“Tình hữu nghị đặc thù Trung - Triều” lại một lần nữa được dư luận quốc tế quan tâm rộng rãi do chuyến thăm Trung Quốc của CT Kim Jong Il. Tuy nhiên, giới truyền thông Trung Quốc hiện nay rất ít dùng từ “đặc thù” khi nói về quan hệ Trung - Triều, cách nói chính thức của Trung Quốc đối với quan hệ Trung - Triều là “quan hệ quốc gia bình thường”.

 

“Quan hệ quốc gia bình thường” không có nghĩa là Trung Quốc cố ý né tránh bối cảnh của lịch sử và hiện tại của mối quan hệ Trung - Triều, trên thực tế Trung Quốc muốn né tránh cũng không thể được. Quan hệ Trung - Triều hiển nhiên có tính đặc thù của nó, điều này chính là một bộ phận của quan hệ “bình thường”, quan hệ Trung -Triều không thể được copy tại khu vực Đông Bắc Á, song cũng không thể vượt qua lợi ích của khu vực, người Trung Quốc hy vọng chân thành về tình hữu nghị Trung -Triều sẽ hóa giải một số tình huống đã bị đông kết liên quan đến tình hình an ninh khu vực.

 

Những năm gần đây,Bắc Triều Tiên đã trở thành một thành viên đặc biệt của khu vực Đông Bắc Á. Sự hình thành một nhất thể hóa kinh tế Đông Bắc Á không thể tiếp cận được với họ, trong đối thoại Trung - Nhật - Hàn cũng không có họ. Như vậy, đó không phải là điều tốt cho Đông Bắc Á. Bất luận là mối quan hệ “đặc thù” hay “bình thường”, việc duy trì ổn định quan hệ Trung - Triều là cực kỳ có lợi đối với Trung Quốc: một là, Triều Tiên vẫn là một biến lượng sôi động nhất của tình hình Đông Bắc Á, duy trì quan hệ ổn định với Bắc Triều Tiên, Trung Quốc càng chủ động hơn trong mọi sự thay đổi; hai là, có một số vướng mắc biểu hiện có vẻ như là do Bắc Triều Tiên gây ra, nhưng trên thực tế là tàn tích của Chiến tranh Lạnh, những phiền phức này có thể ảnh hưởng gián tiếp đến Trung Quốc hoặc trực tiếp gây áp lực lên Trung Quốc. Trung Quốc duy trì quan hệ ổn định với Bắc Triều Tiên là có lợi cho Trung Quốc khống chế những áp lực đến từ bên ngoài. Duy trì mối quan hệ Trung - Triều, Trung - Nhật và Trung - Hàn như thế nào, sự lựa chọn dành cho Trung Quốc là không nhiều. Nguyên nhân không chỉ là những tàn dư của thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Mà một hiện thực phức tạp hơn đó là “một lực lượng bên ngoài” to lớn chi phối xu hướng an ninh của khu vực, nước Mỹ.

 

Không một bên nào coi nhẹ vai trò của Trung Quốc trong cục diện an ninh Đông Bắc Á, Trung Quốc không phải là người bị động trong ngoại giao Đông Bắc Á. Tình hình 20 năm gần đây cho thấy Trung Quốc cần dùng mối quan hệ ổn định Trung - Triều để mở rộng tính đàn hồi của ngoại giao TQ, chứ không phải làm cho mối quan hệ Trung - Triều trở thành trách nhiệm của ngoại giao Đông Bắc Á của Trung Quốc. Trung Quốc cần cổ vũ và giúp đỡ Bắc Triều Tiên đi theo con đường mở cửa quốc tế, hóa giải vấn đề nan giải về an ninh bấy lâu của họ. Điều này đều có lợi cho cả Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, cũng không có hại đối với Đông Bắc Á.

 

 

( Đề nghị chỉ được dẫn đường link mọi thông tin, bài viết  trên www.nghiencuubiendong.vn, không cắt đăng lại khi chưa có sự đồng ý của Ban Biên tập Website)