I.      LỜI GIỚI THIỆU

Tôi vui mừng lần đầu tiên được đến thăm Việt Nam và hân hạnh được trao đổi với các bạn. Tôi sẽ tập trung nói về vào các tác động chiến lược do Trung Quốc trỗi dậy, tập trung cụ thể vào các tác động đối với chính sách của Mỹ tại Châu Á cũng như tới quan hệ của Mỹ với các đồng minh ở khu vực.

 

Như tất cả các bạn đã biết, hiện nay đang có sự thảo luận sôi nổi về các tác động chiến lược do Trung Quốc trỗi dậy như một siêu cường quốc. Những người lạc quan cho rằng sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc không phải là không thể tránh khỏi và quan hệ đối tác mang tính xây dựng giữa hai nước có thể được xây dựng dựa trên các hoạt động ngoại giao thận trọng và sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế. Những người bi quan– hoặc có thể nói là “thực tế” hơn – thì nghĩ rằng sự cạnh tranh gay gắt rất khó tránh khỏi, mặc dù chúng ta không nghĩ rằng chiến tranh sẽ xảy ra. Diễn biến tình hình thế nào sẽ phụ thuộc vào hành xử của Trung Quốc,  phản ứng của Mỹ và đặc biệt phản ứng của các quốc gia Châu Á khác.  Tôi xin tập trung phân tích ba vấn đề:

 

Nói một cách vắn tắt: Tôi cho rằng nếu Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng mặt kinh tế thì Mỹ và Trung Quốc rút cuộc sẽ là đối thủ. Hai bên sẽ cạnh tranh gay gắt về an ninh và khó duy trì quan hệ hợp tác an ninh với nhau. Tôi không nói rằng chắc chắn sẽ xảy ra chiến tranh, tuy nhiên tôi nghĩ rằng hiểm hoạ chiến tranh sẽ gia tăng. Nếu điều này không xảy ra thì tốt, nhưng việc xử lý các vấn đề ở quan hệ cấp nhà nước như thế này cần một tầm nhìn rõ ràng về những gì có thể diễn ra thay vì dựa vào những hy vọng. Tình hình hiện tại hiện đang thúc đẩy các quốc gia Châu Á tìm kiếm cơ hội xích gần lại với Mỹ, và thúc đẩy Mỹ dành nhiều quan tâm chiến lược hơn đối với các vấn đề tại Châu Á. Tuy nhiên, việc duy trì một liên minh cân bằng không phải là điều dễ, và điều này cần có hoạt động ngoại giao khéo léo giữa Washington với các đồng minh.

 

A. Lộ trình: để giải thích vì sao tôi nghĩ như vậy, tôi sẽ:

1. Giải thích vì sao chúng ta cần phải áp dụng lý thuyết và lịch sử đối với vấn đề này;

2. Trao đổi xem lý thuyết nào có thể áp dụng để giúp chúng ta dự đoán được tương lại quan hệ Trung-Mỹ;

3. Trao đổi xem liệu các quốc gia Châu Á sẽ phản ứng như thế nào và xxem xét một số vấn đề tiến thoái lưỡng nan về duy trì và củng cố liên minh mà chúng ta sẽ gặp phải.

3. Trao đổi về những phản biện với lập luận của tôi, và giải thích tại sao những phản biện trên không thay đổi cách suy nghĩ của tôi.

4. Cuối cùng, vạch ra các hệ lụy đối với chính sách dựa trên các lập luận của tôi.

 

Tôi sẽ cố gắng trình bày các vấn đề trên trong vòng 40 phút, sau đó chúng ta sẽ dành nhiều thời gian để trao đổi.

 

II. NHU CẦU ÁP DỤNG LỊCH SỬ VÀ LÝ THUYẾT

A.   Điểm đầu tiên tôi muốn nhắc tới là việc xem xét hiện trạng của quan hệ Trung – Mỹ cho chúng ta rất ít thông tin về quan hệ giữa hai nước.

 

1.                  Lý do đơn giản là các quốc gia xác định lợi ích như thế nào, và việc làm thế nào để bảo vệ lợi ích của mình. Việc này phụ thuộc vào tương quan sức mạnh giữa các nước.

a.        Khi một quốc gia trở nên mạnh lên, nước này sẽ mở rộng phạm vi của các “lợi ích sống còn” của mình.

                         i.                    Ví dụ nếu ta xem xét lịch sử của Mỹ. Mỹ là một quốc gia biệt lập trong giai đoạn đầu của lịch sử quốc gia, tuy nhiên hiện tại chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi là  “quốc gia không thể thiếu” với lợi ích sống còn ở mọi nơi và chúng tôi có xu hướng can thiệp vào mọi nơi trên thế giới.

                       ii.                    Khi sức mạnh yếu đi; các lợi ích cũng hẹp dần (Vương quốc Anh)

 

2.                  Điều này cũng giống như bạn thử nghĩ về việc bạn sẽ mua gì khi bạn bất chợt thắng xổ số: bạn sẽ phát hiện ra bạn có các “nhu cầu sống còn” mà bạn chưa bao giờ nghĩ tới.

 

B.  Nhu cầu cần có lịch sử và lý thuyết:Việc chỉ nắm trong tay nhiều dữ liệu thực tếvề hiện trạng quan hệ Trung-Mỹ là chưa đủ vì bản chất cốt lõi của mối quan hệ đó sẽ thay đổi. Để dự báo sự thay đổi đó, chúng ta cần phải nhìn vào lịch sử va các lý thuyết về quan hệ giữ các cường quốc, và đặc biệt là quan hệ giữa các quốc gia bá quyền tiềm năng ở các khu vực.

 

C. Về lịch sử: lịch sử cho thấy hai cường quốc mạnh nhất trong hệ thống quốc tế thường không giữ hòa khí được với nhau lâu.

1.                  Nên nhớ Athens – Sparta, Roma – Carthage, Anh – Pháp, hay Liên Xô – Mỹ trong Chiến tranh lạnh.

 

2.                  Lý do đơn giản: họ không thể giữ hòa khí lâu được bởi siêu cường này là môi đe dọa tiềm tàng lớn nhất với siêu cường kia, và không siêu cường nào có thể biết chắc 100% về những gì siêu cường kia định làm.

 

D.  Lộ trình này tất nhiên không xảy ra một cách ngẫu nhiên; nó xuất phát từ cách nhìn theo chủ nghĩa thực tế về chính trị quốc tế.

1.                  Tất cả các quốc gia đều muốn tồn tại và hi vọng thịng vượng hơn.

2.                  Điều không may là không có cơ quan trung ương nào để bảo vệ các quốc gia đối với sự tấn công từ phía các quốc gia khác.

3.                  Không một quốc gia nào có thể biết chắc 100% về hành động của quốc gia khác, kể cả trong hiện tại hay một thời điểm trong tương lai. Điều này khiến các quốc gia nhạy cảm với sự cân bằng quyền lực và mong muốn trở nên mạnh mẽ hơn là yếu đi.

a.        Tại sao? Bởi vì nếu bạn mạnh hơn, bạn sẽ ít có khả năng bị xâm chiếm, cưỡng chế, hoặc bị buộc phải phục vụ cho toan tính của nước khác.

 

 

Mặc dù các quan hệ hiện nay đều trong tình trạng sóng yên biển lặng, bạn không thể chắc chắn rằng quốc gia khác sẽ làm gì trong tương lai. Điều đó có nghĩa là các quốc gia sẽ lo lắng nếu các quốc gia khác đuổi kịp hoặc vượt mình về sức mạnh. Kết quả là hai quốc gia mạnh nhất trong hệ thống thường rất nhạy cảm về cân bằng quyền lực giữa họ và cả hai đều muốn trở nên mạnh hơn thay vì yếu đi.

 

Hệ quả: nếu Mỹ và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa là hai quốc gia mạnh nhất trong hệ thống, họ sẽ cạnh tranh quyền lực. Mỗi bên sẽ tìm cách để mạnh lên, hoặc tìm cách để làm suy yếu sức mạnh của bên kia. Họ sẽ cạnh tranh để giành đồng minh, giành lợi thế, các đột phá về công nghệ quân sự, v.v. Lưu ý: điều này xảy ra không phải vì lãnh đạo các bên là người đặc biệt xấu xa hay hung hăng; họ chỉ đang cố gắng đảm bảo rằng họ không dễ bị tổn thương khi bên kia có hành động gây hại đến họ.

 

III. SỰ TÌM KIẾM  VỊ TRÍ BÁ QUYỀN KHU VỰC

Câu hỏi tiếp theo cần phải đặt ra là: con đường nào là tốt nhất để một cường quốc tăng cường tối đa an ninh của nó trong một thế giới vô trật tự? Như John Mearsheimer đã đề cập trong cuốn sách của ông là Thảm hoạ của Chính trị Cường quốc, câu trả lời duy nhất là trở thành một bá chủ ở khu vực.

 

A.                 Bá chủ khu vực có nghĩa là cường quốc duy nhất tại một vùng địa lý cụ thể. Điều này không có nghĩa là phải xâm chiếm tất cả và thành lập một đế chế; nó chỉ có nghĩa là có một khoảng cách về sức mạnh đủ lơn để không quốc gia ở gần có thể cạnh tranh với bạn.   


 

B.                Mỹ là bá chủ khu vực thành công duy nhất trong lịch sử hiện đại.

1.                  Khởi đầu chỉ là 13 thuộc địa yếu ớt và dễ bị tổn thương.

2.                  Bành trướng không ngừng tại khu vực Bắc Mỹ, theo chủ trương mà người ta gọi là Thuyết bành trướng do định mệnh. Chinh phục và chiếm bang Florida từ tay Tây Ban Nha và Texas, New Mexico, Arizona và California từ Mexico.

3.                  Cùng thời điểm đó, Mỹ tuyên bố học thuyết Monroe, qua đó cảnh báo các cường quốc phải tránh xa sân sau của Mỹ. Cho đến cuối thế kỷ 19, nước Mỹ quá yếu để thực hiện học thuyết, tuy nhiên khi sức mạnh của Mỹ tăng lên, chúng tôi đã dần dần đẩy các cường quốc khác ra khỏi khu vực, kể cả Anh quốc.

 

C.                Tại sao các cương quốc lại muốn trở thành bá chủ khu vực đến vậy?

1.                  Nếu một quốc gia trở bá chủ khu vực, điều đó có nghĩa là không có cường quốc nào có biên giới chung.

a.        Không có nguy cơ bị tấn công theo cách truyền thống từ các nước láng giềng.

b.        Các đối thủ không thể sử dụng láng giềng để kiềm chế.

c.         Các đối thủ sẽ rất khó thực hiện chính sách phong toả hay các hình thức gây áp lực khác.

d.        Có thể hành động dễ dàng hơn tại các khu vực khác trên thế giới vì bạn không phải lo bảo vệ lãnh thổ của mình.

e.        Hãy nhìn vào Mỹ: chúng tôi chi rất ít cho bảo vệ lãnh thổ vì chúng tôi không có đối thủ ở gần. Và điều đó tạo điều kiện cho chúng tôi đóng quân ở Châu Á, Châu Âu, Trung Đông và rất nhiều nơi khác nữa. Tình hình sẽ rất khác nếu chúng tôi có một đối thủ mạnh ở Tây bán cầu.

 

D.                Mục đích thứ hai của Mỹ: ngăn ngừa các nước khác đạt được vị trí bá chủ khu vực: đây là một mục tiêu lớn từ rất lâu của Mỹ, tức là đảm bảo rằng các nước khác không đạt được vai trò bá chủ trong khu vực của họ. Nói một cách khác Mỹ muốn thống trị Tây bán cầu và ngăn ngừa các quốc gia khác thống trị Châu Âu hay Châu Á.

1.                  Tham gia Chiến tranh Thế giới thứ nhất để ngăn không cho Đức chiến thắng;

2.                  Tiếp tục tham gia Chiến tranh Thế giới thứ hai để ngăn chặn Đức thống trị Châu Âu, Nhật Bản thống trị Đông Á.

3.                  Tham gia Chiến tranh Lạnh cũng vì lý do trên.

 

Nên nhớ rằng cả Đức, Nhật Bản và Liên Xô cũng đều cố gắng đạt vị trí bá chủ tại khu vực của họ và điều này nhắc nhở chúng ta rằng Mỹ không phải là quốc gia duy nhất hiểu rõ sự lô-gíc của các lập luận tôi đã trình bày ở trên.Cũng xin hiểu rằng các quốc gia trên thất bại một phần vì họ cố gắng trở thành bá chủ khu vực với quá ít nguồn lực cần thiết.
 

E.                 Vì sao Mỹ ngăn cản tất cả các nỗ lực của các nước khác không cho đạt được những gì mà Mỹ đã đạt được?

1.                  Nếu Châu Âu và Châu Á bị chia rẽ, các siêu cường quốc sẽ lo lắng về họ hơn là lo về Mỹ. Đúng như vậy, một số quốc gia này sẽ mong muốn liên minh với Mỹ và điều này gia tăng sự ảnh hưởng của Mỹ.

2.                  Nếu không nước nào trở thành bá chủ ở khu vực của họ, thì không nơi nào tập trung được sức mạnh tương đương với Mỹ. Nếu một quốc gia nào đó có thể không chế các nguồn lực tổng hợp ở Châu Âu hay Châu Á, về lý thuyết quốc gia này sẽ có thể cạnh tranh với sức mạnh tổng lực của Mỹ.


Kết luận

từ khi Mỹ trở thành một siêu cường quốc – hơn 100 năm trước – Mỹ đã gìn giữ được vị trí bá chủ khu vực tại Tây bán cầu và ngăn cản các cường quốc khác đạt được vị trí này ở khu vực của họ. Và Mỹ làm như vậy chủ yếu vì quyền lực chính trị: các nhà lãnh đạo Mỹ hiểu rằng sự bố trí sức mạnh là hoàn hảo để duy trì an ninh của Mỹ.


IV. SỰ TRỖI DẬY CỦA TRUNG QUỐC

Bây giờ hãy xem xét các hệ luỵ từ sự trỗi dậy của Trung Quốc.

A.                 Nếu Trung Quốc tiếp tục phát triển kinh tế, nước này sẽ:

1.                  Cuối cùng sẽ đạt mức GDP vượt qua mức GDP của Mỹ (tạp chí Economist gần đây dự kiến điều này sẽ xảy ra vào năm 2019).

2.                  Khi thu nhập đầu người tăng, Chính phủ Trung Quốc sẽ có nhiều nguồn thu hơn để sử dụng cho các mục đích, bao gồm cả quốc phòng.

3.                  Các ngành công nghiệp sẽ tiếp tục hiện đại hoá, và đạt được một số hình thức công nghệ tiên tiến, kể cả các công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực quân sự.

4.                  Sự tuỳ thuộc của Trung Quốc với thế giới bên ngoài có xu hướng gia tăng, kể cả về xuất khẩu và kể cả nhu cầu về tài nguyên, đặc biệt là năng lượng. Điều này có nghĩa là Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa sẽ mong muốn tăng cường khả năng tác động vào các sự kiện quốc tế.

 

Câu hỏi được đặt ra là: điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chiến lược của Trung Quốc và Mỹ sẽ phản ứng như thế nào?

 

B.                Chiến lược của Trung Quốc:

1.                  Trung Quốc có một lịch sử lâu đời bị ngoại bang xâm lược các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiểu rằng sẽ bị chèn ép từ mọi phía nếu là kẻ yếu.. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhìn nhận thế giới dưới góc nhìn của “chính trị sức mạnh”.

2.                  Trung Quốc có lợi ích rõ ràng trong việc thiết lập vai trò bá chủ Châu Á. Tôi không nói về việc xâm chiếm trực tiếp mà thay vào đó là đạt được vị trí tương tự như của Mỹ tại Tây bán cầu.

a.        Trung Quốc là quốc gia mạnh nhất mà không đối thủ nào ở gần sánh được về sức mạnh quân sự;

b.        Tốt nhất là ngăn các các cường quốc khác có các cam kết an ninh trong khu vực, tương như Mỹ đã làm với học thuyết Monroe.


Lô-gic ở đây rất rõ ràng: nếu Mỹ có thể là bá chủ khu vực tại khu vực phụ cận của Mỹ, tại sao CHND Trung Hoa lại không muốn có một vị trí tương tại tại khu vực của nước này?

 

3.                  Hệ quả:

a.        CHND Trung Hoa sẽ khuyến khích Mỹ tiếp tục sa lầy vào các nơi như Iraq, Afghanistan, Yemen, Sudan và các nơi khác. Các chiến dịch này rất tốn kém và khiến Mỹ sao lãng các nơi khác trong khi Trung Quốc xây dựng quyền lực và mở rộng ảnh hưởng của họ.

b.        CHND Trung Hoa có vẻ không muốn thực sự giúp đỡ Mỹ trong các vấn đề như vấn đề hạt nhân của Iran, bởi họ muốn duy trì quan hệ thương mại với Iran và bởi vì họ không muốn Mỹ và Iran giải quyết được các khác biệt.

c.         Khi kinh tế tăng trưởng Trung Quốc sẽ dần mở rộng sức mạnh quân sự và đầu tiên Trung Quốc sẽ tập trung tăng cường các khả năng quân sự khiến Mỹ gặp nhiều rủi rỏ hơn khi đương đầu với Trung Quốc trong các vấn đề tại khu vực.

d.        Cùng thời điểm đó, Trung Quốc sẽ dần dần tăng cường sự hiện diện tại Ấn Độ Dương để giám sát các hải lộ giữa CHND Trung Hoa và Vùng Vịnh.

e.        Điều quan trọng nhất: chơi trò “chia để trị” tại Đông Á. Bằng việc xây dựng các quan hệ kinh tế và ngoại giao với các láng giềng tại Châu Á, Trung Quốc muốn dần dần đẩy Mỹ ra khỏi khu vực, tương tự như việc Mỹ đã đẩy Anh ra khỏi Tây bán cầu.

f.           Cuối cùng, khi sức mạnh Trung Quốc gia tăng, có thể đoán trước được rằng nước này sẽ xây dựng quan hệ với các quốc gia tại Tây bán cầu. Một phần vì điều này sẽ mang lại lợi ích kinh tế và phần nữa là điều này sẽ khiến Mỹ phải tập trung nhiều hơn nguồn lực và quan tâm vào sân sau. Và Mỹ có thể làm gì để ngăn cản điều này trong bối cảnh Mỹ đã có các hiệp ước liên minh với Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Úc, cộng với các ràng buộc an ninh với Ấn Độ, Đài Loan, Singapore và các quốc gia khác.

g.        Có dấu hiệu gì cho thấy điều này đang xảy ra không? .

               i.     Từ năm 1989, chi tiêu quốc phòng của CHND Trung Hoa đã tăng trung bình hơn 10% mỗi năm.

             ii.     Họ dần dần phát triển các dự án trang bị khả năng phóng tầm sức mạnh[1] , kể cả tăng cường lực lượng hải quân. Họ đã có lực lượng hải quân lớn nhất tại Thái Bình Dương. Các tàu chiến của Trung Quốc chưa được hiện đai hoặc trang bị như tàu của các nước khác nhưng tình trạng này sẽ thay đổi theo thời gian.

           iii.     Tìm kiếm các khả năng “phong toả khu vực” – kể cả các tên lửa đối hạm – được thiết kế tăng khả năng tấn công vào các lực lượng của Mỹ ở gần lãnh thổ Trung Quốc.

            iv.     Như các bạn đều biết trong thời gian gần đây có nhiều tranh chấp về chủ quyền tại Biển Đông và Biển Nhật Bản, và Trung Quốc rất mạnh tay với các láng giềng như trong tranh chấp với Nhật Bản khi tàu đánh cá Trung Quốc bị bắt, hay khi họ bắt các tàu đánh cá Việt Nam.

 

C.                Phản ứng của Mỹ: Các tiến triển này về cơ bản đi ngược lại so với mong muốn của Mỹ là ngăn ngừa bất kỳ nước nào đạt được vị trí bá chủ khu vực. Nếu tôi đúng thì chúng ta sẽ thấy Mỹ hành động là nhằm ngăn Trung Quốc không đạt được sức mạnh quân sự ngang tầm ở Châu Á và không đẩy Mỹ ra khỏi các quan hệ an ninh ở khu vực. Thường thì chúng ta đoán là Mỹ sẽ xây dựng các quan hệ đối tác an ninh mới trong khu vực, như họ đã làm với Ấn Độ. Như tôi sẽ trình bày sau đây, trên thực tế Mỹ đã củng cố vị trí của họ tại Châu Á bằng các cách khác.

 

Tóm lại, chúng ta có thể coi đây là những dấu hiệu đầu tiên về sự tranh giành ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc. Tuy chúng ta vẫn chưa biết về mức độ nghiêm trọng của vấn đề hoặc bên nào sẽ thắng trong cuộc đấu cạnh tranh này, nhưng điểm chính ở đây là vấn đề này chắc chắn sẽ dẫn tới nhiều xung đột giữa Bắc Kinh và Washington. Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ coi những nỗ lực của Mỹ để bảo vệ vai trò hiện tại của Mỹ là dấu hiệu của việc “bao vây phong tỏa”. Mỹ chắc chắn sẽ coi những nỗ lực nhằm đánh bật Mỹ ra khỏi khu vực là dấu hiệu của tham vọng đầy nguy hiểm của Trung Quốc.

 

 

Kết luận

Từ lịch sử, lý thuyết và qua các sự kiện gần đây đều cho thấy quan hệ Trung-Mỹ sẽ ngày càng trở nên xấu đi, và hai quốc gia này sẽ có xu hướng cạnh tranh gay gắt về an ninh. Bắc Kinh và Washington sẽ nhìn nhau đầy nghi ngại và sẽ tìm cơ hội để thúc đẩy lợi ích của mình và hạn chế lợi ích của đối phương, và các nỗ lực như vậy sẽ tạo ra nhiều nguy cơ gây bất ổn.

 

 

Câu hỏi tiếp theo là: xu hướng này có ý nghĩa thế nào với các quốc gia ở Châu Á, nhất là với các liên minh của Mỹ ở Châu Á?


V. HỆ LỤY ĐỐI VỚI CÁC LIÊN MINH CỦA MỸ Ở CHÂU Á

A. Tin tốt: Từ góc nhìn của Mỹ, rõ ràng có hai tin tức tốt lành sau:

1.                  Thứ nhất, vai trò chiến lược của Trung Quốc không được thuận lợi như vẫn nghĩ.

a)        Trung Quốc có biên giới trên bộ với 14 quốc gia và biên giới trên biển với 8 quốc gia, trong đó có ít nhất 6 nước đang tranh chấp gay gắt về lãnh thổ.

b)        4 trong số các nước láng giềng của Trung Quốc có vũ khí hạt nhân, và một vài nước khác có thể dễ dàng trang bị loại vũ khí này nếu cần thiết.

c)        Một vài quốc gia láng giềng có nguy cơ trở thành quốc gia “thất bại” khiến Bắc Kinh phải đau đầu.

d)        Có khả năng Trung Quốc phải đối đầu với các lực lượng quân đội lớn và tối tân của các nước như Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Nga.

e)        Cuối cùng, Trung Quốc phải đối mặt với các thách thức nội bộ to lớn, bao gồm dân số đang già hóa, tham nhũng, xung đột sắc tộc, và mối lo ngại về sự bất bình trong công chúng.

 

 

So sánh với vị trí của Mỹ: không có siêu cường nào ở gần, không có quốc gia nào sở hữu vũ khí hạt nhật trong khu vực Tây bán cầu, chỉ có biên giới với hai quốc gia, v.v.

 

2. Thứ hai, qua phân tích như trên có thể thấy, có khả năng lớn về một liên minh cân bằng ở Đông Á. Điều này có nghĩa là Trung Quốc không dễ dàng thiết lập được bá quyền trong khu vực nếu nước này cố đạt được điều này.

 

            a) Nếu sức mạnh của Trung Quốc gia tăng, khả năng tấn công của nước này cũng gia tăng theo, và nếu sức nóng của nguồn sức mạnh này lan tỏa ra xung quanh thì xu hướng là các nước này sẽ tìm cách cân bằng với sức mạnh của Trung Quốc. Một giải pháp khác là đóng vai trò trung lập hoặc hùa theo bằng cách trở thành đồng minh của Trung Quốc. Tuy nhiên điều này có nghĩa là nước đó chấp nhận vị trí thứ yếu. Do vậy nếu việc tham gia các liên minh là khả thi, thì có lẽ xu hướng diễn ra vẫn là sự cân bằng.

 

3. Các dấu hiệu của Sự cân bằng: đây chính là xu hướng mà chúng ta đang chứng kiến ở khắp khu vực Đông Á.         

 

a) Như tôi đã đề cập, Mỹ và Ấn Độ không ngừng gia tăng hợp tác chiến lược. Mỹ cũng đã tái thiết lập quan hệ quân sự với Indonesia, hỗ trợ mạnh mẽ Hàn Quốc trong những xung đột gần đây với Triều Tiên, và thúc đẩy quan hệ gần gũi hơn với Malaysia và Việt Nam. Và không chỉ có Mỹ đang thực hiện các nỗ lực như vậy.

b) Kế hoạch phòng thủ 10 năm của Nhật Bản công khai xác định Trung Quốc là mối “quan ngại” và kêu gọi tăng cường sức mạnh không quân và hải quân của Nhật Bản, kêu gọi Nhật gánh vác nhiều hơn trách nhiệm trong khu vực. Vào tháng 10/2010, một cuộc thăm dò cho thấy Một bản điều tra đối với công chúng Nhật cho thấy 90% người dân Nhật Bản nghĩ rằng quan hệ với Trung Quốc là “xấu”. Con số này cao hơn gấp 2 lần con số thăm dò năm ngoái. (điều này đặc biệt đáng ngạc nhiên khi đảng DPJ trước đây đã chỉ trích đảng LPD về điều này).

       c) Theo SIPRI, các láng giềng Nam Á của Trung Quốc đã tăng việc nhập khẩu các vũ khí truyền thống lên gần gấp đôi trong 5 năm qua. Indonesia gia tăng nhập khẩu vũ khí với mức tăng 84%, Singapore là 146% và Maylasyia là 722% (!).

       d) Sách trắng Quốc phòng của Úc năm 2009 cũng nhấn mạnh rõ ràng về sự tăng cường sức mạnh của Trung Quốc, và Úc đang có kế hoạch gia tăng số lượng tàu ngầm, tăng cường lực lượng hải quân và tái khẳng định giá trị của việc liên minh với Mỹ.

       d) Việt Nam gần đây đã mua tàu ngầm Kilo và máy bay tầm xa của Nga và cũng đang tìm cách nâng cao quan hệ với Mỹ.

 

Gộp chung lại, các xu hướng này đều cho thấy các nỗ lực xây dựng bá quyền khu vực ở Châu Á của Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ gặp cản trở bởi Mỹ và ngày càng nhiều các quốc gia ở Châu Á.

 

Và đó chính là các tin tốt.


 

C. Tin xấu: Tuy nhiên, cũng có một vài vấn đề đáng lo ngại hơn trong mạng lưới đồng minh ở Châu Á của Mỹ

1.          Vấn đề về phối hợp hành động: Vấn đề thứ nhất là tình trạng tiến thoái lưỡng nan khi thực hiện hành động tập thể, vấn đề luôn ảnh hưởng đến bất kỳ liên minh lớn nào.

a) các đồng minh đều chia sẻ lợi ích chung trong việc ngăn cản ảnh hưởng áp đảo của Trung Quốc. Nhưng mỗi nước cũng có lợi ích dân tộc vì muốn thành viên khác phải gánh phần lớn trách nhiệm lớn hơn. Sự cám dỗ của việc “đẩy quả bóng trách nhiệm” sang cho thành viên khác khiến cho các thành viên của liên minh dành quá nhiều thời gian cho việc biểu hiện bằng lời nói (thay vì có hành động thực chất).

b) các thành viên sẽ đe dọa Mỹ rằng họ sẽ theo (Trung Quốc) nếu Mỹ không hành động nhiều hơn.

c) Mỹ có thể đe dọa việc giải tán liên minh nếu các thành viên trong liên minh tiếp tục việc “xài của chùa” và không gánh trách nhiệm. Những lời dọa nạt qua lại kiểu mạnh miệng này là bình thường nhưng nếu để vấn đề này đi quá xa thì có thể sẽ xảy ra tình trạng bất mãn trong liên minh và làm giảm tính gắn kết của liên minh.

 

2. Thứ hai, các đồng minh của Mỹ ở Châu Á rải rác trên một khu vực rộng lớn.

a) New Delhi và Đài Loan cách nhau gầm 3000 dặm, và khoảng cách từ Canberra đến Đài Loan là hơn 4500 dặm. Khoảng cách từ Tokyo đến Singapore cũng lên tới hơn 3000 dặm.

 

b) Nhiều quốc gia trong số này bị cách biệt nhau bởi các vùng biển rộng lớn.

c) Tình trạng này có một số tác động rõ ràng sau:

i) không giống như NATO trong Chiến tranh lạnh, khi việc một thành viên bị tấn công sẽ gây ra mối đe dọa tức khắc cho thành viên khác, ta có thể thấy là các thành viên khác nhau của mạng lưới các nước rải rác ở xa nhau này không quan tâm lắm nếu một trong số họ gặp rắc rối. Ví dụ, nếu có cuộc khủng hoảng quân sự giữa Trung Quốc và Đài Loan, liệu Úc và Ấn Độ có cảm thấy cần phải có hành động? Có thể có nhưng cũng có thể không.

ii) Kể cả nếu họ cảm thấy cần hành động, thì khoảng cách xa xôi sẽ khiến việc các nước này hỗ trợ lẫn nhau gặp nhiều khó khăn. Nếu Việt Nam và Singapore bị đe dọa, liệu Đài Loan và Úc có thể làm gì để giúp đỡ?

 

3. Thiếu các thể chế: Thứ ba, và một lần nữa cho thấy sự đối lập rõ ràng với NATO, đó là môi trường an ninh ở Châu Á không được thể chế hóa chặt chẽ, và các quốc gia khác nhau không nhất trí về cần xây dựng các thể chế chặt chẽ tới mức độ nào. Các thành viên ASEAN muốn duy trì sự độc lập của ASEAN. Tuy nhiên, một số nước lo ngại rằng việc xây dựng các thể chế bao trùm hơn sẽ bị coi là cái gai trong mắt Trung Quốc – và họ có thể đúng - có các nghi ngại từ lâu giữa các thành viên tiềm năng và điều này sẽ khiến các nỗ lực xây dựng một tổ chức liên minh hiệu quả hơn trở nên phức tạp.

 

4. Cuối cùng, một giải pháp rõ ràng cho các vấn đề này là có vai trò lãnh đạo mạnh mẽ trong liên minh, về lý thuyết thì Mỹ có thể đóng vai trò này. Không may thay, Mỹ đang quá lơ là (ở Châu Á) do tập trung vào cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố, và các hoạt động tốn kém ở Iraq và Afghanistan. Như ông Lý Quang Diệu (Singapore) đã phát biểu vào cuối năm ngoái, các nguồn lực trí tuệ của Mỹ đang bị “hút” (ra khỏi Châu Á) bỏi các vấn đề ở Trung Đông. Điều này khiến Mỹ khó có thể tập trung một cách tổng quát hơn vào Trung Quốc và Châu Á.

 

Do vậy, mặc dù các nhân tố để xây dựng một liên minh cân bằng và mạnh đều có sẵn, nhưng không có gì bảo bảo liên minh này có đủ sự gắn kết cần thiết để thực hiện nhiệm vụ trọng yếu của mình. Và hãy nhớ rằng: vấn đề không phải là các liên minh này đang hoạt động hiệu quả thế nào vào thời điểm hiện tại; mà câu hỏi ở đây là các liên minh này sẽ hoạt động hiệu quả thế nào khi Trung Quốc trở nên mạnh hơn và cứng rắn hơn. Nhưng trước khi xem xét làm thế nào để giải quyết vấn đề này, cho phép tôi bàn một cách ngắn gọn về bốn lập luận đối lập lại bức tranh có phần u ám mà tôi vừa mô tả.

 

V. CÁC LẬP LUẬN PHẢN BÁC

A. Vũ khí hạt nhân: Lập luận phản bác thứ nhất đó là việc phát triển vũ khí hạt nhân đã khiến khả năng xảy ra các cuộc xung đột theo kiểu truyền thống là rất thấp, và điều này sẽ giữ quan hệ Trung-Mỹ không vượt quá giới hạn.

1. Tôi đồng ý là vũ khí hạt nhân khuyến khích các nước cần hành xử cẩn trọng, nhưng xin nhớ rằng cả Mỹ và Liên Xô đều có kho vũ khí hạt nhân khổng lồ trong Chiến tranh Lạnh, và điều khó không ngăn được họ tham gia vào các cuộc đối đầu gay gắt, bao gồm các vụ đụng độ quân sự và thông qua các cuộc chiến qua tay kẻ khác.

 

B. Sự phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế: lập luận phản bác thứ hai mà ta thường thấy đó là việc Mỹ và Trung Quốc quá phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế để có thể đánh nhau. Và chính lợi ích song trùng về việc hợp tác kinh tế sẽ làm giảm bất cứ nguy cơ nào về các vụ đối đầu nghiêm trọng.

1. Nếu đúng như vậy thì đây sẽ là điều kỳ diệu, tuy nhiên có một số lý do chính đáng để hoài nghi về điều này.

a) Mỹ và Anh có rất nhiều mối quan hệ về mặt kinh tế vào thế kỷ 19th, nhưng chúng tôi (Mỹ) vẫn coi Anh là đối thủ.

b) Anh và Đức là các đối tác thương mại lớn nhất của nhau năm 1913, nhưng điều đó không ngăn được hai nước này gây chiến với nhau.

 

2. Sự tham gia của Trung Quốc vào nền kinh tế toàn cầu đã tạo ra các lý do chưa từng có cho xung đột, ví dụ như vấn đề bất đồng nóng bỏng xung quanh giá trị của đồng nhân dân tệ và nhu cầu ngày càng tăng của Trung Quốc đối với nguồn nguyên liệu thô.

 

3. Trong vòng 20 năm qua, Mỹ đã tìm cách đưa Trung Quốc tham gia vào nhiều thế chế quốc tế như một cách để hội nhập vào khuôn khổ và kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc. Lập luận này không có gì sai, nhưng sự tham gia vào các thể chế quốc tế của Trung Quốc sẽ không ngăn được sự cạnh tranh Trung-Mỹ.

a) Liên Xô đã tham gia vào nhiều thể chế quốc tế, nhưng Chiến tranh lạnh vẫn xảy ra.

b) Hầu hết các thể chế quá yếu để ngăn cản các siêu cường làm những điều họ muốn

 

c) Khi sức mạnh của Trung Quốc tăng lên, nước này sẽ muốn các thể chế đáp ứng các lợi ích của Trung Quốc; và sẽ không đơn giản chấp nhận một cách thụ động các thể chế và thông lệ do Mỹ và phương Tây dựng lên.                   

 

 

C. Các mối quan ngại chung: Thứ ba, có lập luận cho rằng Trung Quốc và Mỹ có những mối quan ngại chung rất lớn, ví dụ như thay đổi khí hậu và chống khủng bố, và những lợi ích song trùng sẽ làm át đi những nguy cơ xung đột. Cũng có vài điểm trong lập luận này, nhưng:

 

1. Khủng bố chủ yếu là vấn đề của Mỹ, không phải của Trung Quốc.

2. Thay đổi khí hậu = một loại hàng hóa chung cổ điển. Cả Mỹ lẫn Trung Quốc đều không muốn chi nhiều cho việc trong việc đối phó với vấn đề này. Trung Quốc càng lớn mạnh và sự đối đầu Trung-Mỹ càng lớn, thì càng khó để đạt được một giải pháp hợp tác.

3. Chiến tranh lạnh một lần nữa là ví dụ cho thấy cần thận trọng trong đánh giá: Mỹ và Liên Xô hợp tác trong vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân và các vấn đề có lợi ích song trùng khác, nhưng điều này không ngăn được sự cạnh tranh về tổng thể.

 


D. Tính toán hợp lý

Cuối cùng, các bạn có thể đôi khi nghe lập luận rằng sự đối đầu Trung-Mỹ sẽ là thảm họa cho cả hai quốc gia, và tất cả những gì cần thiết để ngăn chặn thảm họa là tầm nhìn xa và sự lãnh đạo chín chắn từ cả hai phía. Đó là những người bàn về tầm quan trọng của việc “điều tiết” quan hệ Trung-Mỹ. Tôi ủng hộ ý tưởng này, nhưng tôi không lạc quan lắm về việc coi đó là giải pháp như một chiến lược dài hạn. Tại sao?

 

1. Nếu cả hai phía lúc nào cũng có những nhà lãnh đạo già dặn, thông thái và có tầm nhìn thì mọi việc chắc sẽ ổn.

2. Nhưng chỉ cần một trong hai bị lãnh đạo bởi các nhà lãnh đạo thiếu suy nghĩ, hiếu chiến hoặc có khả năng lãnh đạo yếu kém, thì rất nhiều rắc rối sẽ xảy ra.

3. Vì vậy hãy tự hỏi bản thân mình: khả năng vào một thời điểm nào đó trong 30 hoặc 40 năm tới, sẽ có những nhà lãnh đạo không-đủ-khả-năng lên nắm quyền ở Bắc Kinh hoặc Washington, hoặc có thể ở cả hai nơi cùng một lúc? Dựa vào những dữ liệu lịch sử, tôi có thể nói rằng khả năng có những lãnh đạo kiểu như vậy là hoàn toàn có thể xảy ra, và chắc chắn các bạn không muốn đặt niềm hy vọng của mình về sự hợp tác lâu dài lại dựa trên giả thuyết là sẽ luôn có những người thông thái và có khả năng lên cầm quyền.

 

VI. CÓ THỂ LÀM GÌ?

Và những phân tích trên khiến chúng ta phải nghĩ về việc làm sao để củng cố các liên minh ở Châu Á của Mỹ. Cho phép tôi kết thúc bằng việc gợi ý về những việc cần phải làm.

 

1. Thứ nhất, Mỹ cần tiếp tục chuyển hướng tập trung chiến lược sang Châu Á.

a) rút quân khỏi Iraq và kết thúc cuộc chiến ở Afghanistan càng sớm càng tốt.

i. chúng ta có một nền kinh tế trên đà sa sút, thâm hụt ở mức cao, và chúng ta đang tiêu tốn 100 tỷ đôla mỗi năm ở Afghanistan, đất nước với GDP ít hơn 20 tỷ đôla (và phần lớn là từ thuốc phiện)

       b) chuyển từ việc chiếm đóng hiện nay sang chống nổi dậy,và quay trở lại chiến lược cân bằng bên ngoài nhấn mạnh vào sức mạnh không quân và hải quân.

c) sự hiện hiện và tham gia của Mỹ tại Châu Á là quan trọng, và bạn bè của Mỹ ở Châu Á nên giúp Mỹ và tự giúp họ bằng cách nhắc nhở Washington rằng những gì đang xảy ra tại khu vực này có sự ảnh hưởng lớn hơn rất nhiều việc ai sẽ cầm quyền ở Afghanistan.

 

2. Mỹ và các đồng minh ở Châu Á – và tôi có thể bổ sung các nước như Việt Nam nữa – cần trao đổi thẳng thắn và thân thiện về các nhiệm vụ an ninh cụ thể nhằm thiết lập sự phân công hiệu quả. Mỹ và các đối tác ở Châu Á và Đông Nam Á cần có đủ khả năng để bảo vệ lợi ích của mình, trên cơ sở không ai chối bỏ trách nhiệm và chúng ta bố trí nguồn lực một cách hiệu quả. Làm như vậy cũng tăng uy tín của việc răn đe, điều này sẽ giúp kiềm chế những địch thủ trong tương lai có thể thấy được.

 

3. Cùng lúc này, Mỹ nên cố gắng duy trì hội đàm với Bắc Kinh. Lý do một phần vì thực sự Mỹ và Trung Quốc có một số lợi ích song trùng nhất định, nhưng cũng một phần bởi chúng tôi muốn tránh những sự nghi kỵ bị thổi phồng.

a) ví dụ: sẽ là một điều tốt nếu có sự hiểu biết rõ ràng hơn về “đường giới hạn đỏ” của mỗi bên để giảm thiểu mối nguy từ việc có những hành động gây hấn thái quá mà không biết về hậu quả của hành động này.

b) Đây có lẽ cùng là thời gian hữu ích để đặt câu hỏi về việc liệu các thay đổi trong công nghệ quân sự có thể làm xuất hiện những động lực muốn tiến hành tấn công trước đối phương. Điều này sẽ khiến các cuộc khủng hoảng trong tương lai trở nên kém ổn định hơn.

   i. Khả năng tên lửa đạn đạo chống tàu của Trung Quốc dường như phụ thuộc vào hệ thống rada cố định trên đất liền. Trong một cuộc khủng hoảng, điều này có nghĩa là Mỹ có động lực phải tấn công phủ đầu vào các mục tiêu này, và Trung Quốc sẽ có động lực sử dụng vũ khí của mình trước khi điều đó xảy ra.

 

4. Cuối cùng, chúng ta sẽ nghĩ một cách nghiêm túc về việc xây dựng một kiến trúc an ninh mạnh mẽ hơn ở khu vực, không chỉ phụ thuộc vào vai trò của ASEAN. Vì sức mạnh kinh tế và vị trí địa lý của Trung Quốc, và vì quy mô và tầm bao phủ địa lý của các đồng minh của Mỹ ở Châu Á, việc cố gắng xây dựng một kiến trúc an ninh như vậy thông qua các khuôn khổ song phương với Mỹ là một việc rất kém hiệu quả. Hơn nữa, làm như vậy sẽ tạo cho Trung Quốc cơ hội to lớn để thực hiện chính sách “chia-để-trị”. Nếu suy nghĩ của tôi đúng, Trung Quốc trở nên mạnh hơn và cứng rắn hơn, thì sẽ cần phải thể chế hóa các liên minh của Mỹ ở Châu Á theo hướng mạnh mẽ hơn và đa phương hơn. 

 

MỘT VÀI SUY NGHĨ KẾT LUẬN

Những gì vừa trao đổi có lẽ hơi bi quan. Nhưng tôi muốn kết thúc với một điểm lạc quan hơn. Không điểm nào trong bài trình bày của tôi cho thấy khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh ở Châu Á là không thể tránh khỏi, hoặc việc cạnh tranh an ninh sẽ trở nên quá gay gắt đến mức ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế không ngừng trong khu vực. Ngược lại, tôi nghĩ rằng khả năng gìn giữ hòa bình và ổn định là có thể và cao nếu chúng ta nhận thức được sự cạnh tranh sẽ sắp diễn ra, và chúng ta có các bước đi cẩn trọng và kịp thời để chuẩn bị đối phó với cuộc cạnh tranh đó.

 

Xin cảm ơn.

(Đề nghị chỉ được dẫn đường link mọi thông tin, bài viết  trên www.nghiencuubiendong.vn, không cắt đăng lại khi chưa có sự đồng ý của Ban Biên tập Website)



[1] Phóng tầm sức mạnh là kh năng đe da quc gia khác bng vũ lc t mt đa đim cách xa lãnh th ca mình.