Một khẩu hiệu quảng cáo trong chiến dịch tranh cử

 Theo đó, các ứng viên đã buộc tội đối thủ quá “thông cảm” với Trung Quốc, khiến người dân Mỹ phải chịu thiệt. Trong một số đoạn quảng cáo, các ứng viên buộc tội lẫn nhau đã ủng hộ chính sách tự do thương mại, tạo việc làm cho Trung Quốc. Mục đích các đoạn quảng cáo trên là nhằm đánh vào vấn đề mà các cử tri Mỹ đang lo ngại, là tình trạng thiếu việc làm và căng thẳng song phương đang gia tăng xung quanh vấn đề tỷ giá đồng NDT.

 

Các ứng viên Đảng Dân chủ đặc biệt chú trọng việc sử dụng yếu tố Trung Quốc trong vận động tranh cử. Đầu năm 2010, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã bắt đầu khuyến khích các ứng cử viên trong đảng nhấn mạnh việc phê phán Trung Quốc. Khuyến nghị này được đưa ra sau khi một cuộc điều tra của đảng thực hiện cho thấy, cử tri rất ủng hộ việc cắt chính sách miễn thuế cho các công ty làm ăn tại Trung Quốc. Nhiều người lo ngại cách làm này có thể gây phức tạp thêm mối quan hệ Trung - Mỹ. Có chuyên gia cho rằng chưa bao giờ Trung Quốc lại bị các chính trị gia Mỹ chỉ trích mạnh như hiện nay.

 

Theo thăm dò dư luận, người Mỹ không chỉ ngày càng lo ngại về sự suy giảm địa vị kinh tế trong những năm tới, mà còn ngày càng có nhiều người tin là Trung Quốc sẽ giữ vai trò cường quốc kinh tế số 1. Việc các ứng cử viên nghị sỹ Mỹ sử dụng yếu tố Trung Quốc trong nội dung tranh cử năm 2010 cũng giống như những gì họ đã làm đối với Nhật Bản vào thập niên 1980 trong lĩnh vực sản xuất xe hơi, hay Mexico vào thập niên 1990 trong Thỏa thuận tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA).

Nguồn: New York Times

Hoàng Loan (gt)

(Đề nghị chỉ được dẫn đường link mọi thông tin, bài viết  trên www.nghiencuubiendong.vn, không cắt đăng lại khi chưa có sự đồng ý của Ban Biên tập Website)