(Phần 1; Phần 2)

Sứ mệnh của MSA bao gồm thanh tra và đăng ký tàu thuyền của Trung Quốc và nước ngoài neo đậu ở cảng Trung Quốc, điều tra các vụ tai nạn đường biển, huấn luyện và cấp phép cho thủy thủ, giám sát giao thông đường biển, duy trì sự hỗ trợ cho các chuyến hải hành, thi hành luật hàng hải quốc tế và nội địa, và làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn trên biển. Có tất cả 14 cơ quan MSA ở địa phương, đặt chủ yếu ở các tỉnh ven biển và một số ở các trung tâm cảng sông trong nội địa, và ở một vài tỉnh ven biển khác có các trung tâm cứu nạn.40 Tác giả đã may mắn được thăm Trung tâm Điều phối Cứu nạn Thượng Hải (RCC) vào tháng 11/2007. Để phục vụ tốt cho một trong những cảng biển sầm uất nhất thế giới, RCC Thượng Hải được trang bị hệ thống quản lý tàu bè hiện đại và đồng bộ. Ngoài RCC, cảng Thượng Hải còn được hỗ trợ bởi ít nhất 11 trạm rada và 2 trung tâm dò tìm tàu thủy41. Những hệ thống này được hỗ trợ từ Hệ thống Định danh Tự động (AIS), mà theo quy định của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO), đòi hỏi tàu bè có trọng tải trên 300 tấn phải tự động báo cáo vị trí, hải trình và tốc độ của tàu tại thời điểm đó.42 Những hệ thống này đã cách mạng hóa việc điều hành giao thông tàu thủy và nâng cao mối quan tâm về hàng hải lãnh thổ trên tất cả các đại dương, đặc biệt là dọc bờ biển Trung Quốc; một bước tiến quan trọng đã được thi hành để xây dựng nên các trung tâm AIS dọc theo suốt chiều dài của các hải trình bận rộn.43 Một cách thức dò tìm tàu thủy khác được các cơ quan có thẩm quyền Trung Quốc sử dụng là hệ thống Thông báo tàu thuyền Trung Quốc (CHISREP). Hệ thống này yêu cầu tàu thủy mang cờ Trung Quốc phải thông báo vị trí thường xuyên cho trung tâm điều phối. Có nét gì đó giống với hệ thống Amver (Hệ thống cứu nạn tàu tương trợ tự động) của Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ, nơi được coi là “đầu mối” về vị trí của tàu thương mại trên toàn cầu, CHISREP có tầm quan trọng rõ rệt trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn, bên cạnh một số ứng dụng khác có thể thấy được – ví dụ như trong việc kiểm soát ô nhiễm. Một công nghệ quan trọng khác được đưa ra giới thiệu ở RCC Thượng Hải trong chuyến thăm của tác giả là hệ thống truyền hình khép kín bao phủ khắp khu vực cảng của sông Hoàng Phố, điều này đã nâng cao độ an toàn, an ninh và khả năng quản lý cảng. Tuy có được hệ thống tương trợ lẫn nhau đa dạng này, một số vấn đề cũng xuất hiện, đặc biệt là trong lĩnh vực điều phối. Ví dụ, các nhân viên của RCC Thượng Hải thừa nhận rằng trong khi các màn hình định vị có thể dễ dàng xác định vị trí của tài sản thuộc kiểm soát của MSA, họ khó có thể xác định tàu thuyền của BCD/Tuần duyên Trung Quốc trong cùng một khu vực.

Vị thế quan trọng của MSA trong số các con rồng chấp pháp của Trung Quốc được xác nhận thông qua việc đầu tư vốn cho cơ quan này – nhiều tàu và máy bay mới. (Cần lưu ý rằng tàu của MSA không được vũ trang – khác hẳn so với Tuần duyên Hoa Kỳ và các lực lượng tuần duyên trên thế giới) Việc hạ thủy tàu Haixun 31 tương đối lớn (3,000 tấn) vào năm 2004 mở đầu cho việc chuyển dần sang các tàu cứu nạn có thể đi trên đại dương. Tuy rằng những tàu này được báo cáo là cũng có vấn đề, cụ thể là thiết bị thông tin, loại tàu này được chú ý không chỉ bởi tải trọng lớn của nó mà còn là tàu đầu tiên của MSA có thể chuyên chở trực thăng.44 Một cuộc tập trận vào tháng 6/2008 để tuần tra vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc tại Biển Đông đã được truyền thông phương Tây đưa tin đầy đủ.45 Hai tàu ra đời sau là Haixun 21 và Haixun 11, trong đó tàu Haixun 11 được đưa vào hoạt động từ tháng 9/2009 và có trọng tải tương đương 3,000 tấn. Có vẻ như Haixun 11 đang được neo ở cảng Uy Hải, tỉnh Sơn Đông.46

Thêm ba tàu mới, trọng tải lớn vừa được MSA đưa vào sử dụng, bao gồm chiếc Nanhaijiu 101, Nanhaijiu 112 Beijhaijiu 111. Những chiếc tàu rất lớn này – Nanhaijiu 101 có trọng tải 6,257 tấn, và tất cả các tàu đều có chuyên chở trực thăng – mang những nét đặc trưng trong thiết kế của loại Haixun 31. Với boong trước mũi tàu và cấu trúc phần trên tàu nổi bật cùng với sàn sau đuôi tàu rất thấp, các tàu này giống với những chiếc tàu kéo khổng lồ, hơn hẳn những loại tàu tương tự của Lực lượng Tuần duyên Nhật Bản. Các loại tàu cũng được trang bị những thiết bị hiện đại nhất, ví dụ như loại chân vịt biến bước giúp cho việc điều khiển các tàu lớn được thuận tiện hơn. Chủ trương hiện nay của MSA là cho phần lớn các tàu của mình ra khơi trong 2 tuần, sau khi chỉ dành 1 ngày neo ở cảng để tiếp nhiên liệu trước khi trở lại nhiệm vụ. Có khoảng 2 thủy thủ đoàn cho mỗi tàu, mỗi đoàn ra khơi cùng tàu trong hai tháng liên tục, sau đó lên bờ một tháng. Thủy thủ đoàn sẽ ở trên biển khoảng 8 tháng/năm.47

Ảnh 5. Tàu loại lớn Haixun 11 của MSA được hạ thủy vào tháng 9/2009 ở Thanh Đảo. Xét về nhân lực và nguồn lực, MSA, trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, có vẻ như là cơ quan quản lý hàng hải dân sự có ảnh hưởng nhất Trung Quốc. (Diễn đàn Quốc phòng Trung Quốc)

 

Đối với các tàu nhỏ hơn, một thiết kế mang tính đột phá khác đã được sử dụng cho tàu Beihaijiu 201 mới hạ thủy. Chiếc tàu nhỏ này là loại thuyền hai thân cao tốc, thiết kế theo mô hình các thuyền phà thương mại hiện đại.48 MSA hiện vẫn thiếu các thuyền lướt có động cơ loại nhỏ và hiện đang tiến hành mua một vài chiếc loại này từ Anh Quốc.49

Ảnh 6. Thuyền hai thân, Donghai Jiu 201, đang được Cục cứu hộ và trục vớt thuộc Cơ quan quản lý an toàn hàng hải Trung Quốc sử dụng. Các loại thuyền hai thân đang được sử dụng rộng rãi như những chiếc phà chuyên chở và cũng được Hải quân PLA sử dụng. (Diễn đàn Quốc phòng Trung Quốc)

 

Tuy nhiên, việc hạ thủy vào năm 2008 ở Vũ Hán một tàu thủy 40m dùng cho các nhiệm vụ cứu hộ ở sông Trường Giang đã chứng tỏ sự quan tâm của MSA đến các loại tàu nhỏ.50 Quá trình trang bị các thiết bị cứu hộ không vận diễn ra chậm hơn. Chắc chắn là, các nhà phân tích hàng hải Trung Quốc thừa nhận tầm quan trọng của trực thăng trong công tác tuần duyên hiện nay.51 Các tác giả của nghiên cứu từ Học viện Ninh Ba kết luận: “Một chiếc trực thăng hoạt động từ tàu mẹ có giá trị rất lớn… nhất là trong việc thực thi pháp luật trên đại dương.”52 Tuy nhiên, khả năng tìm kiếm cứu hộ bằng máy bay hiện nay đang được xây dựng lại một cách thực chất từ đầu. Tuy hàng loạt các căn cứ phi cơ của MSA được thành lập năm 2004, có vẻ như không quá 12 máy bay đang được hoạt động.53  Điểm thú vị là, MSA cũng sở hữu một số lượng trực thăng Sikorsky. Một số phi vụ giải cứu bằng trực thăng có diễn ra, nhưng các phi vụ bay đêm đều bị hạn chế. Theo các nhân viên của MSA, vấn đề mấu chốt ngăn cản việc mở rộng các phi vụ bay của MSA là việc huấn luyện cho cả phi công và các người nhái cứu hộ. Trong cả hai lĩnh vực này, Trung Quốc đã có những đề xuất táo bạo như đề nghị sự giúp đỡ từ phía Tuần duyên Hoa Kỳ (USCG), tuy nhiên, USCG hiện không có phản ứng gì. Cho đến nay, các đơn vị Tuần duyên Trung Quốc chủ yếu được trợ giúp huấn luyện bởi các cơ quan hộ tống và cứu hộ không vận của Hong Kong. Theo một kế hoạch của MSA công bố đầu năm 2003, mục tiêu của tổ chức này là phải đạt đến việc tìm kiếm cứu nạn hiệu quả trong phạm vi 50 dặm từ bờ biển, với thời gian phản ứng là 150 phút; cho đến năm 2020, thời gian ứng cứu phải được cải thiện còn không quá 90 phút. Phạm vi của các chiến dịch tìm kiếm cứu nạn phải được mở rộng đáng kể để bao trùm lên toàn bộ vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc.64 Công tác cứu hộ trên biển của Trung Quốc đã có bước tiến dài trong thời gian ngắn. Vào năm 1999, MSA đã phải đương đầu với một thảm họa giống với dạng thảm họa Titanic khi phà chở khách Dashun bị đánh đắm do thời tiết xấu cách bờ biển Hoàng Hải vài dặm. Chỉ có 22 người sống sót trong số 304 hành khách và thủy thủ đoàn.55 Tai nạn này, được xem là một thảm kịch lớn, đã thôi thúc những nỗ lực thiết lập các đơn vị giải cứu hàng hải có chất lượng hơn.

Ảnh 7. Việc tìm kiếm cứu nạn là một nhiệm vụ quan trọng của MSA và lực lượng phi cơ hiện nay đang là ưu tiên phát triển của MSA và các cơ quan quản lý hàng hải dân sự Trung Quốc nói chung. Tuy nhiên, phi cơ hải vận hiện là một khái niệm tương đối mới đối với các cơ quan quản lý hàng hải dân sự Trung Quốc. (Diễn đàn Quốc phòng Trung Quốc)

 

Ảnh 8.Một phi vụ cứu nạn bằng trực thăng của Cơ quan quản lý an toàn hàng hải. Trung Quốc bắt đầu sử dụng trực thăng cho các chiến dịch cứu nạn hàng hải dân sự từ năm 2006. (Diễn đàn Quốc phòng Trung Quốc)

 

Như thuyền trưởng Bernard Moreland của Tuần duyên Hoa Kỳ, từng là tùy viên quân sự của Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh, viết vào năm 2007, “Trong chưa đầy 10 năm sau thảm kịch Dashun, Trung Quốc đã có đơn vị tìm kiếm cứu nạn hàng hải chuyên nghiệp và thường trực.”56 Thực tế, MSA có thể phấn đấu đạt một số chỉ tiêu, như việc trong vòng 10 năm giảm 1/3 số người chết trong tai nạn hàng hải trong mỗi quý. Một mạng lưới cứu hộ mới được thiết lập dọc sông Trường Giang trong năm 2001.57 Trong hai năm 2002-2003, MSA đã tiến hành 520 phi vụ cứu hộ, với 1,303 lượt tàu xuất kích, 25 lượt máy bay; trong tổng 14,901 người gặp nạn, 13,997 đã được cứu thoát, bao gồm trong đó 787 công dân nước ngoài.58

Một thành tố quan trọng trong việc thúc đẩy tính chuyên nghiệp của MSA là tờ tạp chí chuyên ngành có chất lượng của cơ quan này, tờ Các vấn đề biển Trung Quốc (Trung Quốc Hải sự). Điểm đáng chú ý là tạp chí thường sử dụng rất nghiêm túc phương pháp tình huống: các vụ tai nạn được mô tả, phân tích và đưa ra những bài học có thể ứng dụng trong công tác tương lai.59 Không chỉ miêu tả các vụ tai nạn diễn ra trong vùng biển của Trung Quốc, tạp chí này còn nghiên cứu các sự kiện diễn ra khắp thế giới, như vụ đắm phà chở khách gần đây của Ai Cập ở Biển Đỏ, gây thiệt hại lớn về người.60 Hơn nữa, một điểm nổi bật lớn của tạp chí này là việc học tập kinh nghiệm, quy trình của công tác cứu hộ và an toàn hàng hải ở các quốc gia khác.61

Một nội dung phổ biến khác của Các vấn đề biển Trung Quốc là cho đăng tải các luật mới công bố, các vấn đề liên quan đến ô nhiễm nguồn nước, ứng phó khẩn cấp với bão, các công nghệ mới và giới thiệu các đơn vị cứu hộ nước ngoài.62 Nói về công tác ứng phó bão, Trung Quốc đã nhận được nhiều khen ngợi trong những năm gần đây vì sự chuẩn bị chu đáo và việc thi hành các kế hoạch khẩn cấp ứng phó với các cơn bão từ biển đổ vào đất liền.63 MSA đã đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Trung Quốc sẵn sàng ứng cứu và làm sạch các vụ tràn dầu. Vào tháng 9/2008, Trung Quốc đã kí cam kết hỗ trợ lẫn nhau cùng với Nhật, Nga và Hàn Quốc về ứng phó với các vụ tràn dầu.64 Cam kết này là kết quả của sự kiện tràn dầu vào tháng Mười Hai 2007 của tàu dầu Hebei Spirit của Hong Kong ở ngoài khơi bờ biển Triều Tiên; Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc đã cử 2 tàu đến trợ giúp việc làm sạch.65

Không giống với BCD, MSA không có một học viện chính thức. Các trường đại học hàng hải chính ở Đại Liện, Thượng Hải, và Hạ Môn rõ ràng là nguồn đào tạo để MSA tuyển dụng. So với các trường tương đương của Hoa Kỳ, như King’s Point và Học viện Hàng hải Maine, các trung tâm học thuật này của Trung Quốc dường như khá ấn tượng.66

Phần tiếp theo “Cơ quan Đảm bảo Thi hành Luật Ngư nghiệp

 

Lyle J. Goldstein, Trường Cao đẳng Hải chiến Hoa Kỳ

Hiếu Minh, Ngọc Trang, Hà Tuyên (dịch)

Đỗ Thị Thủy (hiệu đính)

Bản  gốc tiếng Anh "Five Dragons Stirring Up the Sea - Challenge and Opportunity in China's Improving Marritime Enforcement Capabilities ", Tạp chí Nghiên cứu biển Trung Quốc, số 5, tháng 4/2010, Trường Cao đẳng Hải chiến, Newport, Rhode Island, Hoa Kỳ

Đề nghị chỉ được dẫn đường link mọi thông tin, bài viết  trên www.nghiencuubiendong.vn, không đăng lại khi chưa có sự đồng ý của Ban Biên tập NCBĐ.

CHÚ THÍCH:

40.  “‘十五海事成果辉煌和谐发展还看令朝” [Các Thành tựu lớn về biển trong toàn bộ giai đoạn kế hoạch 5 năm lần thứ 10 và sự Phát triển hài hòa hiện nay và trong tương lai], 中国海事 [Các Vấn đề Biển của Trung Quốc] (tháng 1, 2006), trang 11.

41.  Thượng Hải MSA (Thượng Hải: 2005), trang 13.

42.  Đối với thảo luận về Hợp nhất AIS ở Trung Quốc, xem, ví dụ  陆悦铭, 周懿宗 [Lục Duyệt Minh - Lu Yueming và Chi Ý Tống - Zhou Yicong], “关于国轮在设置, AIS设备中存在的问题和一些思考” [Một số vấn đề và suy tính liên quan đến việc lắp đặt và sử dụng các thiết bị AIS ra nước ngoài trên tàu của Trung Quốc], 中国海事 [Các Vấn đề về Biển của Trung Quốc] (tháng 7, 2006), trang 35–37; 张哲, 卢言朋, 邓霞 [Trương Triết - Zhang Zhe, Lô Ngôn Bằng - Lu Yanpeng, và Đặng Hạ - Deng Xia], “关于我国进行远距离AIS信息探测的研究” [Nghiên cứu về phát hiện có giao thông thư tín AIS tầm xa ở Trung Quốc], 中国海事 [Các Vấn đề Biển của Trung Quốc] (tháng 12, 2007), trang 52–55; và 赵海波, 张英俊 [Triệu Hải Ba - Zhao Haibo and Trương Anh Tuấn - Zhang Yingjun], “中国北方海区AIS应用研究” [ Nghiên cứu về ứng dụng AIS ở khu vực phía Bắc Trung Quốc], 大连海事大学学报 [Tập san của Đại học Hàng hải Đại Liên] 33 (tháng 12, 2007), trang 81–86.

43.  Chủ tịch MSA của Thượng Hải, phỏng vấn, tháng 11, năm 2007

44.  程彪 [Trình Bưu - Cheng Biao], “海巡31号船通导设备安装调试问题的分析及解决方案” [Phân tích và Giải pháp của gỡ bỏ Thiết bị bên Ngoài Tàu Haixun 31, Dự án Mở đường cho Bộ Viễn thông], 广船科技 [Khoa học và Công nghệ đóng tàu ở Quảng Đông] (tháng 2, 2005), trang 88.

45.  Xem “Trung Quốc điều hạm đội tuần tra đến biển Hoa Đông,” 中国网 [Mạng Trung Quốc], 1 tháng 7, 2008, www.china.org.cn/china/national/2008-07/01/ content_15915452.htm.

46.  林红梅 [Lâm Hồng Mai - Lin Hongmei], “我国最大最先进的海事巡视船海巡11’列编” [Tàu tuần duyên trên biển “Haixun 11” hiện đại nhất và lớn nhất của nước ta đã gia nhập hạm đội], Tân Hoa Xã, 28 tháng 9, 2009

47.  Phỏng vấn, Bắc Kinh, tháng 4, 2009.

48.  Thật tình cờ, thiết kế của tàu đôi này rất giống với thiết kế của loại tàu tấn công nhanh 022 của Hải quân PLA-một trong số ít tàu trên cạn được sản xuất hàng loạt cùng với hải quân Trung Quốc.

49.  Đội trưởng Bernard Moreland, USCG (Sỹ quan liên lạc USCG, Đại sứ quán Mỹ, Bắc Kinh), các thảo luận với tác giả, tháng 11, 2007.

50.  “CSC All-Weather Patrol Rescue Ship Launched,” 国际船艇 [Các tàu và thuyền trên thế giới] (tháng 5, 2008), trang 6.

51.  Mức độ lợi ích cao của Trung Quốc trong vấn đề này đã rõ, ví dụ, trong 张显库, 尹勇, 金一丞 [Trương Hiển Khố - Zhang Xianku, Doãn Dũng - Yin Yong, và Kim Nhất Thừa – Jin Yicheng], “海上搜救模拟器的直升机悬停鲁棒控制” [Tăng cường kiểm soát đối với máy bay trực thăng do thám biển và cứu hộ giả], 中国航海 [Hàng hải của Trung Quốc] số 1 (tháng 3, 2008), trang 1–5; và 贺欣 [Hạ Hân - He Xin], “救助直升机救助半径分析计算” [Phân tích và Tính toán về một loạt dịch vụ của Trực thăng cứu hộ], 大连海事大学学报 [Tập San của Đại học Hàng hải Đại Liên] (tháng 6, 2007), trang 122–23.

52.  Hà Trung Long - He Zhonglong cùng các cộng sự., Nghiên cứu về việc Phát triển Cảnh sát Biển của Trung Quốc, trang 111.

53. Theo sỹ quan liên lạc Bảo vệ Biển của Mỹ tại Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh, Cục cứu hộ và MSA của Trung Quốc gần đây đã triển khai 11 máy bay trực thăng. Moreland, “Sự tham gia đân sự trên biển của Mỹ-Trung Quốc,”

54.  “Trung Quốc sẽ mở rộng phạm vi quản lý biển,” Tân Hoa Xã, 12 tháng 2, 2003, có tại www.china.org.cn/english/China/55774.htm.

55.  Đối với các báo cáo cơ bản về thảm kịch này, xem, ví dụ, “Hopes Fade for Shipwreck Survivors,” BBC News, 26 tháng 11, 1999, có tại news.bbc.co.uk/2/hi/asia-pacific/536540.  Báo cáo của Trung Quốc có phạm vi tương đối rộngvề các tai nạn, xem, ví dụ, 胡梓 [Hồ Tử - Hu Zi],“中国的泰坦尼克的佘音” [Câu chuyện Titanic của Trung Quốc], 中国船检 [Khảo sát Tàu của Trung Quốc] (tháng 7, 2000), trang 37–38. Một phân tích thiên về kỹ thuật hơn của Trung Quốc cung cấp kiến thức tương đối sâu sắc là 张文博, 鲍君忠 [Trương Văn Bác - Zhang Wenbo and Bào Quân Trung - Bao Junzhong], “渤海湾水域海事案例分析” [Một phân tích về các trường hợp đụng độ trên biển ở khu vực biển Bột Hải] 大连海事大学学报 [Tập san của Đại học Hàng hải Đại Liên - Dalian] 33 (tháng 12,  2007), trang 98–102.

56.  Moreland, “Sự tham gia của Hàng hải dân sự của Mỹ-Trung Quốc,” trang 10.

57.  Về sự an toàn dọc sông Dương Tử (Trường Giang), xem, ví dụ, 周航, 吴桐 [Chu Hàng - Zhou Hang and Ngô Đồng - Wu Tong], “浅析长江干线桥区水域安全管理” [Bàn về việc quản lý An toàn trong các khu vực xung quanh các cầu ở thượng nguồn sông Dương Tủ)], 中国海事 [Các vấn đề về Biển của Trung Quốc] (tháng 2, 2008), trang 20–21.

58.  Xem “Những thành tựu lớn trong Kế hoach năm năm lần thứ X và phát triển hài hòa hiên nay và trong tương lai” trang 11.

59.  Xem, ví dụ, “‘富山海轮与‘Gdynia’轮碰撞事故调查” [Điều tra về vụ va chạm giữa M/V “Fushanhai” và M/V “Gdynia”], 中国海事 [Các Vấn đề về Biển của Trung Quốc] (tháng 3, 2006), trang 18–21; 李爱民 [Lê Ái Dân - Li Aimin], “安庆号油轮爆炸事故引发的思考” [Phân tích về vụ nổ trên tàu chở dầu “An Thanh - An Qing”], 中国海事 [Các vấn đề về Biển của Trung Quốc] (tháng 8, 2008), trang 33–35.

60.  彭宏恺 [Bành Hồng Khải - Peng Hongkai], “从红海海难看海事管理中德海思发则’”[Thảo luận về Luật quản lý Biển về tai nạn trong bối cảnh có tai họa ở Biển Đỏ (Discussion of Accident Law of Maritime Management in the Context of the Disaster in the Red Sea)], 中国海事 [Các vấn đề về Biển của Trung Quốc] (tháng 3, 2006), trang 38–39.

61.  Xem, ví dụ , “英国海上搜救” [Thám sát Biển và Cứu hộ ở Anh], 中国海事 [Các vấn đề về Biển của Trung Quốc] (tháng 1, 2007), trang 65–67; và 刘松树 [Lưu Tùng Thụ - Liu Songshu], “渤海与欧盟地区客滚运输安全的比较与启示” [Sự so sánh và hiểu biết từ Vịnh Bột Hải và An toàn giao thông cho hành khách Ro/Ro của châu Âu], 中国海事 [Các vấn đề về Biển của Trung Quốc] (tháng 9, 2007), trang 40–43.

62.  Liên quan đến sự chuẩn bị và ứng phó với bão, xem, ví dụ, 王海潮 [Vương Hải Triều - Wang Haichao], “台风: 考验海上灾害预警机制” [Bão: Việc kiểm tra hệ thống báo động thiên tai trên biển], 中国海事 [Các vấn đề về Biển của Trung Quốc] (tháng 1, 2007), trang 14–17; 袁书明, 单福林, 欧阳泰山 [Viên Thư Minh - Yuan Shuming, Đan Phúc Lâm - Dan Fulin, and Âu Dương Thái Sơn - Ouyang Taishan], “基于电子海图的船舶绕避台风系统设计与实现” [Phần mềm của Hệ thống tránh bão dành cho ECDIS dựa trên cơ sở các tàu], 中国航海 [Hàng hải Trung Quốc] (tháng 12, 2007), trang 50–53; và 翟久刚 [Trác Cửu Cương - Zhai Jiugang], “中美防抗台风体制之比较” [So sánh các hệ thống ứng phó với bão của Trung Quốc và Mỹ], 中国海事 [Các vấn đề về Biển của Trung Quốc] (tháng 1, 2006), trang 52–56.

63. Ví dụ,  xem đánh giá của Ramsey Rayyis, Đại diện của Chữ thập đỏ Quốc tế ở Trung Quốc, như được trích dẫn trong Jaime FlorCruz, “People, Politics Ease China’s Disaster Evacuation Efforts,” CNN.com, 9, tháng 10, 2007. Một ví dụ khác ở cùng thời điểm, các tàu và hàng không mẫu hạm của MAS đã đóng vai trò chủ yếu trong việc cứu gần một ngàn ngư dân bị mắc kẹt trong bão Hagibis. Nhiều ngư dân là người Trung Quốc, nhưng ngư dân Việt Nam và Phi-líp-pin cũng được MSA của Trung Quốc cứu. Xem Xin Dingding, “Aid Dispatched to Fisher-man,” China Daily, 28 tháng 11 2007, trang 1, 3.

64.  林红梅 [Lâm Hồng Mai - Lin Hongmei], “中日俄朝立起油事故互相援助机制” [Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Hàn Quốc thiết lập một cơ chế hỗ trợ song phương các tai nạn liên quan đến dầu], 人民网 [Mạng thông tin hàng ngày của Nhân dân (People’s Daily Internet)], 3, tháng 9, 2008, www.people.com.cn.

65.  “Hai tàu Trung Quốc đã được gửi đến để hỗ trợ trong vụ tràn dầu ở Hàn Quốc,” 中国网 [Mạng Trung Quốc], 14, tháng 12, 2008, www.ching.org.cn/english/international/235711.htm.

66.  Các trường đại học hàng hải của Trung Quốc có số lượng sinh viên và các chuyên khoa lớn hơn nhiều. Tuy nhiên, có lẽ một biểu hiện có sức thuyết phục hơn nữa là các trường đại học hàng hải của Trung Quốc có các chương trình tiến sĩ với các phương pháp đào tạo khác nhau, trong khi các đối tác Mỹ lại không có các chương trình đó.