều lĩnh vực khác nhau. “Analysts say U.S. is shifting Pakistan policy amid new situation” Bà đã viện dẫn ba hành động lớn của Mỹ đối với Pakixtan chỉ trong vòng hai ngày

01/08/2011

Ấn Độ cần tăng cường hợp tác quân sự với Việt Nam

 Trong Bài viết đăng trên tờ “The Asian Age” gần đây, Giáo sư Bharat Karnad làm việc tại Trung tâm nghiên cứu chính sách (CPR) của Ấn Độ viết về sự cần thiết phải tăng cường hợp tác an ninh và quân sự với Việt Nam.

22/07/2011

Sự cạnh tranh Trung-Ấn ở Man-đi-vơ và Nêpan

Tài liệu của Viện Nghiên cứu Trung Quốc "Jamestown Foundation" (Mỹ) gần đây cho biết, thể chế chính trị yếu kém hiện nay, cộng với sự phát triển của những người theo tư tưởng Maoít, một lực lượng chính trị quan trọng tại Nêpan, đã tạo ra nhiều điều kiện lý tưởng cho Bắc Kinh tăng cường sức mạnh và ảnh hưởng đối với Nêpan.

08/07/2011

Nguy cơ xung đột trên Biển Đông và lập trường của Ôxtrâylia

Viện Lowy cảnh báo nếu có một cuộc chiến tranh xảy ra thì nó sẽ lan rộng khắp khu vực Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương và Mỹ cùng các cường quốc khác sẽ nhanh chóng bị cuốn vào. Chuyên gia Medcalf cho rằng Ôxtrâylia rất quan tâm đến vấn đề này bởi tự do hàng hải ở biển Đông rất quan trọng với không chỉ lực lượng hải quân Ôxtrâylia mà còn với hoạt động xuất khẩu của nước này tới Bắc Á

07/07/2011

Chiến lược “lấy châu Á kiềm chế châu Á” của Mỹ

Trong bài viết trên “Tín báo” (Hồng kông) ngày 27/6, Trình Mộng Châu, cố vấn Ủy ban Quỹ Năng lượng Trung Hoa (Hồng Công), cho rằng tình hình Biển Đông hiện nay đã phản ánh một thực tế rằng: chiến lược “lấy châu Á kiềm chế châu Á” của Mỹ với mục đích nhằm khiến Trung Quốc “lo trong lo ngoài” mà hao mòn, phân tán tinh lực đã có hiệu quả bước đầu.

29/06/2011

Báo Nhật: Quan hệ Việt- Lào có thể bị Trung Quốc gây nhiễu

Quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam và Lào đã xuất hiện các “vết nứt” sau khi Hà Nội phản đối Viêng Chăn xây dựng đập Xayaburi trên sông Mêkông. Mối quan hệ đoàn kết chiến đấu được hình thành từ các cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ giữa hai nước bị sứt mẻ sẽ tạo điều kiện cho Trung Quốc lợi dụng trong cuộc “Nam tiến” mà nước này đang đẩy mạnh.

27/06/2011

Lý do Mỹ và phương Tây ủng hộ Tổng thống Nga D. Medvedev

“Thời báo Tài chính” số ra ngày 19/6 đăng bài phân tích “Dmitry Medvedev, Moscow’s enigma”. Theo đó đánh giá trong 3 năm vừa qua, ông Medvedev đã giúp cải thiện mối quan hệ Nga-Mỹ đồng thời cũng được coi là người đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập lại mối quan hệ mong manh với phương Tây sau khi đã xuống rất thấp trong cuộc xung đột tháng 8/2008 ở Grudia.

21/06/2011

Cục diện mới của nền địa chính trị toàn cầu

“Thời báo Tài chính” (Anh) ngày 16/6 đăng bài phân tích “Round two: the rest versus the rest” của bình luận gia Philip Stephens. Tác giả cho rằng xu hướng đối đầu giữa phương Tây và phần còn lại của thế giới thời hậu Chiến tranh Lạnh đã không còn nổi trội như trước nữa. Thay vào đó, sự đối đầu giữa các cường quốc mới nổi sẽ là nhân tố định hình bức tranh chính trị toàn cầu.

20/06/2011