PHẦN I

 

LỜI NÓI ĐẦU

 

Mấy năm gần đây, lý luận “Hải quyền” của Trung Quốc đã phát triển một bước, từ “cận hải phòng thủ”, mở rộng tới “Kinh lược Hải Dương”, tức là từ nhấn mạnh lý luận phòng ngự biển gần, có tính chất phòng thủ, chuyển biến thành lý luận: Tích cực hướng ra xung quanh vùng biên giới của Trung Quốc, bảo vệ tài nguyên hải dương. Tư tưởng chỉ đạo chiến lược của họ cũng chuyển biến từ chiến lược “phòng thủ biển gần” mở rộng phát triển thành bảo vệ “quyền lợi trên biển”; Ra sức tăng cường sức mạnh hải quân, làm tốt công tác chuẩn bị cho “Kinh lược Hải Dương” thế kỷ sau. Tháng 2/1992 Trung Quốc công bố “Luật lãnh hải và vùng tiếp giáp” mới (xin xem phụ lục). Căn cứ vào tài nguyên Nam hải dồi dào phong phú, vị trí chiến lược quan trọng của biển Nam Hải; Các quốc gia quanh vùng vô cùng lo lắng trước việc Trung Quốc ra sức tăng cường lực lượng quân sự ở Nam hải, ý đồ thay thế vị trí Mỹ, Nga ở khu vực trên. Họ ồ ạt mua từ Tây Âu, từ Mỹ các máy bay “Hoang tưởng 2000” F6 và các máy bay chiến đấu tiên tiến, tăng nhanh sức mạnh lực lượng hải quân, không quân, đẩy nhanh việc khai thác dẩu mỏ trên biển.

Ở các khu vực biển đã chiếm, ngoài việc chiếm các đảo bãi đá làm căn cứ quân sự còn muốn quốc tế hoá vấn đề Nam Hải, cố ý lôi kéo các cường quốc phương Tây, Mỹ, Nhật..vào đế áp chế Trung Quốc.

Căn cứ vào tình hình cụ thể nêu, trên tương lai không xa biển Nam Hải rất có khả năng trở thành điểm xung đột nóng mới có tính chất khu vực.

 

PHẦN II

BỐI CẢNH ĐỐI ĐẦU KHU VỰC BIỂN NAM HẢI

Vùng biển Nam Hải luôn luôn thuộc bản đồ Trung Quốc; Do vị trí chiến lược quan trọng và tài nguyên kinh tế phong phú của nó, nhất là do phát hiện được dầu mỏ, mấy năm lại đây, nó đã thu hút sự chú ý của các quốc gia quanh vùng dẫn đến việc tranh chấp nhiều bên. Tóm lại: Việc tranh chấp chủ quyền Nam hải có thể phân ra như sau:

1. Đứng về tài liệu lịch sử:

Trung Quốc từ đời Hán đến nay đã có các tàu thuyền qua lại các đảo Hải Nam; coi các đảo đó là lãnh thổ Trung Quốc. Suốt cho đến cuối đời Thanh mới bị các đế quốc như Mỹ, Nhật xâm lược biến chúng thành các căn cứ bổ sung trên biển; khai thác các tài nguyên phân chim, san hô… Sau khi đại chiến thứ hai thế giới thứ hai kết thúc, các quốc gia quanh vùng như: Việt Nam, Philippine, Malaixia, Brunei, với sự hỗ trợ của các cường quốc đã lần lượt xâm chiếm các quần đảo và bãi đá Nam Sa (Trường Sa); khai thác dầu mỏ và đưa quân đế đồn trú. Trong đó việc xâm chiếm Nam Sa (Trường Sa) là phức tạp hơn cả, tạo ra một cục diện: “5 nước, 6 bên”

Đài Loan chiếm đảo lớn nhất: Đảo Thái Bình

Trung Quốc có 8 bãi, đá như Subi…

Việt Nam có 24 đảo, bãi, đá như Song Tử Tây…

Philippin có 9 đảo, bãi, như Đá Hoa Lan…

Các bên đều phái quân đóng giữ.

2. Đứng trên góc độ luật pháp quốc tế để xem xét

Việc giành chủ quyền lãnh thổ thường có các phương thức: chiếm trước chinh phục, chuyển nhượng, sự bồi đắp tự nhiên, thời hiệu mà điều kiện chủ yếu là chiếm hữu đầu tiên, là chiếm hữu và quản lý…điều đó càng đúng hơn đối với các đất vô chủ.

Trung Quốc cho rằng việc chiếm hữu và quản lý đối với các đảo Hải Nam, họ bắt đầu từ rất sớm và liên tục không bị gián đoạn. Với quần đảo Nam Sa (Trường Sa), từ cổ đã nằm trong bản đồ Trung Quốc; nhưng các quốc gia quanh vùng lại cho rằng: Trung Quốc chỉ tuyên bố suông mà thôi, không cử quân đến trú đóng trên thực tế, đại bộ phận đảo, bãi, là không có người ở, còn nói gì đến việc cử quan chức đến quản lý.

Ví dụ, Việt Nam cho rằng: từ năm 1933 là năm Pháp chiếm đảo này, các đảo Nam Sa (Trường Sa) vẫn còn là đất vô chủ.

3. Năm 1982 Liên hợp quốc công bố Luật biển, tạo ra một sự tranh chấp mới.

Nguyên nhân của nó vẫn là vùng chồng lấn tạo nên ở khu vực biển hai trăm hải lý đặc quyền kinh tế, và vùng thềm lục địa 200 hải lý mà điều ước quy định.

Các nhận thức khác nhau về đường chủ trương biên giới quần đảo, vị trí khác nhau của đất nổi cao hơn mặt biển khi thuỷ triều lên cao nhất, các mũi đá ngầm là nguyên nhân chính dẫn đến tranh chấp.

Tháng 2/1992, Quốc hội Trung Quốc cộng sản thông qua “Luật lãnh hải”. Tuyên bố khẳng định: quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), Nam Sa (Trường Sa), khu vực biển Nam Hải đang tranh chấp và quần đảo Điếu Ngư dài giáp eo biển Đài Loan, đều thuộc lãnh hải Trung Quốc; đồng thời tuyên bố bảo lưu dùng vũ lực để đẩy lùi các thế lực xâm lược. Điều đó làm dấy lên sự phản ứng mạnh mẽ của quốc gia quanh vùng. Các quốc gia xung quanh đồng thanh lên án Trung Quốc là “chủ nghĩa bá quyền”.

4. Sự nhận thức khác biệt nhau về điều ước cũng tạo nên các nguyên nhân tranh chấp.

Nước ta (Đài Loan) chủ yếu dựa vào các quy định trong hoà ước Trung - Nhật năm 1952: nước Nhật từ bỏ mọi quyền ở các đảo Nam Hải, trả lại quyền quản lý trên cho “nước ta”.

Philippin lại nói rằng: Trong Hoà ước Sanfrancico năm 1951 quy định” Nhật từ bỏ mọi quyền lợi đối với quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa), mà không quy định trao quyền cho nước nào. Vì thế, họ cho rằng: các quần đảo đó phải được đặt dưới sự uỷ thác của các quốc gia chiến thắng trong Đại chiến thế giới thứ hai, phải do các quốc gia quanh vùng hoặc Liên hợp quốc đứng ra cùng quyết định việc quy thuộc của các quần đảo đó.

 

PHẦN III

HÀNH VI CỦA TRUNG QUỐCTRONG VIỆC PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG QUÂN SỰ NAM HẢI

Mấy năm gần đây, dưới sự chỉ đạo xây dựng phát triển quân đội: “Hiện đại hoá quốc phòng”, hải quân Trung Quốc đã tích cực xây dựng, tăng cường lực lượng bộ đội hải quân nhằm mục đích: đáp ứng yêu cầu của chiến lược “phòng thủ biển gần”.

Xin điểm qua vài nét về tình hình liên quan đến việc Trung Quốc tăng cường lực lượng quân sự ở biển Nam Hải như sau:

1. Tích cực chuẩn bị đóng tàu sân bay (hàng không mẫu hạm)

Tháng 12 năm 1989, Trung Quốc xây dựng “phương châm xây dựng lực lượng hải quân” 60 năm (Từ năm 1989 đến năm 2050)

- Một trong các giai đoạn đầu tiên của năm 2000 là chế tạo tàu ngầm có khả năng tiến hành chiến tranh điện tử.

- Giai đoạn hai là chế tạo hàng không mẫu hạm kiểu tiến công.

Sau khi bị ảnh hưởng của chiến tranh vịnh Ba - Tư tác động, Trung Quốc có xu thế đẩy nhanh việc chế tạo hàng không mẫu hạm. Ngoài việc tích cực mua của Ucraina, Nga… còn tăng cường năng lực tự chế tạo, tuyên bố trước năm 2000 phải chế tạo thành công hàng không mẫu hạm nhẹ, 3 đến 5 vạn tấn. Phải xây dựng ba hải cảng là Đài Loan, Thượng Hải, Trạm Giang, phải mở rộng và biến chúng thành cảng quân sự cỡ lớn để hàng không mẫu hạm ra vào bờ. Đồng thời, tổ chức tại Quảng Châu một lớp đào tạo thuyền trưởng hàng không (Phi hành thuyền trưởng huấn luyện ban). Đào tạo cấp tốc nhân tài chỉ huy hàng không mẫu hạm.

2. Tăng cường hàng không hải quân

Cộng quân, để đáp ứng nhu cầu phối hợp tác chiến biển xa đang ra sức gấp rút phát triển binh lực phóng xạ (khả năng bắn) như việc mua của Nga các máy bay công kích tiên tiến như SU 27, MIG 31. SU 27 của Nga có hành trình 2700km có thể bao quát toàn bộ khu vực Nam hải.

Trong tương lai, ngoài việc tích cực trang bị các loại máy bay tầm xa, máy bay công kích tầm xa, máy bay ném bom cường kích tầm xa, máy bay trực thăng chống tàu chiến và các máy bay chiến đấu khác ra, còn đồng thời phát triển theo tỷ lệ thích hợp các máy bay trinh sát, máy bay tuần tra, máy bay cảnh giới, máy bay đối kháng điện tử, máy bay tiếp dầu trên không, và các loại máy bay chuyên dụng khác. Họ hy vọng từng bước xây dựng lực lượng hải quân, không quân trở thành một cánh quân tác chiến “lập thể hoá” trên biển, có khả năng chi viện nhanh nhất cho hải quân tác chiến trên biển.

3. Chế tạo tàu chiến cỡ lớn.

Nhằm đáp ứng nhu cầu phòng ngự biển gần và xây dựng lực lượng hải quân trên biển, trước mắt, hải quân Trung Quốc đang tích cực chế tạo các tàu chiến thế hệ thứ hai, năng lực tác chiến trên biển xa cỡ vừa, gồm các tàu đã chế tạo thành công như: các tàu khu trục mang tên lửa 052-I lớp lữ hộ, tàu vệ mang tên lửa 053-H “lớp giang vệ”.

Các tàu trong kế hoạch nghiên cứu chế tạo có: tàu trục khu mang tên lửa 52-II…để tăng cường khả năng ngăn chặn chiến lược.

Gần đây Trung Quốc mua của Nga ba tàu ngầm loại KILO và ký kết hiệp ước chuyển nhượng kỹ thuật để nâng cao kỹ thuật khoa học chế tạo tàu ngầm của mình. Họ dự tính trong vòng năm năm trong tương lai đặt mua tàu 25 vật liệu kết cấu loại tàu ngầm này là Titan có thể làm cho nó lặn xuống độ sâu lớn hơn. Tuy rằng nó là loại tàu ngầm truyền thống nhưng có lắp đặt thêm sáu hệ thống phóng ngư lôi, hoặc 24 quả thuỷ lôi; sức chiến đấu cực mạnh.

4. Tổ chức xây dựng bộ đội phản ứng nhanh (thần tốc)

Trung Quốc lo ngại tình hình biển Nam Hải ngày càng phức tạp, căn cứ vào nhu cầu chiến đấu trong tương lai ở khu vực này; hải quân đang tích cực xây dựng (tổ chức) lực lượng bộ đội tác chiến cơ động ứng cứu tốc độ nhanh. Ngoài việc mở rộng quân cảng Trạm Giang trên hạm tàu Nam Hải ra còn mở rộng xây dựng nó thành một hạm tàu có kỹ thuật phòng vệ tốt, vừa có lính hàng không loại A, có bộ đội tác chiến cơ động ứng cứu, có binh chủng lục chiến, có thể ứng cứu nhanh khi phát sinh các sự kiện xung đột, khi chiến tranh cục bộ có thể xảy ra trong khu vực Nam Hải.

5. Xây dựng củng cố các căn cứ tiền tiêu.

Trung Quốc sau khi thu hồi về mình quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), đã tích cực xây dựng các công trình quân sự để làm căn cứ tiền tiêu tiến vào Nam Sa (Trường Sa).

+ Lần lượt hoàn thành công cuộc mở mang, khơi sâu, thông luồng, vũng, cảng, đảo Tham hàng (tên Việt Nam: đảo Quang Hoà) và thu neo tàu.

+ Trên đảo Vĩnh Dư sửa chữa và xây dựng hoàn chỉnh một sân bay quân sự dài 8000 thước; đảm bảo đủ điều kiện cho các máy bay chiến đấu lên xuống, có thể hoàn thành nhiệm vụ chi viện có hiệu quả cho việc phòng thủ trên không của các đảo Nam Hải và các đội tàu đi trên biển.

+ Trên quần đảo Nam Sa (Trường Sa), tích cực xây dựng căn cứ trên bãi đá Vĩnh Thử (tên Việt Nam đá Chữ Thập) hiện nay đã làm xong việc làm đất nổi nhân tạo (lục địa nhân tạo) kho chứa dầu, kho chứa nước ngọt, bãi đỗ trực thăng và một cầu cảng dài 300, có thể cập cảng được loại tàu 5 tấn; đồng thời đã xây dựng một toà nhà 2 tầng, bố trí ra đa, các phòng làm việc, trạm vệ tinh mặt đất, các thiết bị thông tin chỉ huy…biến nó thành cứ điểm tác chiến tiền tiêu trong tương lai.

Ngoài ra vào tháng 10 năm 1992, Bộ tài chính và Uỷ ban kế hoạch nhà nước Trung Quốc đã đầu tư 60 vạn đô là Mỹ vào việc cung cấp bổ xung lương thực thực phẩm cho quân lính đóng giữ trên quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), đã xây dựng một bệnh viện, một trạm phát điện trên đó. Nghe nói tỉnh Hải Nam đã thực hiện quy chế thị trấn trên đảo Vĩnh Hưng (tên Việt Nam là đảo Phú Lâm) và đã báo cáo lên trung ương xin phép được thành lập “thị trấn Quỳnh Sa” và trong tương lai sẽ mở tuyến đường biển đến Tam Á. Việc thực hiện quy chế “thị trấn Quỳnh Sa” trước mắt là một tồn tại lớn nhất trong tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Đầu tháng 2/1995, Tổng thống Philippin, ông Ramốt lên án Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự ở đảo Tế Mỹ (MIS CHIIF) trong vùng biển của họ và đưa quân hạm đến chiếm giữ đảo này. Sau sự kiện đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc chứng thực rằng họ chỉ xây dựng cảng tránh gió cho các tàu đánh cá mà thôi và phủ nhận có thiết bị trên đảo. Nhưng sau đó Bộ trưởng Quốc phòng Philippin khẳng định trên đảo Tế Mỹ có kéo quốc kỳ Trung Quốc, năm tàu quân sự cỡ nhỏ và một số tàu thuyền khác, trong đó có hai tàu có khả năng trang bị các loại pháo kích cỡ khác nhau, ngư lôi “Đại trí hiệu” và tàu chiến “Ngọc khang hiệu”, Philippin lên án liên tiếp vụ việc này, qua đó có thể thấy việc xây dựng căn cứ tiền tiêu của Trung Quốc trên biển là việc làm không tiếc công sức (cố ý làm bằng được).

Gần đây, Cục trưởng Cục Hải dương của Trung Quốc ông Nghiêm Hùng Mô tuyên bố sẽ thiết lập một “sở hải dương” tại tỉnh Hải Nam, với mục đích để tăng cường sự quản lý của Chính phủ đối với các quần đảo: Nam Sa (Trường Sa), Tây Sa (Hoàng Sa), Trung Sa và các vùng biển xung quanh. Đây là hành động chính thức quan trọng của Trung Quốc đối với vấn đề chủ quyền ở Nam Hải, tiếp theo việc thông qua “Luật lãnh hải và vùng tiếp giáp” năm 1992. Hành động có nghĩa là Trung Quốc đang đẩy nhanh thêm một bước việc thu hồi chủ quyền các đảo Nam Hải, Vào lúc Trung Quốc và Philippin đang nổi cộm lên việc tranh chấp ở bãi Tế Mỹ, ông Lưu Hoa Thanh Phó chủ tịch Quân uỷ Trung Quốc đã đến thăm bộ đội đóng ở Nam Hải có ý trấn an và động viên họ. Qua các dấu hiệu trên chúng ta có thể thấy rằng việc Trung Quốc giải quyết vấn đề Hải Nam trở thành cấp bách và cố ý làm việc đó bằng được (không tiếc công sức).

PHẦN IV

PHÂN TÍCH TỔNG HỢP

1/ Năm 1985, sau khi chiến lược của hải quân Trung Quốc từ “phòng ngự gần bờ” chuyển thành “phòng ngự biển gần”, hải quân từ chỗ trước đây ở vị trí phụ thuộc lục quân ven bờ, đã chuyển thành bộ đội chiến lược có năng lực tác chiến độc lập nhất là từ sau “đại hội lần thứ 14” của Trung Quốc, các nhân vật thuộc “phái nắm quyền trên biển” lần lượt đảm nhận các chức vụ có vị trí trọng yếu như: Lưu Hoa Thanh, Trương Chấn, Trương Tự Tam… nay đều là các nhân vật đại diện, có thể hiểu rõ các nhân vật cấp cao Trung Quốc rất coi trọng trọng tâm chiến lược ở thế kỷ sau, mà một trong những trọng tâm này là Nam Hải, đó là điều không nghi ngờ gì nữa. Rồi qua việc Trung Quốc tích cực nghiên cứu thành công một thế hệ tàu chiến mới, nghiên cứu chế tạo hàng không mẫu hạm và các loại máy bay chiến đấu tiên tiến, mở rộng quân cảng và các hàng động khác còn cho thấy quyết tâm của Trung Quốc sẵn sàng đối mặt với một cuộc chiến ở khu biển Nam Trung Quốc là điều rất rõ ràng.

2/ Với các quốc gia xung quanh biển Nam Hải, Trung Quốc sử dụng sách lược “hai tay hoà và chiến” một mặt nhấn mạnh “gác tranh chấp cùng khai thác”. Tại hội nghị “Giải quyết xung đột tiềm tàng ở Nam Hải” cử người lãnh đạo quân sự đến các quốc gia quanh vùng thúc đẩy hoà mục, sắp xếp đại sự. Họ tuyên bố việc tăng cường hải quân của họ chỉ là phòng ngự để làm tiêu tan cách nói “mối đe doạ đến từ Trung Quốc”. Song mặt khác trên lĩnh vực tranh chấp chủ quyền lại dùng các biện pháp cứng rắn, sau trước đã đụng độ với Việt Nam hai lần trên biển, để khẳng định chủ quyền thuộc về họ, không cho các quốc gia khác dây phần, và đưa ra “Luật lãnh hải” đặt cả Điếu Ngư Đài (SENKOKU) và cả khu vực biển Nam Hải vào phạm vi lãnh hải của họ và tuyên bố bảo lưu quyền dùng vũ lực để đẩy lùi kẻ đến xâm phạm. Điều đó sẽ tạo thành thế bài bố cuối cùng cho thuyết nói rằng thời hạn cuối cùng về chiếm hữu đầu tiên đối với chủ quyền các đảo Nam Hải theo “Luật lãnh hải” được đặt ra vào năm 2020.

3/ Các quốc gia quanh vùng phản ứng đối với việc Trung Quốc tăng cường vũ lực Nam Hải cũng sử dụng sách lược hai bàn tay, một mặt tích cực xây dựng lực lượng quân sự tăng nhanh sức mạnh hải quân, không quân, củng cố các đảo đã chiếm đóng và đồng thời yêu cầu Mỹ - Nga hoặc tiếp tục bảo lưu một phần lực lượng quân sự khu vực Nam Hải; một mặt yêu cầu các quốc gia Âu Mỹ ủng hộ, dựa vào lực lượng quốc tế mưu toan nâng cuộc xung đột Nam Hải thành vấn đề quốc tế hoá. Như việc Inđônêxia chủ trì bốn cuộc “luận đàm Nam Hải” tức là lôi kéo các nước ASEAN thúc đẩy hình thành tổ chức quốc tế để đối trọng với sự mở rộng lực lượng quân sự của Trung Quốc ở Nam Hải.

4/ Do việc lực lượng quân sự của các bên không ngừng được tăng cường, không khí chiến tranh ở Nam Hải ngày càng sôi động để bảo vệ chủ quyền vốn có đối với Nam Sa (Trường Sa), nước ta (Đài Loan) nghiên cứu xác định một cơ quan phụ trách lo toan và phối hợp các công việc về Nam Sa (Trường Sa), tăng cường quản lý khai thác Nam Sa (Trường Sa) một cách có kế hoạch, đồng thời thông qua quan hệ kinh tế và đầu tư, xúc tiến việc hợp tác với các quốc gia quanh khu vực Nam Sa (Trường Sa), để giải quyết hoà bình các tranh chấp giữ gìn sự an toàn và bảo vệ sinh thái cảnh quan Nam Sa (Trường Sa), cùng khai thác tài nguyên của khu vực này, nhằm tạo ra một môi trường biển Nam Trung Quốc hoà bình cùng có lợi với các bên.

 

    PHẦN V

    KẾT LUẬN

Vùng biển Nam Hải luôn thuộc lãnh thổ Trung Quốc do vị trí chiến lược quan trọng và tài nguyên kinh tế phong phú của nó, (nhất là dầu mỏ) những năm gần đây đã thu hút sự nhòm ngó của các quốc gia quanh vùng, dẫn đến tình trạng tranh chấp kéo dài.

Trước đây, do Trung Quốc bận việc đấu đá nội bộ, không có thì giờ chú ý đến phát triển các quyền lợi trên biển (hải dương), chỉ đến sau khi cải cách mở cửa mới thay đổi chiến lược, coi trọng quyền lợi trên biển, tích cực phát triển hải quân. Còn các quốc gia quanh vùng thì nhòm ngó dầu mỏ ở Nam Hải, xâm chiếm các đảo Hải Nam và thông qua các thế lực quốc tế để quốc tế hoá vấn đề Nam Hải, nhằm đối tượng với các hành động bá quyền của Trung Quốc. Trước tình hình đó, vùng biển Nam Hải sẽ khó tránh khỏi chiến tranh. Để làm tiêu tan nguy cơ nghiêm trọng này, kêu gọi Trung Quốc và các quốc gia quanh vùng nên tự kiềm chế giảm bớt vũ lực ở vùng biển này, dồn sức vào khai thác tài nguyên, ưu đãi nhau để cho nhau cùng có lợi, duy trì hoà bình trong khu vực mới là con đường căn bản giải quyết tranh chấp ở Nam Hải./.

Bài viết trên Tạp chí Nghiên cứu về Trung Quốc Cộng sản,

Đài Loan Trung Quốc, tháng 4 - 1995