Năm Con Rồng Bảo vệ biển cả của Trung Quốc.

Nhìn chung, “năm con rồng lũng đoạn biển cả” của Trung Quốc – đó là năm đơn vị hình thành nên lực lượng chấp pháp trên biển của nước này – có tổng cộng khoảng 40 ngàn quân, dựa trên phân tích của Học viện Ninh Ba.29

 

Bảng 2:  Yêu cầu lập kế hoạch cho các tàu tuần tra trên biển Trung Quốc

 

 

 

Vịnh Bắc Bộ

 

Biển Hoa Đông

 

Hoàng Hải

 

Vịnh Bột Hải

 

Biển Đông

 

Tổng

Tàu tuần tra loại lớn (trên 3,500 tấn)

-

4

-

-

4

8

Tàu tuần tra loại vừa (trên 1500 tấn)

2

6

5

1

5

19

Tàu tuần tra loại nhỏ (trên 500 tấn)

20

30

30

26

43

149

Thuyền nhỏ (trên 100 tấn)

26

95

103

80

304


Nguồn: He Zhonglong và các cộng sự, Nghiên cứu về việc xây dựng lực lượng tuần duyên Trung Quốc, tr. 142.

Chương tiếp theo đây sẽ miêu tả ngắn gọn tổ chức, sứ mệnh và tiềm lực của từng “con rồng”. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng, trong khi Cơ quan quản lý về An toàn hàng hải (MSA) hoạt động rất minh bạch, các đơn vị khác, những tổ chức nhỏ hơn rất khó tiếp cận và do đó khó có thể hiểu biết cặn kẽ hơn về họ.

Lực lượng Cảnh sát Biển của Cục Quản lý Biên phòng (BCD)

Lực lượng Cảnh sát Biển ((公安边防海警部门) là một bộ phận của Cục Quản lý Biên phòng, vốn là đơn vị trực thuộc tinh nhuệ của Lực lượng Cảnh sát vũ trang Nhân dân, thuộc Bộ Công An. Mô hình này có vẻ được sao chép từ Liên Xô, nước cũng từng thiết kế lực lượng biên phòng của mình như một nhánh độc lập và tinh nhuệ. Lực lượng Cảnh sát Biển Trung Quốc được trang bị chủ yếu là tàu cao tốc và tàu thủy loại nhỏ. Trên tàu thường được trang bị súng máy và pháo loại nhỏ. Cần nhấn mạnh rằng trong khi một số “con rồng” quan trọng khác không được vũ trang, việc lực lượng này được vũ trang đã dẫn đến một loạt rắc rối. Chủ lực của hạm đội Cảnh sát Biển hiện nay là chiếc tàu tuần tra cao tốc tên là Hải cẩu (海豹) HP1500-2. Những chiếc tàu nhỏ này có thể đạt tốc độ lên đến 52 hải lý, tầm hoạt động trong khoảng 250 km, và thủy thủ đoàn từ 6 đến 8 người. Những nhiệm vụ mà chúng đảm nhận bao gồm hộ tống, thăm dò trên biển, và tìm kiếm cứu nạn. Cano tiêu chuẩn mới của Cảnh sát Biển là Loại 218. Thiết kế này có chiều dài 41m, có sườn máy dài 6.2m, chuyên chở được 130 tấn; tốc độ tối đa lên đến 25 hải lý, thủy thủ đoàn gồm 23 người; và được trang bị một đại liên 14,5 ly. Một cano tuần tra lớn loại 718 của Cảnh sát Biển đã được hạ thủy vào năm 2006. Nó có trọng tải 1,500 tấn, chiều dài 100m, có sân đậu trực thăng và có pháo 37 ly. Lực lượng Cảnh sát Biển gần đây cũng đã được sử dụng hai khu trục hạm loại Jianghu cũ của Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA), sau khi hai tàu này đã được đại tu và đổi tên thành Hải cảnh 1002 Hải cảnh 1003. Thời điểm hiện tại, Cảnh sát Biển không có đơn vị không quân.30

Ảnh 1: Cano 1000 tấn loại 718, Hải cảnh 1001, hoạt động cùng với Lực lượng Tuần duyên của Bộ Công An. Con tàu này được hạ thủy vào năm 2006 và có trang bị súng 37 ly trên boong. Đây là tàu chiến hiện đại nhất của Tuần duyên Trung Quốc. (Diễn đàn Quốc phòng Trung Quốc)

 

 

Ảnh 2: Hải cảnh 1002 là một trong hai tàu cano của Tuần duyên Trung Quốc được chuyển giao cho Bộ Công An từ Hải quân PLA. Trước đây, chúng là các khu trục hạm tên lửa loại Jianghu. Cơ quan thăm dò hàng hải Trung Quốc là một đơn vị hàng hải dân sự khác nhận tàu từ Hải quân PLA. (Diễn đàn Quốc phòng Trung Quốc)

 

 

Cơ sở huấn luyện chính cho Cảnh sát biển nm ở Ninh Ba. Tuy nhiên, không phải tất cả sinh viên của Học viện Ninh Ba đều là cảnh sát biển; sinh viên ở đây phải học một chương trình chung dành cho lính biên phòng trong những năm đầu và có vẻ chỉ bắt đầu được chọn chuyên ngành hàng hải sau khi hoàn thành nửa chương trình. Cơ sở huấn luyện ở Học viện Ninh Ba rất ấn tượng, đặc biệt là các máy mô phỏng điều khiển và lái tàu, những máy này sử dụng phần mềm tiên tiến để tạo ra độ chuẩn xác cao như các máy mô phỏng sử dụng ở phương Tây.

Ảnh 3: Một tàu tuần tra nhỏ đang hoạt động cùng với Lực lượng Tuần duyên Trung Quốc. Các cơ quan quản lý hàng hải dân sự Trung Quốc thiếu xuồng lướt sóng có gắn động cơ cho các chiến dịch giải cứu và hiện đang lên kế hoạch mua từ nước ngoài. (Diễn đàn Quốc phòng Trung Quốc)

 

 

Sứ mệnh chính của Cảnh sát Biển là phòng chống tội phạm, nhưng gần đây còn bao gồm cả việc đấu tranh chống những đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố và nạn cướp biển. Tuy rằng chưa có vụ việc nào liên quan đến khủng bố hàng hải được ghi nhận ở Trung Quốc, mối lo ngại đã lên cao từ sau cuộc tấn công 11-9 vào nước Mỹ, từ những bất ổn liên tục trong nhóm sắc tộc thiểu số ở Trung Quốc mà đã dùng đến chiến thuật khủng bố, và từ sự quan ngại tăng cao một cách tự nhiên trong kì Thế vận hội Olympic ở Bắc Kinh. Trong kì Thế vận hội, Cảnh sát Biển có vẻ đã phải cho xuất kích 30 tàu mỗi ngày và chặn hay bắt giữ hơn một ngàn tàu.31

Ảnh 4: Các lực lượng của Bộ Công An tham gia diễn tập trên một xuồng cano của Tuần duyên Trung Quốc. Hầu hết các cơ quan hàng hải khác của Trung Quốc không được vũ trang. Điều này đã gây nên một vài sự ngạc nhiên, ví dụ như việc tàu thuộc Bộ Chỉ huy Lực lượng Chấp pháp Ngư nghiệp thiếu tiềm lực để răn đe hay thi hành pháp luật. (Diễn đàn Quốc phòng Trung Quốc)

 

 

 

 

Khi bàn đến tính dễ bị tấn công dọc bờ biển, He Zhonglong và các cộng sự viết, “Các thành phố của chúng ta như Hong Kong, Ma Cao, Thượng Hải, Quảng Đông và các thành phố quan trọng khác dọc bờ biển… có thể trở thành mục tiêu chủ yếu của một cuộc tấn công bất ngờ của bọn khủng bố quốc tế”32. Một nhà phân tích các vấn đề hải quân của Trung Quốc khác nhìn nhận mối quan ngại tương tự rằng “các nhóm vũ trang đến từ Trung Đông đang dần quan tâm hơn đến các đợt tấn công khủng bố trên biển bất ngờ”.33 Quả thực, các phân tích quân sự và hải quân Trung Quốc đã rất nghiêm túc rút kinh nghiệm nghiên cứu bài học trong vụ tấn công khủng bố tháng 11/2008 ở Mumbai, nơi có sự tham gia của tàu thủy. Lịch sử hàng hải Trung Quốc cũng đầy những khó khăn đến từ nạn cướp biển, vì thế có lẽ không có gì ngạc nhiên khi chứng kiến sự quan tâm lớn đến chủ đề này trong các xuất bản liên quan đến hàng hải ở Trung Quốc.34

Hơn nữa, điều đáng quan tâm là động lực thúc đẩy cho cuộc diễn tập chống khủng bố tại vịnh Aden tháng 12/2008 của một đơn vị đặc nhiệm hải quân Trung Quốc được khởi xướng một phần bởi các cơ quan hàng hải dân sự Trung Quốc.35 Trên thực tế, nạn cướp biển từ lâu đã là mối quan ngại chính của giới phân tích hàng hải Trung Quốc. Một bài báo về chủ đề này nhấn mạnh sự gần gũi của vấn đề: “Trong 124 vụ cướp biển trong năm 2005, 60% diễn ra tại khu vực Biển Đông”36 Một phân tích khác của Trung Quốc liên quan đến vấn đề cướp biển kết luận: “Bọn cướp biển có rất nhiều vũ khí hiện đại, được trang bị thiết bị thông tin liên lạc tiên tiến, và có những móc ngoặt bí mật với các tổ chức tội phạm quốc tế và cả với các tổ chức khủng bố”37. Tuy nhiên, một nguồn tin khác thì nhìn nhận rằng tàu thuyền của Trung Quốc ở xa bờ đang là mục tiêu của bọn cướp biển.38 Do đó, không có gì ngạc nhiên khi thấy nhiều đơn vị thực thi pháp luật trên biển khác nhau của Trung Quốc sẽ hoạt động trong những chiến dịch tương lai chống cướp biển, có lẽ là sẽ phối hợp với Hải quân PLA.

Với tư cách là đơn vị vũ trang chủ yếu của các con rồng tuần duyên biển Trung Quốc, BCD – thường được gọi là “Tuần duyên Trung Quốc” – được mong đợi sẽ đi đầu trong việc đối phó với những thách thức đã nêu. Hiện nay, theo nghiên cứu của Học viện Ninh Ba, BCD có quân số 10,000 người – chiếm khoảng ¼ tổng số quân thuộc năm con rồng.39 Một điểm rất đáng quan tâm đó là BCD được thiết kế như “con rồng đầu đàn” trong việc quan hệ và trao đổi với Tuần duyên Hoa Kỳ - mối quan hệ này sẽ được bàn sâu hơn trong phần 5 của nghiên cứu này.

 

Phần tiếp theo “Cơ quan An toàn Hàng hải (MSA)

 

Lyle J. Goldstein, Trường Cao đẳng Hải chiến Hoa Kỳ

Hiếu Minh, Ngọc Trang, Hà Tuyên (dịch)

Đỗ Thị Thủy (hiệu đính)

Bản  gốc tiếng Anh "Five Dragons Stirring Up the Sea - Challenge and Opportunity in China's Improving Marritime Enforcement Capabilities ", Tạp chí Nghiên cứu biển Trung Quốc, số 5, tháng 4/2010, Trường Cao đẳng Hải chiến, Newport, Rhode Island, Hoa Kỳ

Đề nghị chỉ được dẫn đường link mọi thông tin, bài viết  trên www.nghiencuubiendong.vn, không đăng lại khi chưa có sự đồng ý của Ban Biên tập NCBĐ.

 

 

CHÚ THÍCH:

 

29.  Hà Trung Long - He Zhonglong cùng các cộng sự,  Phát triển/Xây dựng Cảnh sát Biển Trung Quốc, trang 37.

30.  Thông tin này chủ yếu được lấy từ  陈光文 [Trần Quang Văn - Chen Guangwen], 中国海上警备力量”[Các Khả năng Bảo vệ Biển của Trung Quốc], 兵器知识 [Kiến thức/Sự hiểu biết về các quy định] (tháng 5, năm 2009), trang 50–51. Xem “Danh sách các tàu tuần duyên bờ biển của Trung Quốc” tại trang web Quốc phòng Trung Quốc Ngày nay (China Defense Today), www

.sinodefense.com/navy/coastguard/ship.asp. Có tất cả 9 loại thuyền tuần duyên được liệt kê trong trang web là để phục vụ Lực lượng cảnh sát biển.

31.  Phỏng vấn, Bắc Kinh, tháng 4, 2008.

32.  Hà Trung Long - He Zhonglong cùng các cộng sự  Nghiên cứu về việc Phát triển Cảnh sát Biển Trung Quốc, trang 57. Chủ nghĩa khủng bố cũng được viện dẫn như một mối lo ngại đối với việc bảo vệ biển trong tương lai của Trung Quốc, trong Bai Junfeng, “Quan niệm về việc xây dựng lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc,” trang 36.

33.  烽火 [Phong Hỏa - Feng Huo], “海上保安战: 近海反恐与安全战术” [Cuộc chiến bảo đảm An ninh Biển: Chiến thuật chống khủng bố và an ninh của các quốc gia ven biển, 现代舰船 [Các tàu hiện đại] (tháng 6, 2008), trang. 20.

34.  Xem, ví dụ, “话说海盗” [Về Hải tặc], 中国海事 [Các vấn đề liên quan đến biển của Trung Quốc] (tháng 10, 2006), trang 63–65; “海盗: 国际航运的难去之痒” [Hải tặc: Điều làm gián đoạn thông thương quốc tế rất khó loại bỏ], 中国船检 [Khảo sát về tàu Trung Quốc] (tháng 5, 2006), trang 48–50; và 刘少才[Lưu Thiếu Tài - Liu Shaocai], “马六甲海峡死抗海盗” [Hải tặc nguy hiểm chết người ở Eo biển Malacca], 中国海事 [Các vấn đề về biển của Trung Quốc] (tháng 10, 2007), trang 66–68. Cũng xem Bruce A. Elleman, Andrew Forbes, và David Rosenberg, các tái bản (eds)., Hải tặc và Tội phạm: Các nghiên cứu lịch sử và hiện đại Newport Paper 35 (Newport, R.I.: Naval War College Press), đặc biệt là chương 3–5.

35.  “交通部国际合作司长透露海军护航决策由来” [Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế trực thuộc Bộ Giao thông tiết lộ Nguồn gốc của các Quyết định trong việc Hộ tống Hải quân], 三联生活周刊 [Tạp chí Sanlian Life Weekly], ngày 16, tháng 1, năm 2009. Giáo sư Nan Li của trường Cao đẳng Hải chiến đã xác nhận nguồn ngày và nhấn mạnh tầm quan trọng của thông tin.

36.  杨翠柏 [Dương Thúy Bạch - Yang Cuibai],“亚洲打击海盗及武装抢劫船只的地区合作协定评价” [Đánh giá của Thỏa thuận Hợp tác Khu vực trong việc chống Hải tặc và cướp có vũ trang chống lại các tàu ở châu Á], 南洋问题研究 [Các vấn đề Đông Nam Á], số 4 (2006), trang 29.

37.  吴尉青 [Ngô Úy Thanh - Wu Weiqing], “浅谈知何预防盗劫” [Một cuộc thảo luận đơn giản về việc ngăn chặn các cuộc tấn công của hải tặc], 中国水运 [Giao thông trên biển của Trung Quốc] 7  (tháng 6, 2007), trang 183.38.  吕贤臣 [Lữ Hiền Thần - Lu Xianchen], “现代海盗的威胁和防范” [Hiểm họa và sự Đề phòng Hải tặc Hiện đại], 现代舰船 [Tàu hiện đại] (tháng 10, 2006), trang 26–29.

39.  Hà Trung Long - He Zhonglong cùng các cộng sự, Nghiên cứu về việc Phát triển Cảnh sát Biển của Trung Quốc, trang 37.