Các chiến lược gia và quan sát viên, những người đang tìm cách dự đoán những động thái tiếp theo của Trung Quốc tại Biển Đông, thường tập trung vào một số khía cạnh của vấn đề ngắn hạn, khía cạnh an ninh và khía cạnh cụ thể về vị trí địa - ví dụ như liệu và khi nào Trung Quốc sẽ chiếm giữ hoặc triển khai các căn cứ quân sự tại các thực thể tranh chấp. Đó là những câu hỏi quan trọng nhưng chỉ là một vài mảnh ghép trong bức tranh tổng thể lớn hơn. Một số văn bản chính thống của Trung Quốc cho thấy rõ hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông, Biển Hoa Đông và Ấn Độ Dương và bất cứ nơi nào khác trên biển là một phần trong chiến lược lớn hơn nhằm xây dựng Trung Quốc trở thành cường quốc biển, đây là  mục tiêu cuối cùng mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc xác định theo nghĩa rộng lớn nhất có thể và được xem là một thành tố cần thiết trong chiến lược tổng thể, để hồi sinh dân tộc.

Bài phân tích này đánh giá việc Bắc Kinh xác định chiến lược biển của mình trong các tuyên bố công khai của lãnh đạo.[1] Tác giả nhận thức có rất nhiều công trình nghiên cứu về quá trình phát triển, hoạt động, năng lực trong lĩnh vực hàng hải của Trung Quốc, đặc biệt là những khía cạnh liên quan đến an ninh, và không tìm cách viết thêm về các nội dung này.[2] Thay vào đó, nghiên cứu này sẽ tập trung vào việc tìm hiểu các hiện tượng này thông qua lăng kính các mục tiêu cũng như cách tiếp cận mà Bắc Kinh tuyên bố. Nội dung này sẽ được đánh giá một cách rộng rãi, không chỉ dừng lại ở khía cạnh an ninh. Mục đích là nhằm hiểu được nhiều hơn về ý đồ và ưu tiên chiến lược của Trung Quốc trong lĩnh vực hàng hải; đồng thời cung cấp cho giới hoạch định chính sách và các chuyên gia an ninh quốc gia vốn kiến thức cụ thể và đầy đủ nhất để đối trọng với Trung Quốc trong các vấn đề trên bin.

Bài phân tích có bố cục như sau: Thứ nhất, bài viết miêu tả mục đích cuối cùng mà Bắc Kinh đặt ra trong lĩnh vực hàng hải và mục đích cuối cùng này có mối liên hệ trực tiếp như thế nào với chiến lược quốc gia ở cấp độ cao hơn của Trung Quốc. Từ đó, bài phân tích tìm kiếm nguồn gốc chiến lược biển của Trung Quốc, chứng minh rằng khát vọng hướng tới cường quốc biển của Trung Quốc không phải là mới, trái lại đã có nguồn gốc từ lâu liên quan tới an ninh và lợi ích phát triển của Trung Quốc. Sau đó, bài viết đánh giá về chiến lược biển hiện nay của Trung Quốc, lập luận rằng Trung Quốc đang mở rộng cách tiếp cận và sử dụng mọi công cụ quản lý nhà nước để đạt được mục tiêu đề ra. Tiếp theo, bài viết cũng nhận định về triển vọng tương lai chiến lược đó thông qua xem xét cách thức Trung Quốc phát triển quan điểm về quyền và lợi ích trên biển của mình.

MỤC ĐÍCH CHIẾN LƯỢC TỐI THƯỢNG CỦA TRUNG QUỐC: CƯỜNG QUỐC TRÊN BIỂN

Bước đầu tiên trong việc hiểu được chiến lược biển của Trung Quốc là hiểu Trung Quốc đặt ra mục đích cuối cùng ra sao trong lĩnh vực biển. Theo ngôn ngữ riêng của Bắc Kinh, nước này cố gắng xây dựng Trung Quốc trở thành cường quốc biển. Nhiều văn bản quy phạm của Cộng Hoà Nhân dân Trung Hoa (PRC) đưa ra thuật ngữ - 海洋强国 đây thường được xem là cách tuyên bố về một nhiệm vụ tổng thể cho hàng loạt các chương trình trên biển như: thăm dò biển sâu, ngoại giao duyên hải, tuần tra thực thi pháp luật, phát triển ngành công nghiệp đánh cá, các chiến dịch quan hệ công chúng (PR) nhằm củng cố các yêu sách lãnh thổ trên biển của Trung Quốc, phát triển lực lượng hải quân và xây dựng trên các thực thể tại Biển Đông.[3]

Trong khi các văn bản pháp quy của chính phủ Trung Quốc năm 2003 mới liệt kê “xây dựng Trung Quốc trở thành cường quốc trển biển” (hay đơn giản “xây dựng cường quốc biển”) như là một mệnh lệnh chiến lược, thuật ngữ này đã nổi lên với ý nghĩa chính trị từ ngày 8/11/2012. Vào ngày đó, Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào kêu gọi “xây dựng Trung Quốc trở thành cường quốc biển” trong Bản báo cáo làm việc tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đại hội tập hợp các quan chức cao cấp của Đảng được tổ chức năm năm một lần, đưa ra các định hướng về những ưu tiên chính sách quan trọng của quốc gia.[4] Bài diễn văn của ông Hồ tại Đại hội Đảng nhấn mạnh mục tiêu xây dựng cường quốc biển được nâng cấp thành một ưu tiên quốc gia.

Phát biểu của Hồ Cẩm Đào liệt kê bốn đặc điểm của cường quốc biển; tất cả các đặc điểm đều có nhiệm vụ xác định cách tiếp cận chiến lược tổng thể của Bắc Kinh trong lĩnh vực hàng hải:[5]

- Khả năng khai thác nguồn tài nguyên đại dương.

- Kinh tế biển phát triển.

- Bảo tồn môi trường biển

- Kiên quyết bảo vệ quyền và lợi ích trên biển.

Bình luận mang tính chất định hướng về bài phát biểu của ông Hồ chỉ rõ rằng Bắc Kinh coi việc sử dụng toàn bộ cách thức thể hiện nỗ lực liên quan đến đại dương là một yêu cầu để đạt được những tham vọng chiến lược của Trung Quốc. Trong một bài báo được đăng tải nhanh sau bài phát biểu của ông Hồ Cẩm Đào, Liu Cigui, Giám đốc Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc (SOA) định nghĩa cường quốc biển là một đất nước có “sức mạnh và khả năng toàn diện để phát triển, sử dụng, bảo vệ và kiểm soát đại dương.” Ông không nói rõ ý nghĩa của “kiểm soát” (管控), từ góc độ địa lý hay thực thi. Tuy nhiên, ông không sử dụng thuật ngữ mà các nhà chiến lược Trung Quốc thường sử dụng để miêu tả khái niệm quân sự của Phương Tây về “kiểm soát trên biển” (Sea control) hay “chỉ huy trên biển” (Sea Command), (制海权). Thay vào đó, ông đã sử dụng thuật ngữ có tính chất phổ quát hơn với ý nghĩa mang tính chất quản lý hay hành chính.[6] Ông Liu cũng viết về hình thức nên có của cường quốc biển; ngành công nghiệp liên quan đến biển có thể tạo ra tỷ lệ tương đối lớn đối với tổng thể nền kinh tế Trung Quốc; số lượng lớn các ngành nghề liên quan đến biển có thể đạt được những thành tựu về khoa học và công nghệ; việc khai thác các nguồn tài nguyên biển nên được tiến hành một cách bền vững; năng lực phòng thủ nên đủ mạnh để bảo vệ chủ quyền quốc gia và quyền, lợi ích trên biển, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ hoà bình, thúc đẩy sự phát triển của các vấn đề trên biển quốc tế.[7] Ông đã vẽ ra một bức tranh toàn diện và đầy tham vọng.

Sau này, Tổng Bí Thư Tập Cận Bình đã mở rộng và làm rõ mối liên hệ giữa Cường quốc biển và các mục tiêu chiến lược của Trung Quốc, cho thấy rõ sức mạnh trên biển vừa là yêu cầu và vừa là hình thức chứng minh sự trỗi dậy của Trung Quốc với tư cách là một cường quốc vững mạnh. Ông Tập đã chỉ ra rõ mối liên hệ giữa chiến lược biển và việc Trung Quốc đạt được các mục tiêu chiến lược quốc gia trong trung và dài hạn: “xây dựng một xã hội thịnh vượng hài hoà ở mọi lĩnh vực” (全面建成小康社会) từ nay đến năm 2021 (Kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc); và “Đại hồi sinh dân tộc Trung Hoa” (中华民族伟大复兴), hay hồi sinh quốc gia, từ nay đến năm 2049 (Kỷ niệm 100 năm thành lập nước CHND Trung Hoa). [8] Tháng 7/2013, Tập Cận Bình đã điều hành một phiên họp nghiên cứu của Bộ Chính trị về các vấn đề trên biển, trong đó, ông nhấn mạnh Cường quốc biển là đóng vai trò chủ đạo cho sự “Phát triển kinh tế vững bền và thịnh vượng” (经济持续健康发展) và “bảo vệ các lợi ích về chủ quyền quốc gia, an ninh và phát triển” ( 护国家主权、安全、发展利益). Điều này thúc đẩy cho lập luận tiếp theo của ông: Cường quốc biển là nhân tố quan trọng để đạt được một xã hội thịnh vượng hài hoà và hồi sinh quốc gia.[9]

Khi giải thích chi tiết hơn về cường quốc biển vào năm 2014, ông Liu đã làm rõ hơn các tiêu chuẩn mà ông Tập đề ra: mục tiêu tạm thời là từ nay tới năm 2020, “tạo ra cơ sở vững chắc để xây dựng cường quốc biển.”[10] Sau đó, theo ông Liu, Trung Quốc “sẽ dần tiến vào các vị trí cường quốc biển trên thế giới, và trở thành cường quốc biển chính của thế giới” từ nay tới năm 2049.[11] Tuyên bố rõ ràng về tham vọng dài hạn của Trung Quốc thực sự là điều bất thường bởi nước này có lẽ thường không muốn tuyên bố công khai, có thể là do Trung Quốc nhận thức điều đó có thể gây ra sự chú ý.

NGUỒN GỐC LÂU ĐỜI VỀ CƯỜNG QUỐC BIỂN

Nhiệm vụ xây dựng cường quốc biển gần đây của Trung Quốc có dấu ấn từ nhiều thập niên trở về trước. Phần tiếp theo sẽ không trình bày lại toàn bộ lịch sử về tham vọng xây dựng cường quốc biển của Trung Quốc; thay vào đó, phần này nhằm (1) làm sáng tỏ các vấn đề mang đậm tính chiến lược và tâm lý định hướng các mục tiêu và cách ứng xử trên biển của Trung Quốc cho tới ngày nay; (2) chỉ ra chiến lược biển đã nhất quán theo thời gian ra sao vẫn trong quá trình phát triển; và (3) đưa ra một số ví dụ cho thấy sự thay đổi chính trong học thuyết, các luật, những cương lĩnh mang tính chất định hướng được coi là cơ sở cho hành vi của Trung Quốc những năm sau này.

Là Nạn nhân, Bất lợiTụt hậu

Chiến lược biển của Trung Quốc có gốc rễ từ lịch sử hàng trăm năm nay. Theo một học giả người Trung Quốc, “trải nghiệm lịch sử hiện đại cay đắng của Trung Quốc xuất phát biển.”[12] Các học giả Trung Quốc đánh giá vào cuối thế kỷ 20, Trung Quốc mới tham gia vào lĩnh vực biển quốc tế với tâm thế của một nạn nhân, bất lợi và tụt hậu. Trước hết, các nhà chiến lược Trung Quốc than vãn rằng, trong suốt “Thế kỷ nhục nhã” cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, từ đường biển, Trung Quốc đã bị các nước xâm lược Phương Tây và Nhật Bản đối xử bất công. Những tác giả này miêu tả quá trình bị nạn nhân hóa của Trung Quốc chính là một trở ngại lớn  mà Trung Quốc phải vượt qua với sự hiểu biết chính xác, kế hoạch thận trọng và nỗ lực bền bỉ.[13] Nguồn gốc gây đau khổ thứ hai là “vị trí địa lý bất lợi của Trung Quốc”; các nhà chiến lược chỉ ra rằng Trung Quốc “bị bao vây” bởi các chuỗi đảo ở phía Tây Thái Bình Dương. Chuỗi đảo này có thể được sử dụng làm điểm xuất phát cho các cuộc tấn công từ ngoại quốc, các eo biển và đường biển gần chuỗi đảo có thể trở thành các điểm yết hầu, cắt đứt các nguồn cung.[14] Thứ ba, các học giả đã đổ lỗi cho những nhà cầm quyền của Trung Quốc, tỏ ra nuối tiếc khi Trung Quốc quay lưng lại với biển vào thế kỷ thứ 15, dẫn đến tình trạng tụt hậu trong cuộc đấu tranh vì quyền lợi cũng như tầm ảnh hưởng vào thế kỷ thứ 20, trong khi đó, nhiều quốc gia khác đã đạt được những bước tiến lớn trong khai thác đại dương vì phồn thịnh, sức mạnh và quyền uy.[15]

….

Đọc toàn bộ bản dịch tại đây.

Liza  Tobin là nhà phân tích về Trung Quốc tại Bộ chỉ hủy Thái Bình Dương của Mỹ. Bà công tác 12 năm cho quân đội và các cơ quan chính phủ Mỹ với vai trò chuyên gia Trung Quốc về kinh tế, chính trị và an ninh. Bài viết được đăng trên U.S. Naval War College Review.

Lan Hương (dịch)

Trần Quang (hiệu đính)



[1] Bắc Kinh được sử dụng ở đây để chỉ các Người Phát ngôn viên thay mặt Đảng hay Chính phủ, hay các văn bản chính thức củ Đảng và Chính phủ.

[2] Viện Nghiên cứu biển Trung Quốc tại Trường Đại học chiến tranh là nơi cung cấp nhiều phân tích cho chủ đề này. Đồng thời, để tham khảo nghiên cứu tuyệt vời và chuyên sâu về sự trỗi dậy trên biển của Trung Quốc tham khảo:  Toshi Yoshihara và  James Holmes, Red Star over the Pacific: China’s Rise and the Challenge to U.S. Maritime Strategy (Annapolis, MD: Naval Institute Press, 2013). Để đánh giá thêm một số thành tố chủ chốt của cường quốc biển Trung Quốc (Hải quân, Cảnh sát biển, dân quân biển, tàu thương mại, ngành đóng tàu và nghề cá), tham khảo Michael McDevitt [Rear Adm., USN (Ret.)], Becoming a Great “Maritime Power”: A Chinese Dream (Washington, DC: CNA, June 2016), đăng tải trên www.cna.org/.

[3] 建设海洋强国 có nghĩa là “Xây dựng cường quốc biển” hay “xây dựng Trung Quốc trở thành cường quốc biển.”Bài báo này sự dụng thay phiên các thuật ngữ trên. “Cường quốc biển” (海洋强国) cũng có thg cme great powerhese vaà “strong maritime nation” hay đơn giản lơn là “maritime power.”

[4] “State Council Notice on Issuing National Maritime Economic Development Plan Out- line,” Xinhua, 2003, news.xinhuanet.com/; Hu Jintao, “Report to 18th Communist Party Congress on 8 November 2012,” Xinhua, November 17, 2012, news.xinhuanet.com/.

[5] Hu Jintao, “Report to 18th Communist Party Congress on 8 November 2012.”

[6] Liu Cigui, 十八大报告首提 海洋强国 有重要现实和战略意义 [“‘Maritime Great Power’ as First Raised at the Eighteenth Party Congress Has Important Practical and Strategic Meaning”], State Oceanic Adminis- tration, November 10, 2012, www.soa.gov.cn/. Để tham khảo quan điểm của Trung Quốc về “sea command”  khi áp dụng vào các cường quốc biển trong lịch sử và tới tình hình hiện nay của Trung Quốc, tham khảo Liang Fang, 海上战略通道论 [On Maritime Strategic Access] (Beijing: Current Events, 2011). Các quan chức Trung Quốc đã từ chối sử dụng “sea control” như Phương Tây, theo nghĩa của quân sự; Ngoại trưởng Trung Quóc Vương Nghị trong một cuộc họp báo ngày 8/3/2017 tuyên bố: “Trong khi một số người trên thế tới tin rằng trong lý thuyết của Alfred Mahan về kiểm soát biển, người Trung Quốc ưu tiên cách tiếp cận của Zheng He và đánh giá cao hợp tác trên biển.” Tham khảo  “Foreign Minister Wang Yi Meets the Press,” Foreign Ministry of the People’s Republic of China [hereafter FMPRC], www.fmprc.gov .cn/.

[7] Liu Cigui, 努力实现从海洋大国向海洋 强国的历史跨越 [“Striving to Realize the Historical Leap from Being a Large Maritime Country to Being a Maritime Great Power”], State Oceanic Administration, June 9, 2014, www.soa.gov.cn/.

[8]Các mục tiêu chiến lược này được Hồ Cẩm Đào đưa ra tại Đại hội Đảng lần thứ 18 và được biết là hai “mục tiêu 100 năm.” “Hồi sinh dân tộc được biết vắn tắt là giấc mộng Trung Hoa, và ở thể đầy đủ là “Xây dựng Trung Quốc trở thành nước XHCN hiện đại, hưng thịnh, vững mạnh, dân chủ, văn hoá tiến bộ và hài hoà” từ nay tới năm 2049. Tham khảo “Achieving Rejuvenation Is the Dream of the Chinese People,” Diễn văn của Tập Cận Bình ngày 29/12/ 2012, đăng tải bằng phiên bản tiếng Anh: Xi Jinping, The Gov- ernance of China (Beijing: Foreign Language, 2014).

[9] 习近平在中共中央政治局第八次集体学习 时强调进一步关心海洋认识海洋经略海 洋推动海洋强国建设不断取得新成就 [“Xi Jinping at the 8th Politburo Study Session Emphasizes Continuing Being Concerned with the Ocean, Knowing the Ocean, and Planning and Controlling the Ocean, to Unceasingly Make New Achievements in Promoting the Building of Maritime Great Power”], Xinhua, July 31, 2013, news .xinhuanet.com/.

[10] Ông Liu liệt kê một danh sách dài các mục tiêu cụ thể cần đạt được từ nay tới năm 2020, bao gồm: tăng gấp đôi sản lượng trên biển so với năm 2010, cải tiến, tối ưu hoá không gian phát triển trên biển, kiểm soát suy thoái môi trường, cải thiện phòng chống và giảm thiên tai, cải thiện phối hợp, tham gia và có vai trò trong các vấn đề biển quốc tế, nâng cao nhận thức về đại dương, cải thiện hệ thống quy phạm pháp luật và pháp quy, bảo vệ quyền, lợi ích, an ninh; và phát triển các địa phương và thành phố biển.

[11] Liu Cigui, “Striving to Realize the Historical Leap.” Trong tiếng Trung, “trở thành cường quốc biển chính trên thế giới”  (TA: “become [the/a] main maritime great power in the world”) là  成为 世界上主要的海洋强国. Trung Quốc không sử dụng quán từ “A” hay “The” nên các phiên bản dịch còn gây nhiều tranh cãi. Hơn nữa, Bắc Kinh không thể hiện tuyên bố cho rằng họ không tìm kiếm sự thống trị toàn cầu, sẽ  không trở thành bá chủ trên biển, và thường tuân thủ nguyên tắc “đại dương hài hoà” để mô tả “Cường quốc biển”.

[12] Cao Wenzhen, “PRC Ocean University In- ternational Issues Research Institute Director Links China Dream, Seapower” [in Chinese], Zhongguo Haiyang Bao, 21/7/2014.

[13] Yan Youqiang Chen Rongxing, “Naval Officers on International, Chinese Maritime Strategy,” China Military Science (20/5/1997).

[14] Liang Fang, On Maritime Strategic Access. Tham khảo Tiểu mục 1, mục 1. 1, “Status and Role of Maritime Strategic Access in Progress of China’s Peaceful Development.”

[15]  Các chiến lược gia Trung Quốc nhận định rằng, bắt đầu từ thế kỷ XV, các nhà cầm quyền triều đại Ming Trung Quốc  bắt đầu giảm các chuyến đi ra biển tới Đông Nam Á, Ấn Độ, Châu Phi (dẫn đầu là Đô Đốc Trịnh Hoà). Trong nhiều thế kỷ sau đó, các nhà cai trị tập trung vào bên trong, chấm dứt thời kỳ phát triển trên biển của Trung Quốc, trong khi các quốc gia Châu Âu vẫn tiếp tục mở rộng. Điều này là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Trung Quốc dưới  triều đại Nhà Thanh, khi Trung Quốc thất thủ trên biển trước các quốc gia Phương Tây và Nhật bản. Trong những thập niên đầu sau khi thành lập CHND Trung Hoa năm 1949, các nhà chiến lược quân sự Trung Quốc tiếp tục tập trung vào các mối đe doạ trên bộ và Hải quân chỉ được xem là lực lượng hỗ trợ quân đội.

Tham khảo Andrew S. Erickson và Lyle J. Goldstein, “Chinese Perspectives on Maritime Transformation,” in China Goes to Sea, ed. Andrew S. Erickson, Lyle J. Goldstein, and Carnes Lord (Annapolis, MD: Naval In- stitute Press, 2009); Yan Youqiang and Chen Rongxing, “Naval Officers on International, Chinese Maritime Strategy”; Yan Youqiang và Chen Rongxing, “PRC Ocean Special- ists Explain ‘National Ocean Development Project Plan’ in 12th Five-Year Program” [in Chinese], Beijing Renmin Haijun, April 1, 2013; and Zhang Shiping, 中国海权 [China’s Sea Power] (Beijing: People’s Daily Publishing, 2009).