Từ khóa : Phân định ranh giới, Yêu sách Biển Đông, Công ước Liên Hiệp quốc

 

__________________________

 

1. MỞ ĐẦU

 

Việc phân định đường biên giới trên biển giữa Cộng hoà Trung Hoa (ROC) Đài Loan và Philippin ở eo biển Bashi và Biển Nam Trung Hoa liên quan đến một số vấn đề phức tạp về luật quốc tế, cụ thể là:

 

1. Tính hợp pháp của yêu sách đặc biệt đối với toàn bộ vùng biển nêu trong Hiệp ước Hoà bình Paris năm 1898 giữa Hoa Kỳ và Tây Ban Nha1 và các Hiệp ước sau đó2 về lãnh hải của các đảo.

 

2. Việc áp dụng nguyên tắc quốc gia quần đảo và các nguyên tắc phân định ranh giới khác theo quy định của Công ước Liên Hiệp quốc 1982 về luật biển3 (sau đây sẽ gọi là Công ước LOS 1982) để phân định ranh giới theo các yêu sách hải phận của Philippin đối với ROC là nước không có quyền tham gia Hội nghị Liên Hiệp quốc lần thứ 3 về luật biển (sau đây sẽ gọi là UNCLOS  III).

 

3. Các yêu sách về lãnh thổ của ROC và Philippin đối với một số đảo ở Nam Trung Hoa và ảnh hưởng của các yêu sách đó đối với việc phân định đường biên giới trên biển.

 

2. YÊU SÁCH VỀ LÃNH THỔ CỦA PHILIPPIN.

 

Cả Công ước 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp4 và Công ước LOS 1982 chỉ quy định 2 phương pháp phân định ranh giới lãnh hải của một nước, nghĩa là dựa vào các đường cơ sở bình thường đi theo các đường quanh co của bờ biển5 hay các đường cơ sở thẳng nếu bờ biển có tình hình đặc biệt như quy định trong Công ước6. Tại Hội nghị lần thứ nhất Liên Hiệp quốc về Luật Biển năm 1958 (sau đây sẽ gọi là UNCLOS  I) dường như không có sự phản đối nào khi các quy tắc được chấp thuận. Phần lớn các luật gia quốc tế đã coi các Điều 3 (đường cơ sở bình thường) và 4 (đường cơ sở thẳng) của Công ước 1958 là những quy tắc chung của luật quốc tế7. Điều 5 của Công ước LOS 1982 viết đúng như Điều 3 của Công ước 1958, còn Điều 7 thì về căn bản giống Điều 5 của Công ước 1958, kèm theo các quy tắc đặc biệt8 không liên quan đến các vấn đề sẽ thảo luận dưới đây. Trừ đối với tình hình đặc biệt liên quan đến các vịnh lịch sử9, các Công ước 1958 và 1982 đều không thừa nhận việc mở rộng lãnh hải của một nước trên các khu vực lịch sử .

 

Bản đồ trang 3 (nguyên bản)

 

Cộng hoà Trung Hoa, Philippin và biển Nam Trung Hoa Philippin đưa ra yêu sách về ranh giới lãnh hải mà không dựa trên cơ sở nào về các Công ước 1958 và 1982 hay các quy tắc tập quán luật quốc tế. Philippin yêu sách một ranh giới lãnh hải xa hơn nhiều so với những gì các quy tắc tập quán của luật quốc tế cho phép. Cơ sở pháp lý của yêu sách đó là bức giác thư của Philippin ngày 07/3/1955 trả lời một bức điện của ông Tổng thư ký Liên Hiệp quốc ngày 03/02/1955, Philippin góp ý kiến bản dự thảo các điều trong bộ Luật Biển được Ban Luật Quốc tế Liên Hiệp quốc chấp nhận10:

 

Toàn bộ ... vùng nước nằm trong phạm vi các đường mô tả trong Hiệp ước Paris 10/12/189811 Hiệp ước tại Washington D.C. giữa Hoa Kỳ và Tây Ban Nha ngày 07/11/199012, Hiệp định giữa Hoa Kỳ và Vương quốc Anh ngày 02/1/193013 và Hiệp ước ngày 06/ 7/1932 giữa Hoa Kỳ và Anh14, đã được ghi lại tại ... Điều 1 của Hiến pháp Philippin, được coi như lãnh hải của Philippin nhằm các mục đích bảo vệ các quyền đánh cá, giữ gìn tài nguyên của các vùng đánh cá, đẩy mạnh thu nhập và thi hành các luật chống buôn lậu, bảo đảm quốc phòng và an ninh, và bảo vệ các lợi ích khác mà Philippin cho rằng có ý nghĩa sống còn đối với phúc lợi và an ninh của mình ...15

 

Lời lẽ mà Philippin dùng làm chổ dựa, nằm trong Điều 3 của Hiệp ước Paris, 1893.

 

Điều 3

 

Tây Ban Nha nhượng cho Hoa Kỳ quần đảo có tên là đảo Philippin gồm các đảo nằm trong các đường sau đây:

 

Một đường chạy từ Tây sang Đông dọc theo hay gần vĩ tuyến 20 độ vĩ bắc và qua giữi eo biển Bashi tàu bè đi lai được, từ (118) một trăm mười tám đến một trăm hai mươi bảy (127) độ kinh Đông Greenwich, từ đó dọc theo một trăm hai mươi bảy (127) độ kinh Đông Greenwich đến vĩ tuyến bốn độ bốn mươi nhăm phút (4o45’) vĩ tuyến Bắc, đến giao điểm của đường này với kinh tuyến một trăm mười chín độ ba mươi nhăm phút (119o35’) Đông Greenwich, sau đó dọc theo kinh tuyến một trăm mười chín độ ba mươi năm phút (119o35’) Đông Greeenwich đến vĩ tuyến bảy độ bốn mươi phút (7o40’) Bắc, đến giao điểm của nó với kinh tuyến (116) một trăm mười sáu Đông Greenwich, (sau đó đi thẳng tới giao điểm vĩ tuyến mười (10) Bắc với kinh tuyến một trăm mười tám (118) độ kinh Đông Greenwich và sau đó dọc theo kinh tuyến một trăm mười tám (118) độ Đông Greenwich đến điểm xuất phát.

 

Theo lập trường của Philippin, Điều 3 mang ý đồ giao cả đất lẫn vùng nước nằm bên trong đường phân định ranh giới chứ không riêng các đảo trong phạm vi đường này16. Tuy nhiên, quan điểm đó khó có thể biện minh bằng lời văn của Hiệp ước, các tài liệu chuẩn bị và luật quốc tế vào thời đó. Các luật gia quốc tế đã từng nghiên cứu cặn kẽ về các quần đảo giữa đại dương đều bất đồng với cách giải thích các Hiệp ước của Philippin. Nói về Hiệp ước 1898, một luật gia Philippin đã viết:

 

Ý nghĩa tự nhiên của các lời (trong Điều 3), như được trình bày, là người ta có ý định nhượng lại vùng đất nằm trong phạm vi các đường tưởng tượng. Tính chất hình học đều đặn của đường cho thấy rằng mục đích của đường không nhằm định ra một biên giới chính trị mà để cho thấy rõ kết luận là toàn bộ các đảo tạo thành quần đảo được bao gồm trong việc chuyển giao. Ta cũng có thể đặt ra nghi vấn là, trước khi ký Hiệp ước Paris, liệu Tây Ban Nha đã có bao giờ đòi và coi các vùng nước nằm bên trong các đường tưởng tượng đó là hải phận của thuộc địa của họ chưa.

 

Còn phải trình bày chứng cớ lịch sử chứ không phải bằng việc khẳng định đơn giản của chúng ta rằng đúng là Tây Ban Nha đã từng cho các vùng nước như vậy là lãnh hải của mình. Nên lưu ý rằng Điều 1 luật về vùng nước của Tây Ban Nha ngày 03/8/1866, coi bờ biển như một phần của lãnh thổ quốc gia: “Đó là vùng duyên hải bao lấy bờ biển với chiều rộng được luật quốc tế thừa nhận”. Vì quy tắc đang áp dụng vào thời kỳ Hiệp ước Paris nói đến một vùng duyên hải khá hẹp, tôi cho rằng muốn bảo vệ cách giải thích chính thức về Hiệp ước Paris của chúng ta, cần chứng tỏ rằng không những Tây Ban Nha từ lâu vẫn đòi phải coi các vùng nước đó là lãnh hải như một ngoại lệ đối với luật tập quán đang lưu hành, mà các nước khác cũng đã đồng ý đối với đòi hỏi đó của Tây Ban Nha17.

 

Căn cứ vào các Hiệp ước khác được đề cập đến trong bức giác thư 07/3/1955 của Philippin, giáo sư P.P.O Connell phát biểu:

 

Hiệp ước năm 1900 giữa Hoa Kỳ và Tây Ban Nha đã tìm cách giải quyết các hiểu lầm xunh quanh cách giải thích Điều III Hiệp ước 1898. Một điều duy nhất của Hiệp ước này nhượng cho Hoa Kỳ “các đảo thuộc quần đảo Philippin nằm ngoài các đường được mô tả tại Điều III của Hiệp ước 1898, và đặc biệt là các đảo Cagayan Sulu Sibutu, và các phần phụ thuộc các đảo đó ...”. Việc tham chiến ở đây hàm ý là quần đảo Philippin chỉ gồm các đảo.

 

Philippin bảo vệ ý kiến là các yêu sách của họ về các vùng nước nằm phía trong các toạ độ đước vạch theo Hiệp ước trên đã được thừa nhận trong Hiệp ước năm 1930 giữa Vương quốc Anh và Hoa Kỳ về đường biên giới giữa Philippin và Bắc Borneo. Điều 1 nói đến “đường phân chia các đảo thuộc quần đảo Philippin và Bang Borneó”. Điều 3 quy định rằng “tất cả các đảo ở phía Bắc và phía Đông đường nói trên và tất cả các đảo và núi đá có đường đó chạy ngang qua sẽ thuộc về quần đảo Philippinvà các đảo ở phía Nam và phía Đông đường sẽ thuộc về Bang Borneó”. Toàn bộ Hiệp ước chỉ nói đến các đảo chứ không nói đến các vùng nước. Các từ ngữ được sử dụng đều giống nhau đối với cả phía Philippin lẫn phía Bornéo khi nói về đường biên giới và người Anh không thể nghĩ rằng đã xác nhận chủ quyền đối với các vùng nước thuộc phía họ18.

 

Một học giả nổi tiếng khác là ông Max Sorensen cũng bình luận như sau về yêu sách của Philippin:

 

Dường như  rất rõ ràng là các Hiệp ước đó chỉ nói đến các đảo, tức là lãnh thổ đất liền chứ không phải là các vùng biển trong phạm vi các đường đã nêu. Cách thức để xác định các đường biên giới bằng các vĩ tuyến và kinh tuyến đó có thể đã là phương pháp thực tế duy nhất đối với số đảo vô cùng lớn, và không thể giải thích là thể hiện ý đồ đưa ra các điều khoản về các vùng nước ngoài những ranh giới bình thường của các lãnh hải19.

 

Hơn nữa, lịch sử cuộc đàm phán đi đến Hiệp ước 1898 không hề cho thấy ý đồ nhượng hải phận trong phạm vi đường đưa ra trong Hiệp ước20.

 

Một cơ sở khác của yêu sách của Philippin coi ranh giới theo Hiệp ước 1898 là ranh giới lãnh hải, là trên “danh nghĩa lịch sử”. Người ta lập luận rằng Hoa Kỳ đã thi hành quyền tài phán đối với toàn bộ vùng được xác định trong các Hiệp ước khác nhau, và Philippin thừa kế việc thi hành quyền tài phán đó sau khi độc lập21 .

 

Tuy nhiên, gần như không có bằng chứng nào là Hoa Kỳ đã hiểu và giải thích các Hiệp ước đó là tiến hành quyền tài phán rộng rãi như vậy trong suốt thời kỳ họ cai trị Philippin. Trong thực tế đã không khẳng định một đòi hỏi nào đối với vùng biển được đường theo Hiệp ước bao quanh khi họ cai trị các đảo này22.

 

Về vấn đề trên, Philippin cũng dựa vào chuẩn y Hiến pháp Philippin năm 1935 của Tổng thống Frankhin D.roosevelt vào thời kỳ Hoa Kỳ còn cai trị quần đảo Philippin. Trong lời phát biểu của mình trước Hội nghị Liên Hiệp quốc lần thứ 2 về Luật Biển (sau đây sẽ gọi là UNCLOS II) tại Giơnevơ ngày 25/3/1960, thượng nghị sĩ Arturo M. Tolentino, Trưởng phái đoàn Philippin, nói:

 

Năm 1934 Hạ viện Hoa Kỳ đã chuẩn y Đạo luật có tên là Đạo luật Tydings -Me Duffie23, quy định về nền độc lập sau này của Philippin. Bên cạnh một số điều kiện khác, đạo luật của Học viện Mỹ yêu cầu sự chuẩn y của tổng thống Hoa Kỳ đối với Hiến pháp mà người dân Philippin sẽ chấp nhận. Chúng tôi đã chấp nhận bản Hiến pháp của chúng tôi (8/2/1935), trong đó Điều thứ nhất mô tả lãnh thổ của Philippin24.

 

Hiến pháp đó của Philippin, trong đó có phần mô tả về phân định ranh giới lãnh thổ Philippin theo quy định của đạo luật của Hạ viện Mỹ, đã được Tổng thống lúc bấy giờ là Frankhin Delano Roosevelt chuẩn y và ký tên. Và cuối cùng, vào ngày 04/7/1946, khi Hoa Kỳ rút bỏ toàn bộ quyền hạn và chủ quyền của họ đối với lãnh thổ này, Cộng hoà Philippin đã thừa kế trong việc thi hành chủ quyền và quyền tài phán đối với cùng lãnh thổ đã nói. Khi nhân dân duyệt y hiến pháp của mình qua cuộc trưng cầu dân ý, họ đã biết rằng Hiến pháp chứa đựng phần mô tả và việc phân định ranh giới lãnh thổ mà họ đã thi hành chủ quyền sau khi dành độc lập25.

 

Tuy  nhiên rõ ràng là việc dựa một cách đơn giản hay các phần trích dẫn của các Hiệp ước trong bản Hiến pháp 1935 của Philippin không thể bổ sung gì cho yêu sách nhân danh Hoa Kỳ khi bản thân Hoa Kỳ không bao giờ khẳng định. Hơn nữa một bức điện của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ gửi Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Manila ngày 04/01/1958 lại giữ lập trường cho rằng các đường được nêu trong các Hiệp ước song phương giữa Hoa Kỳ với Vương quốc Anh và Tây Ban Nha chỉ để phân định ranh giới vùng trong đó có các vùng đất liền thuộc Philippin và không có ý đồ coi đó là những đường biên giới26 .

 

Tại UNCLOS II ở Giơnevơ, theo báo cáo, Arturo M. Vanlentino, Bộ trưởng Ngoại giao Philippin, nói với một phóng viên rằng đã không nhận thấy nó có sự phản đối nào của đại diện các nước tại Hội nghị, kể cả Hoa Kỳ, về yêu sách lãnh thổ của Philippin trên cơ sở đường theo Hiệp ước 1898 và một sự im lặng như vậy hàm ý thừa nhận ngầm yêu sách của Philippin. Khi biết tin này, ngày 25/4/1960, trong lời phát biểu với Hội nghị, đại biểu Hoa Kỳ tuyên bố:

 

Trong các dịp khác khau, một số diễn giải đã căn cứ vào các Hiệp ước mà Hoa Kỳ là một bên tham gia, và đã đưa ra các cách giải thích về các Hiệp ước đó khác với lập trường chính thức của Hoa Kỳ và với  các sự việc. Có những tuyên bố khác nhau đã được đưa ra liên quan đến những vấn đề trong Hội nghị này, trái với các quan điểm chính thức của Hoa Kỳ. Phái đoàn Hoa Kỳ đã không cho rằng cần hay nên tham gia vào các cuộc tranh luận về các vấn đề không liên quan đến cuộc thảo luận theo trình tự Hội nghị. Phái đoàn chỉ muốn nói một cách đơn giản là sự im lặng của đoàn không thể được hiểu là sự đồng ý với bất kỳ quan điểm nào được nêu tại Hội nghị, những quan điểm không phù hợp với lập trường chính thức của Chính phủ Hoa Kỳ và đã được các chính phủ hữu quan biết, qua con đường ngoại giao27.

 

Tại UNCLOS III, Philippin không nêu vấn đề ranh giới lãnh hải của mình, nhưng đến phiên họp cuối cùng của UNCLOS II, đại biểu Philippin nói rằng nước ông “có các vấn đề đối với ranh giới 12 dặm được quy định trong Công ước, vì lãnh hải hiện nay của Philippin đã mở rộng ra ngoài 200 dặm tính từ bờ biển”28. Tuy nhiên, ngày 10/12/1982 Philippin vẫn ký Công ước29, và trước đó, ngày 30/4/1982 họ đã bỏ phiếu tán thành chấp nhận Công ước mà không đưa ra sự phản đối nào đối với các quy tắc về lãnh hải trong Công ước30. Mặc dầu còn chưa rõ liệu Philippin có chuẩn y Công ước hay không, việc họ quyết định ký có thể cho chữ ký “một quy chế tạm thời nào đó, như phản ánh quan điểm của người ký”31.

 

Căn cứ vào cách phân tích như trên, dường như rõ ràng là yêu sách về lãnh hải của Philippin không có cơ sở theo luật quốc tế và không thể còn là một cơ sở trong việc phân định biên giới trên biển ROC - Philippin. Ngoài ra cần nhận xét rằng ranh giới lãnh hải xa nhất về phía Bắc mà Philippin yêu sách lại ở quá xa phía ngoài ranh giới theo Hiệp ước 1898. Điều 3 của Hiệp ước này quy định “một đường chạy từ Tây sang Đông dọc theo hay gần vĩ tuyến 20 độ vĩ Bắc ...”, như ranh giới lãnh hải của Philippin lại vượt quá vĩ tuyến 21 độ vĩ Bắc32. Như vậy, ranh giới lãnh hải của Philippin không có cơ sở ngay đối chiếu với Hiệp ước 1898.

 

3. NGUYÊN TẮC QUỐC GIA QUẦN ĐẢO VÀ VIỆC PHÂN ĐỊNH ĐƯỜNG BIÊN GIỚI TRÊN BIỂN ROC - PHILIPPIN.

 

Đến tận gần đây vẫn chỉ có một số nhỏ các học giả về luật quốc tế và vài nước chú ý nhiều đến vấn đề pháp lý đặc biệt của các quần đảo nằm giữa đại dương. Theo phần lớn các chuyên gia, vấn đề nhóm đảo thế nào có thể coi như một đơn vị trong một phân định ranh giới lãnh hải, đã được giải quyết thích đáng bằng các quy tắc chung liên quan đến việ phân định ranh giới lãnh hải đất liền hay hải đảo. Bản dự thảo Harvard 1929 Luật về lãnh hải không có điều khoản nào nói đến các nhóm đảo hay quần đảo. Điều 7 của bản dự thảo quy định rằng lãnh hải của các đảo có thể đo theo cách thức tương tự như lãnh hải đất liền. Luận điểm của Điều 7 này là không thể xây dựng một quy tắc khác cho các nhóm đảo hay quần đảo, trừ trường hợp rìa ngoài các đảo đủ gần nhau để tạo thành một vành đai biển nhỏ, nếu các vùng nước nằm phía trong một vành đai như vậy có thể coi như các lãnh hải33.

 

Tại Hội nghị pháp điển hóa The Hague, do Hội quốc liên triệu tập năm 1930, Bồ Đào Nha đã nêu vấn đề các quần đảo, và đưa ra đề nghi sau đây làm cơ sở cho cuộc thảo luận.

 

Trong trường hợp một quần đảo, các đảo tạo thành quần đảo sẽ được coi như một đơn vị và chiều rộng lãnh hải sẽ được đo từ các đảo xa trung tâm quần đảo nhất34.

 

Hoa Kỳ đã đề nghị xoá bỏ hoàn toàn khái niệm quần đảo35. Sau khi thảo luận, Hội nghị không tìm cách dự thảo một điều về vấn đề này. Chỉ có một số ít tác giả còn thảo luận vấn đề sau Hội nghị, và ngoài Munch, không ai đưa ra một kiến nghị cụ thể36.

 

Khi Ban Luật Quốc tế của Liên Hiệp quốc (ILC) bắt đầu dự thảo văn bản về Luật biển, người ta chỉ chú ý đến qua loa đến vấn đề các quần đảo.

 

Trong bản báo cáo thứ 3 của J. P. A Frangois về Chế độ lãnh hải gửi Ban Luật Quốc tế của Liên Hiệp quốc37, ông đã đưa một dự thảo điều về ‘nhóm các đảo” như sau:

 

1. Thuật ngữ “các nhóm đảo” theo nghĩa pháp lý, sẽ được xác định để có nghĩa là 3 hay trên 3 đảo bao lấy một diện tích biển khi nối được bằng những chiều dài không qúa 5 dặm, ngoài ra một đường như vậy có thể dài tối đa 10 dặm.

 

2. Những đường thẳng được nêu trong đoạn trên sẽ là đường cơ  sở để đo lãnh hải. Vùng nước nằm phía trong các đường đó và bản thân các đảo sẽ được coi là nội thuỷ38.

 

Vì một số thành viên của Ban có quan điểm khác nhau vì báo chí thời đó39, năm 1956 Frangois gợi ý để lại vấn đề này cho Hội nghị Ngoại giao cần được triệu tập. Đề xuất của ông được Ban chấp nhận và vấn đề bị xếp lại40. Bản Dự thảo các Điều của Luật Biển được trình lên UNCLOS I 1958 ở Giơnevơ hoàn toàn không có điều khoản  nào về các quần đảo. Tại Hội nghị chỉ có 2 nước là Philippin và Nam Tư nêu vấn đề các quần đảo41, và Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp42 được chấp nhận tại Hội nghị 1958, không nói gì vấn đề này.

 

Tai UNCLOS II năm 1960, lại nêu vấn đề quần đảo43, nhưng hội nghị vẫn không có hành động gì. Đến tận đầu những năm 60, các nhà học giả về luật quốc tế mới chú ý đến các vấn đề đặc biệt của các quần đảo44 cũng trong thời gian này một số quần đảo trước đây là thuộc địa trở thành những quốc gia độc lập. Các nước này đưa ra các đòi hỏi để bảo vệ hay mở rộng các lợi ích trên biển của họ.

 

Tại UNCLOS III, phần VII của văn bản Đàm phán không chính thức, phát hành năm 194545 mang tiêu đề các quần đảo, gồm 2 mục, mục thứ nhất nói về các quốc gia quần đảo, nghĩa là những nước hoàn toàn gồm một hay nhiều quần đảo có thể thêm các đảo khác46 và mục thứ hai nói về các quần đảo đại dương thuộc về các nước trên lục địa. Mục 1 có 14 điều (117 - 130)47, trong khi mục 2 chỉ có 1 điều (131) quy định rằng “các điều khoản của mục 1 không gây thiệt hại gì cho quy chế các quần đảo trên đại dương tạo thành một phần lãnh thổ của một nước trên lục địa48. Nói một cách khác, một nước trên lục địa có thể áp dụng nguyên tắc quần đảo trong việc phân định ranh giới các quần đảo trên đại dương của mình. Phương pháp phân định ranh giới đó rõ ràng có lợi ích. Một nước có thể vạch những đường cơ sở thẳng nối các điểm xa nhất của các đảo và các mõm đá nhô trên mặt nước xa nhất của các quần đảo49. Sau cuộc thảo luận tại phiên họp thứ tư của Hội nghị, tổ chức từ 15/3 đến 07/5/1976, văn bản không chính thức đã được duyệt lại và phân phối ngày 06/5/1976. Trong văn bản điều chỉnh50, phần VII trở thành chương VII và được gọi là “Các quốc gia quần đảo”. Văn bản điều chỉnh không có điều nào về các quần đảo trên đại dương của một nước trên lục địa51. Nói khác đi, một nước trên lục địa không thể áp dụng nguyên tắc quần đảo vào việc phân định ranh giới các quần đảo trên đại dương của họ. Sau này cách tiếp cận đó đã được Công ước 1982 chính thức chấp nhận. Các bản ghi chính thức của UNCLOS và các bản tuyên bố phát cho báo chí không để lộ ra cho biết tại sao các nước trên lục địa có các quần đảo lại đồng ý với cách giải quyết như vậy.

 

Lập trường ROC của Đài Loan, là nước không có chủ quyền tham dự UNCLOS III, vấn đề nguyên tắc “quốc gia quần đảo” thoe quy định của Công ước 1982, không rõ ràng vì đã từ lâu họ không nói gì về vấn đề này. Tại UNCLOS I và II, khi Philippin nêu vấn đề nguyên tắc quần đảo, ROC thời đó đại diện cho Trung Quốc ở hai hội nghị, cũng không đưa ra lời phản đối nào. Trong những hoàn cảnh như vậy có thể ROC khó bác bỏ nguyên tắc trong quan hệ của mình với Philippin. Sở dĩ như vậy là vì, như phát biểu của một luật gia nổi tiếng người Anh Sir Humphrey Waldock, “nếu một tập quán được xác định như một nguyên tắc chung của Luật quốc tế nó sẽ ràng buộc tất cả các nước không phản đối nó, dù các nước này đã hay không tham gia tích cực vào việc hình thành nó”52. Ngoài ra, do các quan hệ mậu dịch chặt chẽ với Philippin và Indonesia là hai quốc gia quần đảo chính, không chắc gì là ROC sẽ chống đối nguyên tắc quần đảo.

 

4. CÁC ĐIỀU KHOẢN VỀ PHÂN ĐỊNH ĐƯỜNG BIÊN GIỚI TRONG CÔNG ƯỚC LOS 1982 VÀ VIỆC PHÂN ĐỊNH RANH GIỚI TRÊN BIỂN ROC - PHILIPPIN.

 

Điều 76, Khoản 1, Công ước LOS 1982, định nghĩa thềm lục địa là “bao gồm đáy biẻn và nền đất ngập dưới nước mở rộng ra ngoài lãnh hải trên suốt phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền đến bờ ngoài của rìa lục địa, hay đến khoảng cách 200 hải lý từ các đường cơ sở để đo chiều rộng lãnh hải ở những nơi bờ ngoài của rìa lục địa không mở rộng ra tới khoảng cách nói trên. Mặc dầu ROC không tham gia UNCLOS III và không bình luận gì về định nghĩa nói trên về thềm lục địa khi ROC duyệt y Công ước 1958 về thềm lục địa53, là Công ước không có khái niệm “phần kéo dài tự nhiên”, ROC vẫn ủng hộ khái niệm này, với bảo lưu về Điều 6 của Công ước:

 

Chính phủ Cộng hoà Trung Hoa cho rằng:  (1) Đường biên giới của Thềm lục địa thuộc về hai hay nhiều nước có bờ viển tiếp giáp và/ hoặc đối diện với nhau phải được xây dựng theo đúng nguyên tắc phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền những nước đó54.

 

Căn cứ vào chế độ vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm quy định tại các Điều từ 55 đến 58, vì ROC đã tuyên bố một vùng kinh tế 200 dặm năm 1979, rõ ràng không có lý do gì để ROC không tán thành các nguyên tắc của Công ước cho một nước ven biển nhiều quyền trong vùng đặc quyền kinh tế55.

 

Một vấn đề gây tranh luận nhiều hơn là nguyên tắc phân định ranh giới thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế theo quy định của Công ước56. Tại UNCLOS III đã có hai quan điểm khác nhau về phân định ranh giới giữa các nước tiếp giáp hay đối diện nhau.

 

Một nhóm nước ủng hộ việc vạch một đường cách đều giữa hai bờ biển hữu quan, nhưng nhiều nước lập luận rằng “các hoàn cảnh đặc biệt” có thể biện minh một phương pháp khác; Một nhóm khác lại nhấn mạnh đến các “nguyên tắc công bằng” và các “hoàn cảnh thích đáng”57. Bản Dự thảo Công ước về Luật Biển (văn bản không chính thức) do Chủ tịch Hội nghị phát hành ngày 22/9/1980, quy định rằng việc phân định các ranh giới trên biển của vùng kinh tế và thềm lục địa giữa các nước tiếp giáp và đối diện nhau “sẽ được thực hiện bằng thoả thuận theo đúng luật quốc tế”, và “một sự thoả thuận như vậy phải phù hợp với các nguyên tắc công bằng, sử dụng đường trung tuyến hay đường cách đều ở những nơi thích hợp và có tính đến mọi hoàn cảnh thích đáng trong vùng có liên quan”58. Văn bản đó dường như tỏ ra ưu tiên đối với quy tắc trung tuyến hay cách đều59.

 

Một nhóm nước bao gồm Algieria, Argentina, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Ireland, Kenya, Libya, Mali, Moroco, Nicaragya, Balan, Rumani, Seneral, Somalia, Surinama, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và Venezuela cho rằng những điều khoản nêu trên là không thể chấp nhận. Họ lập luận rằng việc phân định ranh giới phải dựa trên sự thoả thuận giữa các nước hữu quan và việc áp dụng các nguyên tắc công bằng, có tính đến mọi hoàn cảnh, không thiên vị đối với phương pháp sử dụng nào60. Philippin không thể hiện lập trường về vấn đề này.

 

Vì vấn đề gặp bế tắc, Chủ tịch Hội nghị là Tomy T. K. Koh của Singapore, đưa ra một đề nghị thoả hiệp mới tại phiên họp tiếp tục tháng 8/1981, cuối cùng đề nghị của ông được Hội nghị chấp nhận61 và trở thành các Điều 74 và 83 của Công ước. Điều 74 quy định:

 

Việc phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế giữa các nước có các bờ biển đối diện hay tiếp giáp nhau sẽ có hiệu lực bằng thoả thuận trên cơ sở Luật Quốc tế, như được nêu tại Điều 38 của Quy chế Toà án Quốc tế, nhằm đạt được một giải pháp công bằng.

 

Điều 83 cũng giống Điều 74, trừ chữ “vùng đặc quyền kinh tế” được thay bằng chữ “thềm lục địa”. Tuy nhiên về vấn đề này Luật Quốc tế không đủ rõ, điều này không cung cấp một sự hướng dẫn có ý nghĩa nào đối với việc giải quyết các vấn đề biên giới trên biển. Cho đến nay mới có 3 vụ tranh chấp pháp lý chính về biên giới trên biển - các vụ thềm lục địa biển Bắc giữa Tây Đức với Hà Lan và Đan Mạch (1969)62, vụ Trọng phán giữa Anh và Pháp về phân định ranh giới thềm lục địa (1977)63, và vụ Thềm lục địa giữa Tunisia và Libya (1982)64. Các trường hợp đó đều liên quan đến thềm lục địa. Vì Hiến chương LOS 1982 chấp nhận những nguyên tắc giống nhau trọng việc phân định ranh giới thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế, nên dường như những nguyên tắc về phân định ranh giới liên quan đến quyền hay quy chế của các đảo tronh tình hình thềm lục địa có thể cũng được áp dụng vào vùng đặc quyền kinh tế. Tuy nhiên các quy tắc phân định ranh giới liên quan đến tính chất của thềm lục địa như khái niệm “phần kéo dài tự nhiên là không thích hợp để áp dụng vào các vấn đề về vùng đặc quyền kinh tế vì định nghĩa về vùng đặc quyền kinh tế không mang một khái niệm như vậy65. Với quan niệm cho rằng cách tiếp cận như vậy là đúng đắn, việc áp dụng các nguyên tắc phân định ranh giới thềm lục địa, mutatis mutandis (với những sửa đổi thích đáng về chi tiết), vào việc phân định ranh giới vùng kinh tế ROC - Philippin sẽ được thảo luận trong phần cuối của bài viết này.

 

5. CÁC ĐẢO Ở BIỂN NAM TRUNG HOA VÀ VIỆC PHÂN ĐỊNH ĐƯỜNG RANH GIỚI TRÊN BIỂN ROC - PHILIPPIN.

 

Philippin đã đưa ra yêu sách lãnh thổ đối với một số đảo nhỏ ở quần đảo Trường Sa ở Biển Nam Trung Hoa mà từ lâu ROC đã coi như lãnh thổ của mình. Hiện nay Philippin đã chiếm đóng các đảo Flat, Nanshan và Thitu trong quần đảo Trường Sa trong khi ROC đã chiếm đóng đảo Tái - ping (Itu  Abu)66 là đảo lớn nhất trong nhóm này nhưng cũng chỉ rộng 0,432 km2 67. Ở phía đông Biển Nam Trung Hoa ROC đòi bãi cát ngầm không người ở Scarborough (Nanyen Rock) nằm ở khoảng 117o50’ Đông và 15o Bắc68. Bãi cát ngầm nằm cách không đầy 200 dặm tính từ bờ biển Philippin gần nhất và trong phạm vi vùng kinh tế 200 dặm mà Philippin đã tuyên bố.

 

Giá trị các yêu sách về lãnh thổ  của ROC và Philippin không nằm trong phạm vi bài này69. Trong bài này sẽ chỉ phân tích về ý nghĩa các đảo nhỏ nói trên đối với việc phân định đường biên giới trong vùng. Về chế độ các dảo, Công ước LOS 1982 quy định tại Điều 121:

 

1. Một đảo là một diện tích thường tạo thành bởi đất, có nước bao quanh, nổi lên trên mặt nước khi thuỷ triều dâng cao.

 

2. Trừ trường hợp như quy định tại Khoản 3, lãnh hải, vùng tiếp giáp và thềm lục địa của một đảo được xác định theo đúng các điều khoản  áp dụng cho các lãnh thổ đất liền khác của Công ước này.

 

3. Các núi đá tự bản thân không thể bảo đảm việc cư trú của con người hay đời sống kinh tế  sẽ không có vùng độc quyền kinh tế hay thềm lục địa.

 

Vì ROC không tham gia UNCLOS III, việc bảo lưu của nước này đối với Điều 6 của Công ước 1958 về thềm lục địa dường như là tán thành Khoản 3 của Điều 121 Công ước 1982. Trong phần bảo lưu ROC nêu rõ:  Trong việc phân định ranh giới thềm lục địa của Cộng hoà Trung Hoa, các núi đá trơ trọi và các đảo nhỏ sẽ không được tính đến70.

 

Một điều khác của Công ước LOS 1982 cần nêu ra là Điều 6 quy định:

 

Trong trường hợp các đảo san hô vòng hay các đảo có đá ngầm bao quanh đường cơ sở để đo chiều rộng lãnh hải là đường ngấn nước trên đá ngầm khi thuỷ triều xuống được chỉ bằng ký hiệu thích hợp trên các hải đồ được các nước ven biển chính thức công nhận.

 

Điều này rõ ràng hàm ý rằng các bãi cát ngập nước nông hay đá ngầm ở Biển Nam Trung Hoa dứt khoát có thể có một lãnh hải. Như vậy, mặc dù các đảo ở Biển Nam Trung Hoa đều nhỏ và thiếu điều kiện để cư trú, và tuy trong thực tế không đủ tư cách để đòi có một thềm lục địa hay một vùng kinh tế riêng, chúng vẫn có thể đòi có một lãnh hải 12 dặm. Do đó các đảo hẹp ở đó đã trở thành rất quan trọng đối với các yêu sách của ROC và của Philippin về các tài nguyên đại dương trong vùng. Tuy nhiên trong khi chưa giải quyết xong các yêu sách lãnh thổ gối lên nhau này, không có cách nào phân định đường biên giới trên biển của các đảo đó.

 

6. KẾT LUẬN

 

Việc phân định đường biên giới trên biển ROC. Philippin bao hàm nhiều vấn đề khó khăn và còn phải tranh cãi của Luật Quốc tế. Vì mỗi nước đều tuyên bố về một vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm71 nên ở đây không cần thảo luận vấn đề thềm lục địa. Trước khi thảo luận về việc phân định ranh giới vùng kinh tế ROC - Philippin trước hết cần phải giải quyết 2 vấn đề, cụ thể là yêu sách mở rộng lãnh hải của Philippin và các quy tắc có thể áp dụng vào việc phân định ranh giới ở đây.

 

Yêu sách lãnh thổ của Philippin không có cơ sở trong Luật Quốc tế tập quán và Công ước LOS 1982, vì vậy yêu sách đó có thể bị bỏ qua trong việc phân định ranh giới. Trong thực tế, tại khoá họp cuối cùng của UNCLOS III. Arturo M. Tolentino, Bộ trưởng Ngoại giao Philippin và Trưởng phái đoàn Philippin tuyên bố ngày 08/12/1982: “Công ước này đề ra các quy tắc được biên soạn nhờ ý chí chung của đại đa số các nước. Bất kỳ nước nào hành động ra ngoài hay bất chấp Công ước sẽ không có cơ sở pháp lý trong hành động của họ”. Về các vấn đề yêu sách mở rộng lãnh hải  của Philippin, ông nói rằng “Vấn đề đó không phải là không thể vượt qua vì vùng đặc quyền kinh tế của Philippin sẽ lớn hơn lãnh hải lịch sử của Philippin 132. 000 km2 72. Lời tuyên bố đó dường như cho thấy rằng Philippin sẵn sàng thoả hiệp về yêu sách lãnh thổ của mình đổi lấy chế độ vùng đặc quyền kinh tế do Công ước quy định.

 

Căn cứ vào sự ủng hộ mạnh mẽ của Philippin đối với Công ước, và vì không có sự chống đối tích cực của ROC đối với Công ước, dường như có thể khẳng định chắc chắn rằng các quy tắc thích đáng để phân định các đường biên giới trên biển theo quy định của Công ước có thể áp dụng vào việc phân định đường biên giới. Vùng kinh tế ROC - Philippin. Về vấn đề này, Điều 734 của Công ước quy định rằng “việc phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế giữa hai nước có các bờ biển nhau đối diện hay tiếp giáp nhau sẽ được thực hiện trên cơ sở Luật Quốc tế nhằm đi đến một giải pháp công bằng”. Như vậy mục đích quan trong nhất của việc phân định ranh giới là đạt được một giải pháp công bằng trên cơ sở Luật Quốc tế. Trong giai đoạn tiếp theo chúng tôi đề ra những cách thức để đạt được những mục tiêu vừa nói trong tình hình phân định ranh giới ROC - Philippin.

 

Trong eo biển Bashi, nếu các đảo Batan, ở vào khoảng giữa phần phía Nam Đài Loan và đảo Luzon, được quyền có tác dụng hoàn toàn trong việc phân định ranh giới, vùng kinh tế của Philippin sẽ được mở rộng đáng kể, gây ra một kết quả không công bằng đối với ROC. Đảo ở xa nhất về phía Bắc là đảo Yamy nhỏ xíu, cách Luzon chừng 180 dặm và chỉ cách mỏm Đài Loan có 90 dặm. Do đó không thể cho các đảo Batan tác dụng hoàn toàn trong việc định và đường cơ sở của quần đảo Philippin không thể mở rộng đến như vậy. Trong thực tế, Điều 3 Hoà ước Hoa Kỳ - Tây Ban Nha không coi các đảo Batan như la một bộ phận của các đảo Philippin73, do đó không có lý do có thể biện minh nào để mở rộng đường cơ sở của Luzon trực tiếp đến các đảo Batan. Và như vậy, các đảo Batan sẽ bỏ qua trong việc phân định ranh giới vùng kinh tế trong vùng này, mặc dầu mỗi đảo thuộc nhóm đảo này vẫn có thể có lãnh hải 12 dặm theo công ước LOS 1982. Cách tiếp cận như vậy trong việc giải quyết vấn đề phân định ranh giới trước sự méo mó do các đảo gây ra đã được Tunisia và Ý thực hiện trong Hiệp định ngày 20/8/1971. Theo Hiệp định này đã sử dụng đường trung tuyến nhưng các bên đã loại ra các đảo Pantelleria, Lampedusa và Lampione; các đảo nói trên được trao một lãnh hải vào khoảng 12 hải lý74.

 

Các đảo Babuyan cũng có thể gây ra sự méo mó trong việc phân định ranh giới vùng kinh tế giữa Philippin và ROC. Tuy nhiên, do diện tích của đảo và việc nó gần đảo Luzon - đảo xa nhất về phía Bắc trong nhóm đảo Luzon chừng 80 dặm - nên chúng có thể được tính đến trong việc phân định ranh giới nhưng không được cho tác dụng đầy đủ. Cách tiếp cận này là căn cứ vào Vụ về thềm lục địa Tunisia/Libya do toà án quốc tế quyết định ngày 24/2 1982, theo các đảo Kerkennah (hay Qeranah) của Tunisie ở ngoài khơi, cách bờ biển Tunisie không đầy 12 dặm chỉ được trao nửa tác dụng trong việc xác định đường cơ sở để phân định ranh giới75.

 

Trước đó cách tiếp cận tương tự đã được chấp nhận trong việc Trọng phán về việc phân định ranh giới thềm lục địa giữa Vương quốc Anh và Pháp quyết định vào ngày 30/6/1977, theo đó các đảo Scilly của Vương quốc Anh, cách đất liền nước Anh 21 dặm, lẫn đảo Ushant, cách đất liền Pháp 10 dặm đều không được trao tác dụng đầy đủ khi áp dụng phương pháp cách đều vào việc phân định ranh giới76.

 

Việc phân định ranh giới vùng kinh tế giữa phần phía Tây của Luzon và bãi đá ngầm Pastas của ROC (tiếng Trung quốc là Tung - Sha - Chún - Tao) cũng đặt ra một vấn đề về giải pháp công bằng. Bãi Đá ngầm đã được dân địa phương thuộc ROC77 đến làm ăn sinh sống, và do đó, theo Điều 121, Khoản 3 Công ước LOS 198278, không thể buộc Bãi Đá không đòi hỏi có một vùng kinh tế. Bãi Đá cách bờ biển gần nhất của Luzon không đầy 300 dặm, trong khi điểm gần nhất giữa bờ biển Trung Quốc lục địa cách trên 400 dặm. Như vậy, nếu cho bãi đá ngầm Pratas tác dụng đầy đủ trong việc phân định ranh giới vùng kinh tế thì kết qủa sẽ là một giải pháp không công bằng đối Philippin. Do đó quy tắc dùng làm căn cứ của Toà án Quốc tế trong vụ thềm lục địa Tunisie - Libya không cho một hòn đảo có tác dụng đầy đủ trong việc phân định ranh giới, có thể thích hợp ở đây. Theo cách tiếp cận này, Bãi Đá ngầm Pratas nên chỉ được trao nửa tác dụng trong việc phân định đường cơ sở có thể xác định giữa Bãi Đá ngầm Pratas và bờ biển Trung Hoa lục địa; đường này sẽ ở cách phía Bắc bãi Đá ngầm Pratas khoảng 50 dặm. Như vậy, khoảng cách giữa đường và bờ biển Luzon vào khoảng 350 dặm. Sau đó có thể áp dụng quy tắc cách đều, và ở đây đường hải phận sẽ cách Luzon vào khoảng 175 dặm và cách Đông Nam Bãi Đá ngầm Pratas 125 dặm.

 

Vùng kinh tế ở phía Nam của Tây Luzon (gần 15o Bắc) bị phức tạp hoá do yêu sách của ROC đối với bãi cát ngập nước Scarborough không người ở, cách đảo Luzon không đầy 200 dặm. Theo Điều 121, Khoản 3, bãi cát đó không thể đòi một vùng kinh tế, nhưng vẫn có một lãnh hải theo Khoản 2 cũng của Điều 121. Do đó, ngay nếu giả thiết là yêu sách của ROC đối với bãi cát được Philippin thừa nhận, ROC cũng chỉ có thể yêu sách một lãnh hải với bán kính là 12 dặm nằm trong vùng kinh tế của Philippin. Tuy nhiên, căn cứ vào yêu sách về lãnh thổ ở đây, trong lúc còn chưa có quyết định về cuộc tranh chấp, không có cách nào để xác định đường biên giới. Một giải pháp tạm thời có thể đề ra là tuyên bố một vùng trung lập xung quanh bãi cát ngầm Sacborough, mở ra cho cư dân của cả ROC lẫn Philippin khai thác các tài nguyên thiên nhiên; sau đó hai nước có thể cộng tác đưa ra các biện pháp bảo vệ phù hợp với Công ước.

 

Đảo Itu Aba thuộc quần đảo Trường Sa có dân địa phương ROC sinh sống, và theo Điều 121, Khoản 2 của Công ước, đảo có thể đòi có một vùng kinh tế cho mình. Tuy nhiên, vì đảo cách điểm gần nhất của đảo Palawan thuộc Philippin chỉ chừng 200 dặm nên chắc chắn sẽ tạo ra một kết quả không công bằng nếu cho Itu Aba tác dụng đầy đủ trong việc phân định ranh giới ở đây. Do đó dường như sẽ thích hợp nếu cho nó nửa tác dụng - nếu thoả thuận như vậy, vùng kinh tế của Philippin sẽ có thể mở rộng ra 125 dặm từ đảo Palawan có thể mở rộng ra một khoảng cách 75 dặm. Tuy nhiên, trong phạm vi vùng kinh tế 125 dặm của Philippin mà chúng tôi đề nghị ở đây, có một số bãi cát ngập nước mà ROC đòi hỏi, mỗi bãi cát có thể có, căn cứ vào Công ước, một lãnh hải 12 dặm. Như vậy, các vùng lãnh hải nói sau phải loại ra khỏi vùng kinh tế của Philippin.

 

Cách trao đổi như trên về cách phân định ranh giới vùng kinh tế giữa đảo Itu Aba và đảo Palawan giả thiết là Philippin không có yêu sách đối với đảo nào trong quần đảo Trường sa. Trong thực tế, vấn đề không phải như vậy. Như đã nói ở trên, Philippin không những đòi một số đảo trong quần đảo này, mà đã chiếm đóng vài đảo80. Trong khi còn chưa có quyết định gì về cuộc tranh chấp lãnh thổ này, sẽ không có cách nào giải quyết xong biên giới trên biển. Một giải pháp tạm thời có thể đưa ra là chấp nhận đường  phân định ranh giới nêu trên ngoại trừ lãnh hải của những đảo nhỏ và bãi cát đó bằng cách tuyên bố đó là những vùng tập rung. Trong phạm vi vùng trung lập, dân bản địa của hai nước có thể khai thác tài nguyên thiên nhiên, chịu áp dụng các biện pháp bảo quản mà hai nước cùng đưa ra phù hợp với Công ước.

 

Trong phần thảo luận trên về vấn đề phân định ranh giới ta giả thiết như đã nêu trong phần trên cuả bài này,81 rằng ROC sẽ không phản đối việc sử dụng nguyên tắc quần đảo vào việc xác định đường cơ sở của Philippin căn cứ vào Công ước LOS 1982. Nếu giả thiết đó là đúng, chắc chắn ROC sẽ viện ra Điều  51, Khoản 1 của Công ước là phần duy trì “các quyền đánh cá truyền thống và các hoạt động chính đáng khác của các nước láng giềng tiếp giáp ở một vùng trong phạm vi các nước quần đảo82 nhằm bảo vệ các quyền đánh cá ở các đảo Batan, các đảo Babuyan, Eo biển Mindoro, và biển Sulu83; tất cả các địa danh trên đều nằm trong đường cơ sở của quần đảo Philippin 84.

 

Giáo sư Hungdan Chiu* , Trường Đại học Luật Maryland



 

1     Các quy chế ngoài khơi tại Hoa Kỳ, tập 30, tr 1754; tập Hiệp ước 343; Bevan, các Hiệp ước và các Hiệp định khác của hao Kỳ, 1776 - 1949. Tập 11, tr 615 (189). Sau đây sẽ trích dẫn là Bevans.

 

2     Xem các chú thích 16 -18 và văn bản kèm theo.

 

3     Tài liệu Liên Hiệp quốc A/Conf 62/122 (07/10/1982), in lại trong Tập san Tư liệu Pháp lý Quốc tế, tập 21 N: 6 (11/1982), tr 1261 - 1354.

 

4     Các hiệp ước và thoả thuận Quốc tế khác của Hoa Kỳ, tập 15tr 1606; Tập 5639 các Hiệp ước và các văn bản quốc tế khác; Tập các Hiệp ước Liên Hiệp quốc, Tập 516, tr 205 (1958).

 

5     Điều 3 Công ước 1958 và Điều 5 Công ước 1958.

 

6     Điều 4 Công ước 1958 và Điều 7 Công ước 1982.

 

7     Thí dụ, xem D, P, Connell, Luật Quốc tế, tập 1, In lần thứ 2, Luân Đôn: Seven và Sons, 1970, tr 477; Max Sorensen sổ tay Công luật Quốc tế; New York: St martins Press, 1968, tr 334; và J. G. Starke, mở đầu về Luật Quốc tế , in lần thứ 8, Luân Đôn: Butterworths, 1977, tr 226 - 228, 230 - 231.

     

8     Điều 7, khoản 2 và phần 2 khoản 4 của Công ước 1982 là những phần mới.

 

9     Điều 7 của Công ước 1958 và Điều 10 của Công ước 1982. Nội dung 2 điều này giống nhau.

 

10    Về dự thảo các điều và các lời bình luận được ban Luật Quốc tế chấp nhận, xem Tập biên niên của ban Luật Quốc tế 1955. Tập II, tr 34 -41.

 

11    Xem chú thích 1.

 

12    Các quy chế của Hoa Kỳ về biển khơi. Tập 31, tr 1942 Tập các Hiệp ước, Bevans, tập 11, tr 623 (1900).

 

13    Các quy chế của Hoa Kỳ về biển khơi. Tập 47, tr 2198; Tập các Hiệp ước 856, Bevans, tập 12 tr 473 (1930).

 

14    Các quy chế của Hoa Kỳ về biển khơi, tập 47, tr 2203 - 07 ; Tập các Hiệp ước, Bevans, tập 12, tr 479 (1930).

 

15    Biên niên của Ban Luật Quốc tế 1956. Tập II, tr. 70.

 

16    Xem D.P.O’ Connell “Các quần đảo giữa đại dương theo luật quốc tế”, Trong Biên luật Quốc tế Anh. Tập 45 (1971) tr.26.

17    Florentiono P.Feliciono/: “Bình luận về lãnh hải của các quần đảo”, trong tạp chí luật quốc tế Philippin Tập 1. N0 1 (1962) tr. 1960 - 1961

 

18    OCounell “Các quần đảo giữa đại dương” ghi chú 19, tr .26 - 27.

 

19    Max Sorensen “Lãnh hải các quần đảo” trong : F.P.A Franfog “varia Furis gentium, Liber Amicorum, Leiden: A.Ư Sifthoff, 1959 đwợc Marjorie M. Whteman, trích dẫn trong: Digest Luật quốc tế, tập 4, Washington D.C. cục ấn loát của Chính phủ Hoa Kỳ, 1965, tr 287.

 

20    Xem tập chí về quan hệ Quôc stế của Hoa Kỳ, 1898, tr 820 - 829, 904 - 909, 932 - 965. Trong một bức điện của ông Moore gửi hông hay ngày 10/12/1898, chỉ đơn giản nêu ra rằng Tây Ban Nha dồng ý “nhượng quần đảo Philippin và không nói gì đến các hải phận rộng lớn; nguyên tắc, tr.965.

 

21    Yoseph W Dellapenna “yêu sách và lãnh hải cuả Philippin trong Luật Quốc tế”. Tạp chí Luật và phát triển kinh tế, tập 5, N0 1 (mùa xuân 1970), tr 50, (chú thích, sau tập 5, N0 2, tạp chí đổi tên là Luật Quốc tế và kinh tế học).

 

22    R. P. Anan “Các quần đảo giữa Đại dương theo Luật Quốc tế, lý thuyết và thực hành”, Tạp chí Luật Quốc tế Ấn Độ, tập 19 No 2 (tháng 4 - tháng 6 năm 1979) tr 234. Về tóm tắt cuộc thảo luận về các quần đảo giữa các học giả, Xem Ó Connell “Các quần đảo giữa đại dương”, chú thích 16, các tr. 10 -12.

 

23    Công pháp, No 127, 24/3/1935 (H. R. 8573), Hoa Kỳ đối với biển khơi. Tập 48, tr. 456 (1935). Phần I của đạo luật quy định: Cơ quan luật pháp Philippindc phép đưa ra quy định về việc bàn các đại biểu Hội nghị hiến pháp sẽ họp tại phòng họp nghị viện ở thủ đô quần đảo Philippin

 

24    Nguyên văn Điều thứ nhất bản Hiến pháp như sau:

      Nước Philippin  gồm toàn bộ lãnh thổ  nhượng cho Hoa kỳ theo Hiệp ước Paris giữ Hoa Kỳ và Tây Ban Nha 10/12/1898, mà các ranh giới đã được quy định tại Điều 3 của Hiệp ước nói trên, kể cả tất cả các đảo ghi trong Hiệp ước  ký tại Washington giữ Hoa Kỳ và Tây Ban Nha ngày 7/11/1900, và trong Hiệp ước giữa Hoa Kỳ và Anh ngỳ 2/1/1930, cùng với toàn bộ lãnh thổ mà Chính phủ Philippin  hiện nay đang thi hành quyền tài phán. Amos J. Peaslê. Hiến pháp của cac nước. Tập II: Châu Á, Úc và Châu Đại Dương ... The Hague: Martinus Nijhoff, 1966, tr1067.

25    Trích bài của Jorge R. Coquia “Lãnh hải của các quần đảo”. Tạp chí Luật Quốc tế của Philippin. Tâp I, No1 (1962) tr 14 4 - 148. Bài của Coquia  không có trích dẫn nào, nhưng hình như ông đã dẫn nguyên văn bản ghi Hội nghị. Bản ghi Hội nghị tóm tắt tuyên bố của Tolentin như sau:

      Khi giành được độc lập 4/7/1946 Cộng hoà Philippin đã đảm nhiệm hoàn toàn chủ quyền  và quyền tài phán đối với lãnh thổ được quy định trong bản Hiến pháp của nước mình, đã được Tổng thống Hoa Kỳ chuẩn y và nhân dân Philippin chấp nhận trong cuộc trưng cầu dân ý trước đây.

      Hội nghị Liên Hiệp quốc lần thứ 2 về Luật Biển, Bản ghi chính thức tóm tắt các bản ghi các cuộc họp toàn thể và các cuộc họp và toàn Ban. (Giơnevơ 17.3 - số 4/1900) tr 51 - 52.

 

26    Whileman Digest Luật Quốc tế. Tập 4. Chú thích 19, tr 183

 

27    Whileman Digest Luật Quốc tế. Tập 4. Chú thích 19, tr. 183

 

28    UN Press Release, SEA/MB/6 (8/12/1982), tr .3.

 

29    nt, SEA/MB/13 (10/12/1982), tr A 2.

 

30    nt, SEA/493 (30/4/1982), Phụ lục II.

 

31    RR Boxter “Các Hiệp ước và tập quán”. Tuyển tập giáo trình của Viện Hàn lâm The Hagve (Luật Quốc tế). Tập 129 (1970 -1) Leyde: A. W. Sijthoff, 1971, tr. 100.

 

32    Xem bản đồ kèm theo tập Nghiên cứu về Biên giới quốc tế. Tập A, Ranh giới trên biển - No 33 (26/3/1971).

Các đường cơ sở thẳng của Philippin do The Geographer, Cục Điều tra và nghiên cứu, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, phát hành.

 

33    Xem Tạp chí Luật quốc tế  Mỹ, Phụ bản, Tâp 23 (1929), tr 287.

34    Các bộ luật của Hội nghị pháp điển hoá Luật Quốc tế. Tập 3 biên bản của Ban 2, Hội Quốc liên. Tư liệu chính thức No C. 351 (b) M. 145 (b), 1930 V (Xê ri No Pháp lý 1930. Tập 16, tr. 192.

 

35    nt, tr 200. Các biên bản không cho biết lý do của đề nghị của Hoa Kỳ.

 

36    Tóm tắt quan điểm của các tác giả đó, xem ÓConnell các quần đảo giữa đại dương; chú thích 16, tr 10 -13.

 

37    Tư liệu Liên Hiệp quốc A/CN. 4/77 trong Biên niên của Ban Luật quốc tế 1954, tập 2, tr 1-6.

 

38    nt, tr 5, do ÓConnell dịch ra tiếng Anh “Các quần đảo giữa đại dương”, chú thích 14, tr 17.

 

39    Tóm tắt cuộc thảo luận tại Ban, xem ÓConnell, nt, tr 16 - 20.

 

40    Biên niên của ban Luật quốc tế 1956, tập 1, tr 194 - 195.

 

41    Xem “Hội nghị Liên Hiệp quốc lần thứ 2 về luật Biển”. Các bản ghi chính thức (1960), tr 51.

 

42    Xem ghi chú 4.

 

43    Xem “Hội nghị Liên Hiệp quốc lần thứ 2 về Luật Biển”. Các bản ghi chính thức (1960), tr 51.

 

44    Xem tài liệu tham khảo mới được Hgary Knight trích dẫn: Luật Biển: Các vụ việc, tư liệu và các phiên họp, bản in 1980, Balon Rouge, Louisiana: Claitors Lau Book auj Publishing Division, 1980, tr 5 - 6.

 

45    Tư liệu Liên Hiệp quốc A/Conf. 62 wp, 8 (phần II, tại Hội nghị Liên Hiệp quốc lần thứ 3 về Luật Biển, bản ghi chính thức, Tập 4, tr 152 - 171.

 

46    Điều 117, khoản 2, của văn bản không chính thức, tr 168.

 

47    nt, tr 168 - 170.

 

48    nt, tr 170.

 

49    Điều 118, khoản 1, của văn bản không chính thức, tr 168.

 

50    Tư liệu Liên Hiệp quốc A/Conf. 62/WP. 8/RevI phần II; nt. Tập 5 tr 155 - 137.

 

51    nt. tr 170 - 172.

52    Humphrey Waldock “Giáo trình chung về Công luận quốc tế” Tuyển tập các giáo trình Luật quốc tế của Viện Hàm lâm The Hague. Tập 106 - 11 (1962) Leyde: A. W. Sijthoff, 1963, tr 50.

 

53    Các Hiệp ước và các thỏa thuận quốc tế khác của Hoa Kỳ Tập 15, tr 471; Các Hiệp ước và các văn kiện quốc tế khác, tập 499, tr 311 (1958).

 

54    Tư liệu pháp lý quốc tế, tập 10 (1971), tr 452.

 

55    Bộ trưởng Ngoại giao ROC chỉ ra tại Viện Lập pháp ROC ngày 12/ 01/1983 rằng ROC có thể chấp nhận những phần Công ước pháp điển hoá các quy tắc tập quán luật quốc tế, xem Trung ương Nhật báo ngày 13/01/1983, tr. 1. Khi ROC đưa ra lời tuyên bố vào năm 1979, rõ ràng là nước này đã căn cứa vào thực tế của một số nước đã tuyên bố về vùng kinh tế 200 dặm vào thời đó, và tài liệu văn bản thương lượng hỗn hợp không chính thức (ICNT, Tư liệu Liên Hiệp quốc A/Carf 62 WP, 10, ngày 15/7/1977) do UNCLOS III đăng tải - không có sự khác nhau đáng kể nào giữa ICNT 1977 và Công ước 1982 trừ các điều khoản về phân định ranh giới liên quan đến các điều khoản về vùng đặc quyền kinh tế.

 

56    UNCLOS III đã chấp nhận cùng nguyên tắc về phân định ranh giới thềm lục địa và vùng kinh tế.

 

57    Thông cáo báo chí của Liên Hiệp quốc, SEA/399 (23/7/1980), tr 16.

 

58    Điều 74, Khoản 1 (vùng kinh tế) và Điều 84, Khoản 1 (Thềm lục địa) của Bản Dự thảo Công ước. Tư liệu Liên Hiệp quốc A/Conf 62/ WP 10/Rev 3, tr 30, 34.

 

59    Xem Thông cáo báo chí của Liên Hiệp quốc, SEA/425 (4. 3. 81) tr. 24.

 

60    nt.

 

61    nt, SEA/455 (28/8/1981), tr 1.

62    Biên bản Toà án Quốc tế, 1969, tr 3.

 

63    E. Louterpacht, các biên bản Luật Quốc tế, Tập 54. Cambridge, Anh: Grotius xuất bản, 1979, tr 6 -138 (quyết định thứ nhất), 139 - 123 (giải thích).

 

64    Tài liệu Luật Quốc tế. Tập 21. No 2 (tháng 3/1982). tr 225 - 317.

 

65    Điều 55 của Công ước LOS 1982 quy định: “Vùng đặc quyền kinh tế là một diện tích ở phía ngoài và tiếp giáp với lãnh hải, chịu chế độ pháp lý đặc biệt đã được xác định (phần 5 của Công ước), theo đó các quyền và quyền tài phán của nước ven biển và các quyền và quyền tự do của các nước khác được chi phối bởi các điều khoản thích hợp của Công ước”. Điều 57 quy định: “Vùng đặc quyền kinh tế sẽ không mở rộng ra ngoài 200 hải lý từ các đường cơ sở để đo chiều rộng của lãnh hải”.

 

66    Xem bản đồ trong bài “quần đảo Trường Sa, một yêu sách từ 2000 năm” Tạp chí kinh tế Viễn đông. Quyển 113, No 33 (7-8-1982) tr 30.

 

67    Cheng Tzu Yuch Nan - hai chu - tao  ti - li liich (Bản đồ các đảo phía Nam). Thượng Hải: Shong - wu yiu - shu Kuan, 1948, tr 45.

 

68    Chang Chi - Yun: Atlas tiêu chuẩn của Cộng hoà Trung Hoa, Viện đại lý Trung Quốc, 1964, tr 10.

69    Phân tích các yêu sách lãnh thổ đối với các đảo ở Biển Nam Trung Hoa, xem : Hungdah Chiu và Choon Ho Park “Quy chế pháp lý của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa” Tạp chí phát biểu đại dương và Luật quốc. Tập 3.

 

70    Xem ghi chú 54.

71    Philippin đã tuyên bố một vùng kinh tế 200 dặm bằng Sắc lệnh Tổng thống No -1599 (11/6/1978), xem jurg R. Coquia. “ý nghĩa của vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm của Philippin”. Tạp chí luật sư thống nhất, tập 7, No 3 và 4 (1979), tr 181 -184.

      ROC đã tuyên bố một vùng kinh tế 200 dặm ngày 06/9/1979. Xem Hungdal Chiu, Rong. Jye Chen và Tsu - wen Lee “cách làm hiện nay các Quyết định tài phán của Cộng hoà Trung Hoa về Luật Quốc tế”. Biên niên Trung Quốc về Luật Quốc tế và các vụ việc. tập I (1981) tr 151 -152.

 

72    Thông cáo báo chí của Liên Hiệp quốc SEA/MB/6 (8/11/1982).

 

73    Xem Điều 3 của Hiệp ước ở phần trên, quy định phạm vi các đảo Philippin “dọc theo hay gần vĩ tuyến 20 Bắc”. Các đảo Batan lên tới vĩ tuyến 21 Bắc.

74    Do Toà án Quốc tế trích trong Vụ thềm lục địa Tunisia - Libya, “Tài liệu pháp lý Quốc tế; chú thích 58 (trên), tr 234 (kèm bản đồ). Xem thêm Donald Ekarl, “Các đảo và việc phân định ranh giới Thềm lục địa: Một công trình làm cơ sở cho việc phân tích”, Tạp chí Luật Quốc tế Mỹ. Tập 71 No 4 (10/1977), tr 642 - 673.

 

75    Tài liệu pháp lý quốc tế, chú thích 58; tr 260 - 261 (kèm bản đồ).

 

76    Biên bản pháp lý quốc tế, tập 54; chú thích 57, tr 123.

 

77    Được cai trị như một bộ phận của chính quyền thành phố tự trị Kaohsiung của ROC.

 

78    Xem phần đầu.

80    Xem chú thích 60.

 

81    Xem trang 12 - 13 (nguyên bản).

82    Tuy nhiên điều khoản này không nói đến “nước đối diện” do đó có thể là Philippin sẽ  áp dụng nó đối với ROC vì ROC không phải là một “nước tiếp giáp”. Các bản ghi chính thức của UNCLOS III không đưa ra lời giải thích nào về việc sử dụng thuật ngữ “adjacent” (tiếp giáp)

 

83    Đường cơ ở của Philippin ở eo biển Mindoro là khoảng 100 dặm, và như vậy là biến vùng trước kia là biển khơi thành vùng nước quần đảo. Cửu Eo biển Balabac vào biển Sulu rộng hơn 24 dặm, do đó biển Sulu được coi là một phần của biển khơi. Trong thời kỳ Mỹ cai trị từ 1898 đến 1946, Hoa Kỳ chỉ đòi một lãnh hải 3 dặm, như vậy là để lại một vùng biển khơi rộng ở Eo biển Mindorva Biển Sulu. Nhiều Ngư dân từ Đài Loan đến, đã đánh cá ở  đó từ đầu thế kỷ, do đó ROC phải có một quyền đánh cá theo tập quán ở đây.

 

84    Về đường cơ sở của quần đảo Philippin, xem Estelito B. Mendoza. “Các đường cơ sở của Quần đảo philippin” Tạp chí Luật Philippin. Tập 46 (1971) tr. 628 - 638 và bản đồ kèm theo bài: “Lãnh thổ philippin theo Hiến pháp mới của Forge R. Coquia” Biên niên Luật Quốc tế Philippin. Tập 3 (1974), tr. 80 - 92.

*     Giáo sư trường Đại học Luật Maryland. Nguyên bản đăng trong Tập san phát triển Đại dương và Luật Quốc tế. Tập 14. N: 1 (1984) tr 79 - 105, in lại được sự đồng ý của Crane, Rusak và Co, Iuc.