Theo các học giả khu vực, có bốn thách thức với Đông Nam Á về an ninh biển: (i) Trung Quốc là nhân tố gây bất ổn chính tại Biển Đông; (ii) Đông Nam Á còn nhiều hạn chế trong năng lực biển; (iii) Đông Nam Á không có chung nhận thức về vấn đề Biển Đông; và (iv) các nước Đông Nam Á chịu sức ép từ cạnh tranh nước lớn.
Ngày 14/7/2021, Mỹ và Úc khởi động tập trận Talisman Sabre 2021, kéo dài đến hết tháng 7. Được tổ chức thường kỳ 2 năm/lần, Talisman Sabre được đánh giá là tập trận lớn nhất và quan trọng nhất của Úc, bao gồm toàn diện các hoạt động trên đất liền, trên biển, trên không, không gian mạng và cả trong không gian vũ trụ.
Nhân dịp kỉ niệm 50 năm chuyến đi “bí mật” tới Trung Quốc của Kissinger, tờ Nikkei Asia đăng bài phỏng vấn cựu Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về Đông Á Daniel Russel (hiện là Chủ tịch Viện nghiên cứu Asia Society). Các chia sẻ của cựu Trợ lý cho thấy nhiều thay đổi trong cách tiếp cận mối quan hệ Mỹ - Trung của Mỹ.
Ngày 12/7/2021, Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ tuyên bố tàu khu trục USS Benfold đã thực hiện hoạt động tuần tra vì tự do hàng hải (FONOP) trong cùng ngày tại quần đảo Hoàng Sa, Biển Đông. Xét về tuyên bố đi kèm, thời điểm và công cụ thực hiện, FONOP Biển Đông lần này của Mỹ có một số nét đáng chú ý.
5 năm sau khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết lịch sử về Biển Đông nghiêng về phía Philippines, Mỹ và một số quôc gia đã ra tuyên bố ủng hộ Phán quyết. Những tuyên bố này có những điểm chung, điểm riêng và cả những khác biệt so với tuyên bố của chính những nước này 5 năm trước. Điều này thể hiện những bước chuyển chính sách rõ rệt trong vấn đề Biển Đông.
Philippines là nước có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông nhưng có sức mạnh hải quân và chấp pháp biển rất yếu. Chính quyền Tổng thống lần thứ 15 của Philippines Benigno Aquino III từ những năm 2010-2016 đã tích cực phát triển các lực lượng trên biển nhằm có thêm sức mạnh răn đe đủ tin cậy, góp phần bảo vệ yêu sách chủ quyền, quyền chủ quyền và lợi ích của Philippines trên Biển Đông.
Các hoạt động tự do hàng hải (FONOP) của Mỹ ở Biển Đông thường nhận được sự quan tâm lớn của truyền thông và dư luận. Đây có thực sự là một tiêu chí quan trọng để đánh giá về sự can dự của Mỹ tại Biển Đông? Bài viết sau đây muốn đưa đến một cách nhìn khách quan, khái quát hoá về FONOP của Mỹ ở Biển Đông cũng như những nét mới trong cách tiếp cận của Chính quyền Joe Biden với hoạt động này.
Tiếp nối đà từ các giai đoạn trước, Chính quyền Biden tiếp tục tăng cường hợp tác chiến lược với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Kể từ khi cầm quyền, Chính quyền Biden tiếp tục thúc đẩy các bước đi trong quan hệ chiến lược với khu vực trên nhiều lĩnh vực, cho thấy việc Mỹ tăng hợp tác chiến lược với khu vực có thể là một xu hướng dài hạn. Tuy nhiên, các bước đi này cũng tạo ra những quan ngại nhất định từ khu vực và nếu không được xử lý thích đáng sẽ làm giảm hiệu quả hợp tác của Mỹ với khu vực.
Việc chính phủ Trung Quốc ban hành chính sách thúc đẩy nghiên cứu, chế tạo phương tiện tự hành cũng như những thành công bước đầu của các doanh nghiệp Trung Quốc trong lĩnh vực này sẽ khiến cho cục diện Biển Đông càng trở nên phức tạp, đặc biệt trong bối cảnh quy định của luật pháp quốc tế vẫn còn nhiều “lỗ hổng” quanh khái niệm này.
Khi Tổng thống Joe Biden bước vào Nhà Trắng, nhiều câu hỏi được đặt ra: Liệu đây có phải là sự khởi đầu giúp hàn gắn quan hệ Mỹ - Trung hay Tổng thống Biden sẽ tiếp tục chính sách can dự với Trung Quốc như thời Obama khi Ông là Phó Tổng thống?
Ngày 3/6/2021, Tổng thống Biden ký sắc lệnh trừng phạt 59 công ty Trung Quốc nhằm ngăn chặn đầu tư từ Mỹ vào các tập đoàn, công ty trong lĩnh vực quốc phòng và công nghệ của Trung Quốc. Lệnh trừng phạt sẽ có hiệu lực vào ngày 2/8/2021 (sau khi ký sắc lệnh 60 ngày) và thời gian để các nhà đầu tư Mỹ thoái vốn trong các công ty này là một năm. Động thái này cho thấy Chính quyền Biden không chỉ duy trì mà còn mở rộng các biện pháp gây sức ép về kinh tế lên Trung Quốc của Chính quyền tiền nhiệm.