TÓM TẮT

Trung Quốc đang củng cố các yêu sách lãnh thổ trên biển và ngăn cản các quốc gia khác tăng cường ảnh hưởng trên Biển Hoa Đông và Biển Đông. Sự bành trướng không bị kiểm soát thông qua ngoại giao pháo hạm, các hành động đe dọa tại các đảo, kiểm soát các tuyến đường biển chiến lược, ngư trường và các mỏ dầu/khí đốt của Trung Quốc đã khiến cả Châu Á giận dữ và phản ứng gay gắt từ phía Mỹ. Cuốn sách “Ảnh hưởng của sức mạnh trên biển đối với lịch sử” của tác giả Alfred Thayer Mahan là một trong những tác phẩm kinh điển cho rằng sức mạnh biển và sự thịnh vượng quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên chính sách đế quốc của các cường quốc, đồng thời cũng được coi như kim chỉ nam cho các trận hải chiến. Lý thuyết của Mahan về chiến tranh trên biển, vị thế của hải quân và các sĩ quan không chỉ ảnh hưởng đến phương Tây mà còn mang lại lợi ích cho Trung Quốc, do ý nghĩa lý thuyết và thực tiễn của quân sự trên biển đã quá rõ ràng. Ý tưởng của bài viết này là tiến hành khảo sát lại các tác phẩm về lịch sử bí ẩn của thủy thủ và ngành đóng tàu từ thời nhà Minh dưới sự lãnh đạo của đô đốc Trịnh Hòa đến những năm lãnh đạo của Ngô Thắng Lợi, cựu Tư lệnh Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLAN). Nhận định chung của các tác giả Louise Levathe trong cuốn “Khi Trung Quốc thống trị đại dương”, Saunders and Yung”s trong cuốn “Hải quân Trung Quốc: khuếch trương năng lực, nâng cao vai trò”, hay tác giả Denny Roy trong “Sự trở lại của rồng: Sự trỗi dậy của Trung Quốc và an ninh khu vực” đều chỉ ra một lịch sử trên biển đầy năng động và bí ẩn của Trung Quốc, trong đó đều tập trung vào sự trỗi dậy của Trung Quốc với tư cách là một cường quốc hải quân, như từ thời nhà Minh đã khiến gần như một nửa thế giới nằm dưới quyền lực danh nghĩa của mình, để từ đó áp dụng vào chính sách ngăn chặn trên biển hiện nay. Những ghi chép và giải thích đã vạch rõ đường lối hoạt động của Trung Quốc từ việc không muốn sớm trở thành một đế chế thực dân vĩ đại (rất lâu trước khi Châu Âu mở rộng) đến việc thăm dò mạnh mẽ ở Biển Đông và Ấn Độ Dương. Nghiên cứu so sánh tư tưởng và ngoại giao sẽ giúp hiểu được viễn cảnh hình thành khát vọng bá quyền trên biển của Trung Quốc và ảnh hưởng của các chính sách hải quân của nước này đến các quốc gia khác trong việc sửa đổi hoặc hình thành các chiến lược biển mới.

Giới thiệu

Trung Quốc với giấc mơ trở thành cường quốc biển đã có các hành động liên tục và tập trung, có các quan điểm mang tính chất đối đầu hơn là hợp tác, khiến cho các mối đe dọa ngày càng leo thang, dẫn đến mâu thuẫn trên biển giữa các quốc gia và xây dựng ngoại giao kiểu mới. Các phương pháp thăm dò và bành trướng được Trung Quốc sử dụng trong thời gian gần đây phản ánh một điều quan trọng rằng những người sống nhờ biển khó có thể hình thành tư duy chung rằng biển và họ sẽ bị chia cắt. Với những người Trung Quốc có nguồn gốc từ người Di (bộ lạc thời đồ đá mới), được coi là những người di cư và là những thuyền nhân đầu tiên, khát vọng thống trị biển không phải là một điều mới mẻ và khát vọng đó được “Cha Tập” - Tập Cận Bình, một nhà lãnh đạo dân túy rất hài hòa với lợi ích hải quân, nhiệt tình thể hiện (Philips, 2014), khiến cho các quốc gia khác “mất ngủ” vì điều đó. Kiểm soát và giành được bá quyền trên biển là chìa khóa để có được vị thế siêu cường mà người La Mã, Anh, Pháp, Mỹ, Nga và Trung Quốc theo đuổi.

Vấn đề cơ bản còn lại là sự trỗi dậy của Trung Quốc với tư cách là một cường quốc biển ở thời nhà Minh đã diễn ra như thế nào, từ việc rút lui đột ngột để tạo ra bước chuyển từ suy giảm đến mở rộng năng lực trên biển cho đến cạnh tranh trên biển? Có phải việc Trung Quốc tiếp tục các hoạt động trên biển bắt nguồn từ nỗi sợ hãi trong lịch sử khi các quốc gia hùng mạnh bất ngờ sụp đổ vì không đủ năng lực để bảo vệ nước mình khỏi những kẻ xâm lược? Mấu chốt là tìm hiểu ý nghĩa sâu xa của các cuộc tấn công xâm lược liên tục của các nước tư bản nước ngoài ở biên giới Trung Quốc nhằm chia Trung Quốc thành từng phạm vi ảnh hưởng của riêng mình và chủ trương của Trung Quốc tự khẳng định phạm vi ảnh hưởng của chính mình trên biển trong thế giới đa cực hiện nay. Liệu chính trị và vị thế trên biển có liên quan tới bản chất tìm kiếm quyền lực của cá nhân lãnh đạo? Bài viết tìm hiểu quá trình chuyển đổi từ khát vọng khám phá biển một cách tự nhiên của Trung Quốc, sang các yêu sách tập trung trên Biển Đông mà từ sau năm 2009 đã trở thành xung đột trong các yêu sách đối với Biển Đông. Điều mấu chốt là phải xét xem sự trỗi dậy của quyền lực Trung Quốc ở Châu Á và các mối đe dọa mà các cường quốc khác cũng phải đối mặt– những nước có khát vọng tương tự nhưng không thể tạo ra ảnh hưởng.

Những người viễn thám và kiểm soát biển

Du lịch, giao thông và vận chuyển đã trở nên dễ dàng hơn bằng đường biển so với đường bộ và những ai có tàu thuyền tốc độ càng nhanh thì càng có ưu thế trong chiến tranh trên biển (Mahan, 1890). Lịch sử cho thấy việc các cường quốc như La Mã, Anh, Pháp và Mỹ cần phải thăm dò, kiểm soát và tạo ra các luật lệ trên biển, để không bị cản trở và để phô trương sức mạnh hải quân được coi là một biểu hiện của sự lãnh đạo bất khả chiến bại. Đế chế La Mã với một hạm đội trên biển hùng mạnh đã thể hiện sự vượt trội trên biển và kiểm soát hầu khắp các lưu vực giữa Ý, Sicily, Macedonia và Tây Ban Nha, nhưng sau nhiều cuộc chiến, Rome đã cạn kiệt và cũng không chứng tỏ được mình là bá chủ  bất khả chiến bại trên biển. Hải quân Hoàng gia Anh dưới thời Elizabeth Đệ nhất đã phát triển thành những hạm đội điêu luyện và thống trị các vùng biển đến tận thế kỷ XX, giao chiến với Pháp và các cường quốc Châu Âu khác, luôn duy trì ưu thế về sức mạnh trên biển trong một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, Anh phải “trao lại” vị thế này cho Mỹ, Nga và Trung Quốc. Các tàu chiến hiện có và sức mạnh của Hải quân Hoàng gia ngày nay không còn phù hợp hoặc không đủ năng lực để ứng phó với những thách thức trong thế kỷ 21. James Cook - một hoa tiêu thế kỷ 18 nổi tiếng với việc lập bản đồ Thái Bình Dương, New Zealand và Úc; Charles Clerke - một sĩ quan Hải quân Hoàng gia khác đã thực hiện ba chuyến hành trình trên biển; Edward Riou - người có ảnh hưởng lớn trong Chiến tranh Cách mạng Pháp là những nhà viễn thám biển tiêu biểu và là hoa tiêu của Hải quân Hoàng gia Anh. Trong một bài viết có tiêu đề “Mỹ có thể học được gì từ sự thất bại của Hải quân Hoàng gia không?”, tình trạng kém phát triển của Hải quân Hoàng gia được miêu tả là không còn duy trì được ảnh hưởng và thiếu nền tảng dẫn đến việc vị thế trên biển của mình bị sụp đổ và suy yếu. Sau khi rơi xuống vực sâu, Hải quân Hoàng gia lại một lần nữa cố gắng tự hồi sinh bằng cách sản xuất thêm nhiều tàu khu trục, tạo ra các loại tàu ngầm mới, tàu ngầm tấn công lớp Astute mới, tàu hộ tống, tàu chiến lớn hơn và tốt hơn, tàu sân bay hạng nặng có thể chứa khoảng 50 máy bay trở lên. Sự đổi mới của Hải quân Anh tập trung vào việc xây dựng lại một Hải quân Hoàng gia đã từng bất bại như trước đây là động thái củng cố lại sức mạnh quân sự quốc gia (Reuters 2016).

….

Đọc toàn bộ bản dịch tại đây.

Anna Nath Ganguly, Phó giáo sư, Ngành chính trị học, Trường Luật, Đại học Galgotias. Bài viết được đăng trên Review of Management.

Dịch giả: Nguyễn Thùy Anh, chuyên viên nghiên cứu Viện Biển Đông. Hà Văn Lực, Thực tập sinh, Viện Biển Đông.

Hiệu đính: Trần Quang