Lời dẫn

Nhu cầu trên thế giới tăng nhanh, tình trạng thiếu hụt tài nguyên thiên nhiên ngày càng trầm trọng, phát sinh những tranh chấp gay gắt giữa nhiều quốc gia vì vấn đề tài nguyên quan trọng mang tính chất sống còn cho nền kinh tế. Cuộc tranh dành về tài nguyên– ngày càng giảm thiểu nầy– phần lớn xảy ra trên những khu vực có nhiều quốc gia cùng sở hữu nguồn tài nguyên, khu vực kinh tế ở nơi đang còn tranh chấp về biên giới. Tại Nhật Bản, Trung Quốc và các nước Châu Á khác, vùng Biển Đông đang trở thành vũ đài tranh chấp tài nguyên thiên nhiên . Vì vậy chủ đề của bài viết  là tập trung vào chiến lược tài nguyên ở  vùng biển này.

Chương 1: Chiến lược dầu mỏ ở Biển Nam Đông

Khu vực rộng lớn tây Thái Bình Dương ở Châu Á chiếm một góc trong tam giác chiến lược “Vịnh Péc-xích-Vùng duyên hải Caspi-Biển Đông”. Phía bắc có Trung Quốc-Đài Loan, phía đông có Quần đảo Philippines, phía Nam có Inđônêxia và Malaysia, phía tây có Việt Nam. Các nước bao quanh Biển Đông là những nước năng động và có tiềm lực dồi dào nhất Châu Á. Từ nghìn xưa  vùng biển nầy là giao lộ thông thương trên biển, có khả năng có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên rất lớn.

Là một vùng biển rộng gấp nhiều lần biển Caspi hay Vịnh Péc-xích nhưng đều có chung 2 vấn đề: một là cùng nằm trong tranh chấp về tài nguyên dưới đáy biển, hai là các quốc gia trong cuộc đều xem những tài nguyên nầy là quyền lợi sống còn quan trọng của họ, không từ nan việc sử dụng vũ lực để giải quyết. Nguồn gốc của sự bùng nổ tranh chấp quyền làm chủ tài nguyên dưới đáy Biển Đông phát xuất từ sự phát triển kinh tế một cách nhảy vọt ở khu vực Châu á-Thái Bình Dương. Trước khi bị khủng hoảng kinh tế 1997-1999, các nước vòng đai Thái Bình Dương tăng trưởng ở mức khó tin, bình quân trên 10% GDP. Mặc dù khủng hoảng kinh tế đã làm giảm tốc độ phát triển của nhiều nước nhưng ảnh hưởng của nó chỉ trong một thời gian rất ngắn.


Tuyến đường chuyên chở dầu mỏ trên Biển Đông

 

Thí dụ tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc và Đài Loan bị chậm lại không đáng kể. Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng ở mức trên 11% GDP hàng năm như trước. Bước vào thế kỷ 21, nền kinh tế phát triên tốc độ cao của toàn thể Đông Á bắt đầu hồi phục, trở lại làm đầu tàu cho nền kinh tế thế giới. Trong vài chục năm, song song với sự phát triển kinh tế là nhu cầu về năng lượng ngày một mở rộng.

Hậu bán thập kỷ 1990, 10 nước-khu vực kinh tế quan trọng ở Đông Á (Inđônexia, Hàn Quốc, Singapore, Thái lan, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines, Hồng Kông, Malaysia) đều tăng trưởng GDP 5,5%/năm, gấp 10 lần các nước chủ yếu khác trên thế giới. Tỷ lệ gia tăng về nhu cầu năng lượng ở Châu Á sẽ giảm dần vào nửa đầu thế kỷ 21, dù vậy hàng năm khoảng vẫn tăng 3,7 %, vượt cả mức tăng của những khu vực khác trên thế giới. Nhìn vào tỷ lệ tiêu thụ năng lượng của thế giới, thì Châu Á sẽ chiếm khoảng 34% vào những năm 2020, trong khi Bác Mỹ là 24%, Tây Âu là 13% và các nước LX-Đông Âu khoảng 12%.

 

Tham khảo bảng dự đoán về tiêu thụ năng lượng ở Châu Á từ năm 1990-2020)

(アジアのエネルギー消費予測 1990~2020年表参照)


(lập từ Cuộc chiến tranh về tài nguyên trên thế giới trang 164-165)

(世界資源戦争p164-165より引 ・表作成)

 

Sự gia tăng nhu cầu về năng lượng ở Châu Á, đặc biệt đem lại sự gia tăng rất lớn về nhu cầu khí đốt và dầu mỏ. Theo dự báo ở thời điểm hiện nay thì vào năm 2020 các nước Châu Á sẽ phải dựa một nửa năng lượng tiêu dùng  từ dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên.Tính toán khoảng 33 triệu thùng/ngày (năm 1997 là 19 triệu thùng/ngày). Con số 14 triệu thùng nầy tương đương với lượng tiêu thụ của tất cả các nước Trung-Nam Mỹ, Trung Đông, và các nước thuộc Liên Xô cũ. Về khí đốt thiên nhiên, lượng tiêu thụ cho đến năm 2020 còn tăng cao hơn cả dầu mỏ. Đối với các nước Châu Á, việc đảm bảo nguồn khí đốt và dầu mỏ này là một vấn đề vô cùng to lớn vì Chấu Á không đủ nguồn tài nguyên để cung cấp. Trung Quốc và Inđônêxia là hai nước cho trữ lượng tài nguyên khí đốt và dầu mỏ mức trung bình, nhìn châu á không có quốc gia nào có nguồn tài nguyên dồi dào như các nước ở Vịnh Péc-xích hay Caspi. Việc cung ứng dầu mỏ của các nước Châu á vào cuối thập kỷ 90 với nhu cầu mỗi ngày 19 triệu thùng thì sản lượng nội khu chỉ được 7 triệu thùng. Khoảng cách nầy sẽ khuếch rộng cao trong những năm 2020, lượng dâu thô phải nhập khẩu mỗi ngày có thể lên dến 25 triệu thùng. Khí đốt thiên nhiên cũng tương tự, hiện này giữa sản lượng và lượng tiêu thụ ngang nhau nhưng số lượng dựa vào nhập khẩu sẽ ngày càng tăng cao (trang 166)

Chương 2: Cướp biển đe dọa đường thông thương trên biển ở Châu Á

1.Tuyến đường thông thương trên biển ở Châu Á

Nhật Bản là một nước rất nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm năng lượng là một vấn đề nan giải. Nhật Bản phải nhập 56% dầu mỏ cho tiêu dùng trong nước, sản lượng nội địa từ nguồn trữ lượng dầu thô chỉ khoảng 6000 thùng, đủ dùng cho 10 ngày. Than đá và khí đốt thiên nhiên thì nhiều hơn nhưng 99% than đá  cần dùng là phải nhập khẩu và tỷ lệ khí đốt thiên nhiên nhập khẩu là 97%.

Nguồn điện ở Nhật Bản một phần dựa vào thủy điện và điện hạt nhân, nhưng 80% năng lượng cấp 1 là dựa vào dầu mỏ, than đá và khí đốt thiên nhiên nhập khẩu. Việc phải dựa vào nhập khẩu liên tục như vậy tất nhiên sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn về địa-chính trị. 75% dầu mỏ nhập khẩu của Nhật Bản là Trung đông và ngày sẽ càng cao hơn khi việc khai thác dầu mỏ ở những khu vực khác bị suy giảm. Hầu hết dầu thô nhập khẩu được chuyên chở từ Trung Đông đều phải qua Ấn Độ Dương  vượt qua eo biển Malacca đi ngang Biển Đông. Nguồn than đá từ Australia, khí hóa lỏng từ Inđônêxia cũng thông qua vùng biển nầy cho nên việc đảm bảo an toàn cho các tàu chở dầu qua lại trên vùng Biển Đông là một vấn đề ưu tiên chiến lược của Nhật Bản.

Trung Quốc và Nhậ Bản là hai nước tiêu thụ hầu hết năng lượng ở Châu Á. Các nước-khu vực khác (Indonêxia, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Philippines, Việt Nam, Malaysia) ngày càng tiêu thụ dầu mỏ và khí đốt nhiều hơn. Tại thời điểm nầy, cũng có nước có tài nguyên nội địa đầy đủ (Inđônêxia là dầu mỏ, than đá, Việt NamMalaysia có dầu mỏ) nhưng từ nay về sau cũng phải dựa vào nhập khẩu. Hơn thế nữa các nước đều dựa vào tuyến hàng hải để nhập khẩu hay xuất khẩu năng lượng . Vì vậy, trừ Hàn Quốc, vấn đề quan trọng nhất là tất cả các nước-khu vực còn lại đều đặt ra chủ quyền về  khai thác tài nguyên trên biển Biển Đông có thể trở thành đối thủ của Trung Quốc hay với nhau.

Tương tự như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan là hai nước nghèo nguyên liệu năng lượng, gặp khó khăn trong việc đối phó với tình trạng nhu cầu ngày càng lên cao. Ở thời điểm 1999,, lượng tiêu thụ dầu mỏ của hai nước nầy 2,9 triệu thùng/ngày, từ quan điểm về chiến lược thì tình huống không khác gì Nhật Bản, nghĩa là ngày càng dựa vào nguồn dầu mỏ nhập khẩu từ Trung Đông càng lớn, và hầu hết phải đi ngang qua Biển Đông. Vị trí chiến lược của Malaysia, Việt Nam, Thái Lan và Inđônêxia tương đối khác nhau, các nước nầy có nguồn tài nguyên năng lượng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và một phần để xuất khẩu sang các nước chung quanh.

Tuy nhiên, ngoài Inđônêxia, một phần năng lượng của các nước cũng phải dựa vào nhập khẩu, ngay cả Inđônêxia cũng có khả năng chuyển thành nước nhập khẩu dầu mỏ trong tương lai như Trung Quốc hiện nay. Do vậy, việc đảm bảo an toàn cho tuyến đường biển của các nước đã trở thành vấn đề lợi ích quốc gia quan trọng. Nguồn tài nguyên khí đốt, dầu mỏ của các nước hầu hết là tài nguyên dưới biển, đặc biệt là khu vực chung quanh Biển Đông cho nên vấn đề an ninh của khu vực biển  nầy đang trở thành mối lo ngại ngày càng lớn. Việc khai thác các giếng dầu dưới biển cũng như bảo đảm an ninh lãnh hải là hai vấn đề đang được quan tâm nhiều nhất”  (trang172-175).

2. Tình hình cướp biển và đối phó của Nhật Bản

2-1 Bối cảnh của nạn cướp biển hoành hành

Hành động cướp biển  xảy ra ở những vùng biển trong lãnh hải thì không gọi là “Hải tặc” theo Hiệp Ước về Biển của LHQ

Nguyên nhân nạn cướp biển ở Đông Nam Á ngày càng nhiều có thể do thuyền bè qua lại eo biển hẹp như eo biển Malacca phải đi với tốc độ chậm vì điều kiện địa lí, việc vào các vùng lãnh hải của nhiều nước để truy bắt rất khó khăn và tàu bè gặp nạn thường tránh né việc báo cáo. Mặt khác nạn nghèo đói do suy thoái kinh tế sau cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Châu Á gia tăng, tình hình ở Inđônêxia mất ổn định, sự thu hẹp  khả năng hiện diện của lực lượng hải quân Hoa Kỳ và Liên Xô là những bối cảnh có thể suy được.

2.2. Khu vực phát sinh

65% nạn cướp biển là xảy ra ở Đông Nam Á(Indonexia,Malaysia, Eo biển Mallaca, Bangladesh, Ấn độ). (xem bảng dưới)

(1) Đề xuất vấn đề tại những nơi có tầm toàn cầu như Hội nghị quốc tế về Luật Biển của LHQ(Đại Hội đồng LHQ, các bước hội họp không chính thức của LHQ v..v..). Thúc đẩy các nước tham gia Hiệp ước Rome (Hiệp ước ngăn chận hành động phi pháp trong vận chuyển hàng hải), xúc tiến hợp tác với IMO(Cơ quan Hải Vận quốc tế)

(2) Đối với khu vực Châu Á, trên cơ sở xúc tiến theo những sáng kiến của các nước Châu Á đối với nạn cướp biển, để thúc đẩy việc hợp tác giữa các Châu Á, cần thực thi một số chính sách cụ thể như dưới đây:

 


 

2.3. Chính sách căn bản của Nhật Bản đối phó với Cướp biển

1/ Nghiên cứu việc soạn ra một hiệp định hợp tác khu vức liên quan đến chính sách đối phó với Hải tặc

2/ Duy trì  mối quan tâm đối phó với Hải tặc( Hội nghị cấp cao ASEAN + 3(Nhật-Hàn-Trung, ) bằng cách đưa vấn đề nầy vào lịch làm việc của các hội nghị quốc tế như Hội nghị cấp cao ASEAN + 3 (Nhật-Hàn-Trung ) kêu gọi tham gia Hiệp ước Roma…

3/ Có chính sách giảm nghèo ở những khu vực phát sinh nhiều Hải Tặc

4/Giúp đõ việc tăng cường năng lực đối phó của các cơ quan cảnh sát trên biển của các nước (Đào tạo nhân viên, giúp đỡ kỹ thuật v..v..)

5/ Giúp đỡ để tăng cường chính sách tự vệ của chủ tàu, chủ hàng(hợp tác với hôi Chủ tàu của các nước ASEAN)

2.4. Hành động cụ thể của Nhật Bản

Vấn đề hải tặc xẩy ra thường xuyên trong khu vực Châu Á vào những năm gần đây không những đe dọa đến con đường vận chuyển của Nhật Bản là nước sống bằng mậu dịch mà còn là vấn đề mang tầm ảnh hưởng rất lớn đối với sự ổn định và phồn thịnh của nền kinh tế và xã hội của toàn thể khu vực. Từ nhận định nầy, tại hội nghị lãnh đạo của ASEAN + 1(Nhật Bản) vào tháng 11/1999 được tổ chức tại Manila, thủ tướng Nhật Bản (đương nhiệm) Obuchi Keizo đã đề xuất sáng kiến mở ra hội nghị các cơ quan liên quan đến Cảnh bị duyên hải. Nhờ vậy tháng 4/2000 Nhật bản đã mở “Hội nghị quốc tế chống Hải tặc”. Tháng 9/2000, theo đề nghị của ngoại trưởng Kono Yohei(đương nhiệm), chính phủ Nhật Bản đã cử một “đoàn điều tra chống hải tặc” sang Philippines, Malaysia, Singapore và Inđônêxia để tìm hiểu và trao đổi ý kiến về biện pháp ủng hộ, hợp tác cụ thể với các nước. Tháng 11/2000 Tàu tuần duyên của Tổng cục An ninh Trên Biển đã sang thăm Inđônêxia, thực hiện việc huấn luyện phối hợp nhằm mục đích chống Hải tặc trong việc triển khai một cách có hiệu quả việc hợp tác giữa hai nước. Mặt khác, về hành động liên khu vực, vì đây là vấn đề liên quan đến chủ quyền của mỗi nước nên việc vạch ra một chương trình hành động chung không dễ dàng nhưng Nhật Bản sẽ phải phát huy sáng kiến một cách tích cực, thủ tướng Mori (đương nhiệm) đã kêu gọi các nước mở “một hội nghị hợp tác châu á chống hải tặc”  tại hội nghị cấp cao ASEAN +3 (Nhật-Hàn-Trung) vào tháng 11/2000 tại Singapore, nhờ vậy hai ngày 4-5/10/2001 hội nghị nầy đã được tổ chức tại Tokyo. Tại hội nghị lãnh đạo ASEAN +3 (Nhật-Hàn-Trung) ở Brunei, thủ tướng Nhật Bản Koizumi đã đề nghị với các nước mở ra “Phiên họp cúa chuyên gia cấp chính phủ” để nghiên cứu cấp chính phủ để soạn ra một hiệp định hợp tác khu vực về chính sách chống hải tặc. Lãnh đạo các nước ASEAN đánh giá cao sáng kiến của Nhật bản và cam kết sẽ tiếp tục trao đổi nhằm hợp tác cụ thể”(http://www.mofa.go.jp/mofa/gaiko/pirate/)

Chương 3: Tranh chấp lãnh thổ giữa các nước phát sinh từ sự chồng chéo về vùng đặc quyền kinh tế trên biển(EEZ)

Mỏ dầu và khí đốt ở Vịnh Thái Lan thuộc vùng biển mà Campuchia, Thái lan, Việt nam và Malyasia đều đòi chủ quyền của mình. Mặt khác,  giếng Khí đốt rộng lớn ở vùng biển chung quanh đảo Natuna cũng bị tranh chấp chủ quyền giữa Inđônêxia, Trung Quốc, Việt Nam, và Malaysia. Nhu cầu về năng lượng gia tăng càng làm cho giá trị của vùng biển nầy nâng lên. Trong tình huống như thế, việc tranh chấp về EEZ chắc chắn càng trở nên khốc liệt. Trong đó nguy hiểm nhất là nguồn tài nguyên năng lượng ở Biển Đông.

1. Tranh chấp lãnh hải trên biển Biển Đông

Từ nghìn xưa, Biển Đông là con đường huyết mạch của vận tải quốc tế, gần đây lại  được xem là nơi có nguồn tài nguyên năng lượng phong phú mặc dù qui mô của nó vẫn còn trong tình trạng phỏng đoán. Hầu hết việc khoan thử vẫn chưa được thực hiện, chưa có những thông số đầy đủ. Theo báo cáo của Bộ địa chất và khoáng sản  Trung Quốc thì trữ lượng dầu mỏ ở Biển Đông lớn nhất là vào khoảng 130 tỷ thùng.

Đây là con số vượt hơn trữ lượng của Trung Nam Mỹ với Châu âu cộng lại. Việc xác nhận con số phỏng chừng nầy cần phải tổ chức điều tra qui mô nhưng nhiều nước đã đặt ra vấn đề chủ quyền của mình một cách mạnh mẽ, chuẩn bị kế hoạch đối phó để bảo vệ lãnh hải đối với các nước khác. Hệ thống luật pháp về quyền sỡ hữu tài nguyên năng lượng dưới biển hiện nay vẫn còn sơ sài, trường hợp áp dụng được rất ít  và tạo ra nhiều cách lí giải rất khác nhau trong việc áp dụng trên thực tế. Theo Luật về Biển của LHQ (UNCLOS) thì vùng vịnh 200 hải lí tiếp xúc với biển bên bờ quốc gia là vùng đặc quyền kinh tế(EEZ) của nước đó.

Nếu là vùng biển bị chồng lên nhau thì đường biên giữa hai nước được xem là EEZ. Tuy nhiên trong những vùng biển  có nhiều hòn đảo, và tranh chấp chủ quyền của những đảo nầy xảy ra thì có khả năng đối đầu và tranh chấp rất nguy hiểm. Đường biên giới lãnh hải của các nước bên bờ Biển Đông chồng chéo, lại có nhiều quần đảo trên biển thì khu vực nầy là một nơi mà việc xác định EEZ gây nhiều cơn ác mộng.

Trung Quốc và Việt Nam đã xung đột về lãnh hải trên vịnh Bắc bộ, Philippines và Malaysia tranh chấp chủ quyền ở Vịnh Đông Borneo,hơn thế nữa Việt Nam và Malaysia cũng đang tranh chấp chủ quyền trên Vịnh Thái lan. Như thế cũng đã là phức tạp nhưng còn thêm vấn đề Trung Quốc đòi chủ quyền toàn bộ quần đảo Trường Sa.Trung Quốc đòi hỏi EEZ trên hầu hết Biển Đông, đối đầu toàn diện với Indonexia, Đài Loan, Philippines, Brunei, Việt Nam và Malaysia là những nước có chủ quyền ở vùng biển hay một phần của quần đảo Trường Sa.


Đảo Ba Bình(Thái Bình) rơi vào tay Đài Loan

 

2. Lịch sử quần đảo Trường Sa

Xa xưa, thuyền buôn của Trung Quốc đã ghé vào đây, người dân Trung Quốc đến ở vào thời nhà Minh. Nhật Bản đã bắt đầu khai thác  mỏ sắt sau khi thắng trận trong thế chiến thứ nhất 1918Nhật Bản tranh chấp chủ quyền với Pháp và ra tuyên bố chủ quyền vào năm 1939. Sau chiến tranh thế giới lần 2, năm 1951 Việt Nam và Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Năm 1958 Philippines cũng ra tuyên bố đòi chủ quyền, năm 1979 Malaysia cũng làm theo và năm 2000 Đài Loan và Brunei cũng lần lượt đưa yêu sách về chủ quyền của họ trên Biển Đông.

Có thể nói được rằng việc tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa chẳng qua là một sự dành giựt nguồn tài nguyên năng lượng của Biển Đông. Quần đảo Trường Sa rộng khoảng 80,000 dặm vuông với trên 400 đảo lớn nhỏ và rặng đá ngầm, san hô (phần lớn bị chìm khi thủy triều lên). Đảo có thể sinh sống được không có (tác giả viết sai !?—người dịch, vì thực tế đảo Ba Bình vẫn có người Đài Loan chiếm giữ và một số đảo như Song tử tây, Trường Sa lớn v..v..đang có quân đội và người dân Việt Nam sinh sống). Đài Loan, Trung Quốc, Philippines, Việt nam, Malaysia đòi quyền một phần hay tất cả.

Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc) và Trung Quốc (đã chiếm giữ từ đời nhà Đường) cho rằng mình có chủ quyên trên tất cả quần đảo trên biển Đông từ mối quan hệ sâu xa trong lịch sử. Philippines và Việt Nam thì đòi chủ quyền một phần(?), còn các nước khác thì đòi chủ quyền đối với những đảo nằm trong EEZ của mình. Trung Quốc đã có hàng loạt hành động thị uy như biểu dương võ lực, can thiệp vào việc thăm dò khai thác các giếng dầu của các công ty dầu hỏa quốc tế ở vùng biển chung quanh , có hành động quân sự trên biển, xây dựng cơ sở quân sự nhằm biểu thị quyền sở hữu trên tất cả quần đảo Trường Sa. Mặc dù Trung Quốc tỏ thái độ muốn thương thảo những kế hoạch khai thác chung, bàn đến tương lai của quần đảo nầy, nhưng chủ trương cho rằng quần đảo Trường Sa thuộc quyền lãnh hải của mình thì không hề thay đổi.

3.Đối phó mang tính chiến lược của Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền quần đảo Trường Sa qua sự kiện xảy ra ở đảo San Hô Mischief


Cơ sở quân sự của Trung Quốc trên Mischief Reef/Panganiban

 

Ngày 8/2/1995 Philippines yêu cầu tàu chiến Trung Quốc triệt thoái ra khỏi đảo San Hô đã khởi đầu sự kiện gọi là  tranh chấp đảo San hô Mischief. Phía Trung Quốc phủ nhận việc xây dựng căn cứ quân sự, nói rằng những nhà xây dựng trên đảo chỉ làm chỗ tránh bão cho ngư dân, bác bỏ  viêc rút lui. Đoàn tàu của Chính phủ Philippines phái ra điều tra đã bị tàu chiến của Trung Quốc đảy lùi buộc phải trở về. Chính phủ Philippines không đủ sức đánh đuổi bộ đội Trung Quốc đã yêu cầu chính phủ Mỹ hổ trợ về quân sự dựa theo Hiệp Ước phòng thủ tương hỗ Mỹ-Phi kí kết năm 1951 để đánh đuổi lính Trung Quốc nhưng phía Mỹ đã không chấp nhận yêu cầu nầy vì cho rằng quần đảo Trường Sa nằm ngoài phạm vi của hiệp ước nhưng đáp ứng việc mở rộng huấn luyện và viện trợ quân sự đồng thời gửi công hàm phản đối chính phủ Trung Quốc đã gửi quân chiếm đóng đảo San Hô.

Sau đó chính phủ Philippines đã yêu cầu các nước, chủ yếu là ASEAN (nhiều nước trong ASEAN cảm nhận nguy cơ trước việc tấn tới của Trung Quốc qua vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa) giúp đỡ về ngoại giao trong việc đòi Trung Quốc trao trả  đảo Mischief. Tại Hội nghị ASEAN vào tháng 7/1995 ở Brunei, các nước lên án việc xử dụng vũ lực trên Biển Đông, yêu cầu giải quyết bằng những nổ lực ngoại giao của các nước trong cuộc. Kết quả là Trung Quốc cam kết giải quyết thông qua thương lượng với Philippines đồng thời sẽ không sử dụng vũ lực. Nhưng Trung Quốc vẫn nhắc lại chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường sa, nhất định không trao lại đảo San hô Mischief cho nước khác.


Đảo Thị Tứ do Philippines chiếm đóng

 

Sau đó Trung Quốc  tương đối có thái độ thận trọng trong việc sử dụng vũ lực. Nhưng không còn nghi ngờ gì trong việc Trung Quốc chọn lựa vũ lực là một giải pháp trước những đòi hỏi quan trọng đối với quyền lợi mang tính sống còn quốc gia cho dù mục tiêu chiếm đóng đảo San Hô của Trung Quốc nhằm mục đích gì vẫn là điều còn lắm câu hỏi đặt ra. Để chứng tỏ thế nhất quyết không từ bỏ việc sử dụng vũ lực trên Biển Đông, Trung Quốc đã tiến hành việc tăng cường sức mạnh tấn công bằng không quân, sức chiến đấu trên đất liền, và hỏa lực của hải quân. Từ năm 1985-1997, Trung Quốc đã chi cho quốc phòng từ 28,2 tỷ USD lên 36,5 tỷ USD, tương đương với 30% để mở rộng hơn(*).Trong đó phần lớn lớn chi cho lục quân mà lực lương quân đội giải phóng nhân dân là chủ lực. Hải quân , không quân và các lực lượng “mở rộng ra bên ngoài” cũng được chia phần đáng kể. Đặc biệt xem trọng việc tăng cường năng lực tác chiến liên tục trên vùng biển quốc tế. Việc tăng cường không quân và sức tấn công trên biển không hẳn mang ý nghĩa là để giải quyết bằng biện pháp quân sự ngay vấn đề quần đảo Trường Sa.

Cũng có người cho rằng trong thời điểm hiện tại “ rút cuộc là Trung Quốc sẽ giải quyết hòa bình vấn đề lãnh thổ” nhưng cung không có chứng cứ nào cho thấy Trung Quốc có phương châm buông xuôi vấn đề chủ quyền trên toàn khu vực quần đảo Trường Sa. Vì vậy vẫn còn khả năng Nhật bản và Hoa Kỳ phải dùng quân sự để can thiệp mỗi khi việc vận tải trên Biển Đông bị đe dọa nếu những cuộc đụng chạm xảy ra liên tục. Những cuộc đụng độ trên Biển Đông đến năm 1995 là giữa Trung Quốc và Việt Nam, hầu hết các nhà phân tích phương tây cho rằng trên thực tế,Trung Quốc chỉ tấn công bằng quân sự trên Biển Đông với nước nầy khi Việt Nam đang trong tình trạng bị cô lập với xã hội quốc tế, và có phương châm tránh xung đột bằng vũ lực với nước khác.

 


Cơ sở của Trung Quốc trên một số đảo thuộc Trường Sa

 

Nhưng đầu năm 1995 Philippines biết được Trung Quốc đang xây cơ sở giám sát quân sự trên đảo San Hô Mischief, cách đảo Parawan 150 hải lý vể phái Tây, tức  nằm trong khu vực EEZ của Philippines. Đảo San Hô Mischief nầy đã nhiều lần có nguy cơ về ngoại giao và xảy ra  xung đột giữa hải quân hai nước, làm thay đổi toàn thể phương trình chiến lược trên Biển Đông.


Khu vực tranh chấp Việt-Trung-Philippines ở Trường Sa

 

 

Những cuộc đột quân sự trên Biển Đông (1988-1999)

 

Năm

当事国

Nước

軍事行動

Hành động quân sự

1988

Trung Quốc-Việt Nam

Hải quân hai nước đụng độ ở đảo san hô Jonson thuộc quần đảo Trường Sa, mấy chiếc tàu của Việt Nam bị chìm,72 người tử vong

1992

Trung Quốc-Việt Nam

Việt Nam phản đối Trung Quốc khoan thăm dò trên lãnh hải ở Vịnh bắc bộ, cho quân đổ bộ lên đảo Đa Lát(?). Trung Quốc bắt giữ 20 tàu chở hàng của Việt Nam đi từ Hong Kong

1994

Trung Quốc-Việt Nam

Bộ đội hải quân hai nước đụng chạm ở vùng biển khu mỏ 133-135 thuộc lãnh hải của Việt Nam được quốc tế công nhận. Trung Quốc nói đây là một phần thuộc khu 21 Wananbei của họ.

1995

Trung Quốc- Philippines

Trung Quốc chiếm đảo San Hô Mischief thuộc lãnh thổ của Philippines xây dựng căn cứ quân sự. Tàu chiến của Philippines thử tiến vào nhưng bị tàu chiến của Trung Quốc đánh bật ra

1995

Đài Loan-Việt Nam

Đài Loan bắn pháo vào tàu tiếp tế của Việt Nam từ đảo Ba Bình(Itu aba)

1995

Trung Quốc-Malaysia

Tàu tuần tra của Malaysia nả súng vào tàu đánh cá của Trung Quốc, 4 người Trung Quốc bị thương

1996

Trung Quốc- Philippines

Trên vùng biển đảo Canpon, 3 chiếc tàu của Trung Quốc tấn công tàu chiến của Philippines trong 90 phút

1997

Trung Quốc- Philippines

Tháng 4, Hải quân Philippines đã đuổi 2 tàu đánh cá và 1 tàu cao tốc ra khỏi đảo Scarbourough. Ngư dân Philippines đã gỡ bỏ cột mốc của Trung Quốc, treo cờ của nước mình lên. Trung Quốc đã cử 3 tàu chiến đến dảo Panan để điều tra

1998

Trung Quốc- Philippines

Hải quân Philippines bắt tàu ngư dân Trung Quốc ở vịnh Scarbourough

1998

Philippines-Việt Nam

Quân Việt Nam nả pháo vào tàu đánh cá vùng biển gần đảo Pijon

1999

Trung Quốc- Philippines

3 tàu đánh cá của Trung Quốc bị tàu chiến của Philippines bắn  ở gần đảo Scarbourough, trong đó có 1 chiếc bị tông chìm. Tất cả dược cứu sống. Chính phủ Trung Quốc đã phản đối dữ dội Chính phủ Philippiness

1999

Philippines-Việt Nam

Lính Việt Nam ở đảo Pijon bắn vào máy bay trinh sát của Philippines

1999

Malaysia-Philippines

 

Máy bay của hai nước suýt đụng nhau trên bầu trời thuộc lãnh thổ Malaysia ở quần đảo Trường Sa

Quần đảo Trường Sa (Nam Sa theo tiếng Trung Quốc) là mầm mống đối đầu về chủ quyền của các nước Đông Nam Á và Trung Quốc. Người ta cho rằng trữ lượng dầu mỏ ở đây tương đương với Ả Rập Saudi, là tuyến đường hàng hải vô cùng quan trọng nối liền Châu Âu, Trung Đông, Châu Á, với Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan. Việc các nước đặt vấn đề chủ quyền cũng có bóng dáng của việc nầy núp sau lưng.

4. Đối với Trung Quốc

Trung Quốc đơn phương tuyên bố  chủ quyền trên tất cả những quần đảo trên Biển Đông, bao gồm cả quần đảo Trường Sa vào năm 1992. Sở dĩ quần đảo Trường Sa mang một ý nghĩa to lớn đối với Trung Quốc là vì những bối cảnh sau đây: Trung Quốc đang dựa vào nguồn dầu mỏ nhập khẩu ở Trung Đông, đường vận chuyển phải đi qua Ấn Độ, vùng biển duyên hải của Việt Nam, Đông Nam Á, Đài Loan. Ấn Độ, Việt Nam đều cảnh giác sự có mặt của Trung Quốc. Nạn cướp biển đang hoành hành ở Đông Nam Á. Từ những tình huống đó Trung Quốc muốn chiếm giữ Trường Sa để đảm bảo an ninh cho con đường vận chuyển, xây dựng một tuyến đường vững chắc cho mình.

 

đường- – - là vạch lưỡi bò của Trung Quốc

đường đen đậm là tuyến hàng hải trên biển Đông

 

5. Đối với Nhật Bản

Đây là một vấn đề phức tạp không chỉ là vấn đề lãnh thổ mà còn mang một ý nghĩa là đảm bảo con đường thông thương và tài nguyên. Nhật Bản dưới chiếc dù của Hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ, không có đủ sức mạnh hải quân cho mình. Vì vậy việc đảm bảo an ninh cho khu vực nầy vô cùng quan trọng cho vấn đề năng lượng của Nhật Bản.

Quần đảo Trường Sa trên Biển Đông là một khu vực tranh chấp về chủ quyền một phần hoặc toàn thể giữa Trung Quốc và 6 nước Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei,. Các nước  đua nhau tăng cường sức mạnh quân sự đưa Châu Á  vào thời kì chạy đua vũ trang. Trước tiên, năm 1992, Trung Quốc định ra “Luật Lãnh Hải” , tuyên bố trước thế giới rằng tất cả quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa thuộc lãnh thổ của Trung Quốc.

Đáp trả, 5 nước còn lại đã lần lượt đưa ra vấn đề chủ quyền của mình, tạo ra một tình hình ngày càng căng thẳng. Đặc biệt Đài Loan, Malaysia, Inđônêxia, Singapore  đua nhau tăng cường vũ trang với một tốc độ khủng khiếp, ngược lại với Việt Nam và Philippines có hiện tượng tương đối bị “nhược tiểu hóa” và lỗi thời về mặt  trang bị quốc phòng.

Vấn đề quần đảo Trường Sa đối với Nhật Bản– là nước đang sử dụng vùng biển nầy làm tuyến đường thông thương—vô cùng quan trọng. Có khả năng con đường huyết mạch nầy của Nhật Bản bị cắt đứt,  việc tự do đi lại bị cản trở mỗi khi xảy ra tranh chấp về chủ quyền quần đảo Trường Sa xảy ra vì vậy vấn đề quần đảo Trường Sa đối với Nhật Bản không còn là chuyện của người ngoài

6. Chính sách đối phó của Nhật Bản

1)Đảm bảo việc nhập khẩu từ nguyên từ các nước (Cần phải góp phần giúp các nước có tài nguyên xuất khẩu sang Nhật Bản luôn ổn định, giữ tình hữu nghị và liên kết với các nước nầy

2) Bảo đảm an toàn cho tuyến đương thông thương hàng hải (Đặc biệt tuyến đường này dài 6,000 km). Tuyến nầy luôn xảy ra bất trắc, vì vậy cần đặc biệt lưu ý !)

3) Tăng giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu (xây dựng những sản phẩm chỉ có Nhật Bản sản xuất trong ngành “Kĩ thuật siêu cao”. Triệt để giáo dục KHKT chất lượng cao và sức lao động cần cù là cần thiêt, không thể thiếu (Đây là vấn đề của nền giáo dục Nhật Bản)

4) Bảo đảm nguồn nhập của các nước cho Nhật Bản (Sự ổn định của những nước xuất khẩu, cần phải củng cố tình hữu nghị và liên kết với những nước xuất khẩu cho Nhật Bản)

Ít nhất cần phải suy nghĩ đến tương lai của nước Nhật với 4 điều  kiện kể trên

tham khảo http://www.nishimurajuku.com/juku2/top/shikata.html

Kết luận

Nhu cầu hàng hóa-vật tư cơ bản ngày càng tăng cao. Nạn thiếu hụt những nguyên liệu chủ yếu ngày càng lộ rõ, sự đối đầu và tranh chấp về chủ quyền nguồn tài nguyên quan trọng ngày càng lan rộng,  gia tăng mất ổn định về chính trị-xã hội ở những khu vực cung cấp nguồn tài nguyên cần thiêt nây…là câu chuyện thường được quan tâm với nhiều bối cảnh khác nhau. Để có thể đảm bảo nguồn tài nguyên khẩn yếu  được cung cấp lâu dài  phải chăng cần phải xây dựng một chiến lược thu gom tài nguyên trên cơ sở hợp tác quốc tế hơn là lập đi lập lại sự  tranh chấp.

 

Ishimaru Yasuhide

Lê Hoàng-Bauvinal chuyển ngữ

(*)Theo tuyên bố của Bắc Kinh, trong hơn 15 năm qua, Trung Quốc đã tăng gấp đôi chi tiêu quân sự. Năm 2009, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc là 70,3 tỷ USD, tăng 14,9% so với năm 2008. Nhưng các quan chức Mỹ cho rằng, con số thực thế lên đến 139 tỷ USD. Điều đó tạo ra làn sóng lo ngại trước sức mạnh quân sự Trung Quốc(HLT chú thêm con số mới nhất 10/2009).

Nội dung bài viết nầy chủ yếu dựa vào cuốn “Resource Wars” củaMichael T. Klare(1/2002)

http://classes.web.waseda.ac.jp/z-taga44/top-nansa.doc

Tài liệu tham khảo

「世界資源戦争」マイケル・T・クレア著

http://www.mofa.go.jp/mofaj/gaiko/pirate/より参照

(ワールド コンフリクト世界の紛争 2000.10.26

http://www.nishimurajuku.com/juku2/top/shikata.html

・チャイナネット http://www.china.org.cn/japanese/44092.htm より参照

http://classes.web.waseda.ac.jp/z-taga44/top-nansa.doc

http://taweb.aichi-u.ac.jp/leesemi/ronsyu5/4.13.isimaru.htm

bản gốc tiếng Nhật có thể đọc ởđây