( Phần 1; Phần 2; Phần 3; Phần 4; Phần 5)

 

 

nh 15: Tàu tiếp nhiên liệu cứu hộ của MSA hoạt động gần với hai tàu Hải quân PLA. Duy trì hỗ trợ cho việc qua lại của tàu thuyền dọc những bờ biển sầm uất của Trung Quốc là nhiệm vụ chính của MSA. (Diễn đàn Quốc phòng Trung Quốc)

Trong số những thực thể giống như lực lượng tuần duyên, việc xem xét vai trò và nhiệm vụ, không tính đến nguồn lực, giữa một bên là lực lượng tuần duyên và một bên là hải quân như thế nào là điều tự nhiên và thích đáng. Nhà lý luận sức mạnh biển Geoffrey Till giải thích rằng mặc dù sự chồng lấn là không thể tránh khỏi và hợp lý, vẫn có số mô hình lực lượng tuần duyên có những mối quan hệ khác biệt với hải quân quốc gia. Till thấy rằng “Với sự mở rộng quan điểm về an ninh, có lẽ bị thúc giục bởi các sự kiện ngày 11/09, phạm vi chồng lấn tiềm tàng đang tăng lên theo nhiều hướng làm nảy sinh những vấn đề liên quan đến câu hỏi ai phải chịu trách nhiệm cho cái gì.” Ông giải thích thêm, một số quốc gia có hải quân và lực lượng tuần duyên với những nhiệm vụ riêng biệt đáng kể, trong khi ở những nước khác (thường là những nước nhỏ hoặc kém phát triển hơn) chính hải quân về cơ bản thực hiện chức năng như lực lượng tuần duyên, chủ yếu năng động trong các hoạt động tuần tra, quản lý bờ biển và các nhiệm vụ nghiên cứu và cứu hộ[108].

Các nhà phân tích của Trung Quốc đã ghi nhận đúng lúc rằng một số lực lượng tuần duyên, bao gồm USCG, đã can thiệp trầm trọng vào an ninh quốc gia. Ví dụ, một nhà phân tích hàng hải Trung Quốc ghi chú rằng lực lượng tuần duyên hùng mạnh của Nhật bản đảm nhiệm chức năng như một lực lượng dự phòng quan trọng cho hải quân Nhật bản[109]. Các tác giả của nghiên cứu của Viện Ning Ba quan sát thấy rằng Hoa Kỳ rõ ràng đã xem Lực lượng Tuần duyên của mình là một trong năm dịch vụ có trang bị vũ trang, nhiều lần sử dụng đơn vị này với nhiệm vụ chiến đấu.”[110] Những nhà phân tích này khá thẳng thắn khi tiên đoán vai trò quan trọng của các thực thể tuần duyên của Trung Quốc trong bất kỳ xung đột vũ trang nào trong tương lai: “Trong thời chiến, theo sự chỉ huy của hải quân, [các bộ phận tuần duyên của Trung Quốc] sẽ tháp tùng giao thông hàng hải, hỗ trợ kiểm soát giao thông hàng hải và cùng với các tàu đổ bộ, thực hiện nhiệm vụ chống tàu ngầm, bảo vệ hải cảng, cung cấp thủy thủ cho một số bộ phận trong hạm đội của hải quân và hỗ trợ trong quá trình hoàn thành công cuộc huy động quốc gia.”[111]

Một nhà phân tích chuyên môn từ trường Đại học Quốc phòng của Trung Quốc tranh cãi trong tháng 06/2009 rằng các tàu tuần duyên lớn của Trung Quốc có thể dễ dàng bị chuyển sang sử dụng trong chiến đấu viễn dương, trong khi các tàu tuần duyên nhỏ và trung bình có thể hỗ trợ bảo vệ bờ biển, đảm nhiệm những nhiệm vụ chẳng hạn như đặt bãi mìn[112]. Thuyền trưởng Moreland tương tự cho rằng “Cả lực lượng tuần duyên Trung Quốc và lực lượng tuần duyên Hoa Kỳ đều là các lực lượng hàng hải được trang bị vũ trang không thuộc các đơn vị của bộ quốc phòng của nước mình nhưng lại sẵn sàng hỗ trợ các cơ quan này tiến hành chiến tranh.”[113]Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy các đơn vị của Cộng đồng tuần duyên biển của Trung Quốc có quan điểm cứng rắn về các vấn đề chủ quyền và yêu sách biển: “Đài Loan trong nhiều khía cạnh nhất vẫn bị chi phối bởi các lực lượng bên ngoài… Từ khía cạnh này, đảo Đài Loan tạo thành một điểm trung tâm chiến lược quyết định vận mệnh tương lai của Trung Quốc… Trên biển cả, có nhiều quốc gia láng giềng có tranh chấp đảo và lãnh thổ đại dương với Trung Quốc. Những mâu thuẫn này tương đối lớn, và điều này có ảnh hưởng lớn đến không gian vận động ảnh hưởng trong nền chính trị, chính sách đối ngoại và các vấn đề quân đội của Trung Quốc.”[114]

Tuy nhiên, sẽ là một sai lầm khi xem các thực thể tuần duyên đang phát triển của Trung Quốc như những phụ tá đơn thuần cho Hải quân PLA. Một quan điểm thế giới chủ nghĩa hiển hiện rõ ràng trong nghiên cứu của Viện NinhBa: “Khởi xướng xung đột vũ trang [,] hoặc thậm chí chiến tranh hạn chế, cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ khu vực và hệ thống thế giới, và không có lợi cho bối cảnh phát triển của đất nước.”[115] Hơn nữa, Viện Ninh Ba thuộc BCD, là một trong số ít các đơn vị được trang bị vũ trang trong số các thực thể tuần duyên của Trung Quốc; người ta có thể đoán chừng một cách logic rằng các đơn vị không được trang bị vũ trang (ví dụ như MSA hùng mạnh) ít có xu hướng tham gia các hoạt động bán quân sự. Một chiều hướng cũng hiển hiện trong nghiên cứu của Viện Ning Ba là các thực thể tuần duyên thực tế có thể cạnh tranh với hải quân của Trung Quốc để được cung cấp dự phòng. Ví dụ, các học giả này thất vọng thấy rằng “trong nước, nhiều học giả tin rằng sức mạnh biển là sức mạnh quân sự biển, và sức mạnh quân sự biển là hải quân.”[116]

Vấn đề cốt yếu đặt ra là khuynh hướng của hải quân Trung Quốc, mà rộng hơn là PLA, sẽ là gì để nâng cao khả năng tuần duyên trên biển. Dẫn chứng ban đầu, với hình thức là một bài báo trong số tháng 6/2008 của cơ quan Khoa học Quân sự Trung Quốc chính thức và đầy uy tín (中国军事科学) cho rằng PLA sẽ ủng hộ nỗ lực này; tác giả bài báo, đến từ trường Đại học Quốc phòng Trung Quốc, có niềm tin sâu sắc là năng lực giám sát trên biển mạnh hơn là một yếu tố trọng yếu trong một chiến lược biển mới của Trung Quốc.[117] Tháng 7/2009, một hoạt động nghiên cứu và cứu hộ quan trọng đã được tiến hành trong vùng lân cận của Vùng Châu thổ sông Châu Giang. Các nhà đồng tổ chức là Hạm đội Biển Nam của Hải quân PLA và chính quyền tỉnh Quảng Đông. Mười ba cơ quan, hai lăm tàu, và hai trực thăng đã tham gia vào hoạt động này với tên gọi là hoạt động Ba Chiều (“立体警民”) – nghĩa là quân đội, lược lương tuần duyên và nhân dân). Một ấn phẩm của Hải quân mô tả hoạt động này ghi lại rằng Trung Quốc đã thiết lập một hệ thống nghiên cứu và cứu hộ mới và mạnh nhưng than vãn rằng các vùng quân sự lại không được hợp nhất tốt thành một thể - vấn đề này thể hiện sự cần thiết phải tiến hành nhiều hơn các hoạt động như vậy.[118]

Ảnh 16: Tháng 7/2009, hoạt động nghiên cứu và cứu hộ quan trọng chưa từng diễn ra bao giờ với sự tham gia của các đơn vị hải quân và các thực thể hàng hải dân sự  (hai mươi lăm tàu và mười ba cơ quan) theo như đưa tin đã diễn ra tại Vùng Châu thổ Sông Châu Giang phía Nam Trung Quốc. (Hải Quân Hiện đại).

Xem xét lại hai mô hình thay thế của Till – phân chia rộng hay chồng lấn lớn – điều đáng lưu ý là Trung Quốc rõ ràng nổi lên từ truyền thống sau (chồng lấn). Một thời gian dài trong Chiến tranh Lạnh, hải quân Trung Quốc không là gì nhiều hơn một lực lượng tuần duyên tỉ mỉ. Ngày này, sự phân chia rõ ràng hơn đang diễn ra vì hải quân Trung Quốc nhấn mạnh chiến tranh tập trung vào công nghệ. Tuy nhiên, PLA cũng dần quan tâm hơn đến các vấn đề thường gây lo lắng cho các lực lượng tuần duyên, bao gồm nghiên cứu và cứu hộ, bảo vệ môi trường, và cướp biển, điều này nói lên rằng một sự phân chia rạch ròi về vai trò hoàn toàn không khả thi đối với Trung Quốc trong thời gian gần hay tương đối ngắn.[119]

Phần tiếp theo “Lý giải yếu điểm của năng lực giám sát trên biển của Trung Quốc" 

 

  Lyle J. Goldstein, Trường Cao đẳng Hải chiến Hoa Kỳ 

 

  Hiếu Minh, Ngọc Trang, Hà Tuyên (dịch)    

 Đỗ Thị Thủy (hiệu đính) 

 

 

Bản  gốc tiếng Anh "Five Dragons Stirring Up the Sea - Challenge and Opportunity in China's Improving Marritime Enforcement Capabilities ", Tạp chí Nghiên cứu biển Trung Quốc, số 5, tháng 4/2010, Trường Cao đẳng Hải chiến, Newport, Rhode Island, Hoa Kỳ

 

Đề nghị chỉ được dẫn đường link mọi thông tin, bài viết  trên www.nghiencuubiendong.vn, không đăng lại khi chưa có sự đồng ý của Ban Biên tập NCBĐ.

 

CHÚ THÍCH:

 


[108] Till, Sức mạnh về biển, trang 343–46.

[109] Bạch Tuấn Phong-Bai Junfeng, “Conception Regarding the Building of China’s Maritime Police,” trang 35.

[110] He Zhonglong cùng các cộng sự, Nghiên cứu về việc Phát triển Cảnh sát Biển của Trung Quốc, trang  4

[111] Như trên, trang 221. Bai Junfeng cũng khẳng định rằng cảnh sát biển của Trung Quốc trong tương lai cũng sẽ hỗ trợ Hải quân Trung Quốc trong thời chiến. Phân tích của ông liệt kê các sứ mệnh thời chiến có thể có như “hỗ trợ và tham gia cùng với hải quân khi triển khai chiến trận, hộ tống thông thương trên biển, bảo vệ cảng, bảo đảm an toàn cho các bến tàu, và hỗ trợ toàn bộ việc vận động dân cư.” Bai Junfeng, “Conception Regarding the Building of China’s Maritime Police,” trang 38.

[112]田承基 [Điền Thừa Cơ - Tian Chengji], “专家呼唤中国海岸警卫队保海洋权益” [Các chuyên gia kêu gọi thành lập “Cảnh sát biển của Trung Quốc” để bảo vệ quyền và lợi ích biển], 人民网 [Nhân dân nhật báo Internet], 21, tháng 6, 2009.

[113] Moreland, “U.S.-China Civil Maritime Engagement,” trang 4.

[114] Hà Trung Long - He Zhonglong  cùng các cộng sự, Nghiên cứu về việc Phát triển Cảnh sát Biển của Trung Quốc, trang 9.

[115] Như trên, trang 14. Một ý tưởng tương tự được nêu rõ trong Bai Junfeng, “Conception Regarding the Building of China’s Maritime Police,” trang 38.

[116] Hà Trung Long - He Zhonglong  cùng các cộng sự, Nghiên cứu về việc Phát triển Cảnh sát Biển của Trung Quốc, trang 213.

[117]孙景平 [Tôn Cảnh Bình - Sun Jingping], “新世纪新阶段海上安全战略断想” [Các chú ý trong Chiến lược An ninh Biển trong Giai đoạn mới của Thế kỷ mới], 中国军事科学 [Khoa học Quân sự Trung Quốc] (tháng 6, 2008), trang 77–78.

[118]菖学军 [Xương Học Quân - Chang Xuejun], “黄金水道: 上演立体大搜救” [Đường biển vàng: Giới thiệu tìm kiếm và cứu hộ đa phương diện], 当代海军 [Hải quân hiện đại] (tháng 8, 2009), trang 8–14.

[119] Xem, ví dụ, 于文献 [Vu Văn Hiến - Yu Wenxian], “怒海救援: 107 10级风浪中搜寻受困渔民记” [Cứu hộ từ một Biển nổi sóng: Báo cáo về việc tìm kiếm tàu đánh cá bị hủy hoại (distressed) của 107 tàu (Hải quân) trong bão mạnh cấp 10], 现代舰船 [Các tàu hiện đại] (tháng 4, 2007), trang 2–3. Xem thêm ảnh của cuộc tập ứng phó có cả quân-dân sự và được thực hiện bởi 章汉亭 [Trang Hán Đình - Zhang Hanting]trong 当代海军 [Hải quân hiện đại] (tháng 11, 2007), trang  44. Liên quan tới các thiên tai ở biển, xem bản của các tác giả từ Học viện Khoa học và Công Nghệ của PLA Nam Ninh, 郑晶晶, 徐迎, 金丰年[Trịnh Tinh Tinh - Zheng Jingjing, Từ Nghênh - Xu Ying, and Kim Phong Niên - Jin Fengnian], “‘卡特里哪飓风对防灾预案的启示” [Bài học rút ra từ việc phòng chống thảm họa trước “bão Katrina”], 自然灾害学报 [Tập san về Thiên tai] 16, số 1 (tháng 1,  2007), trang 12–16. Cũng cần phải chú ý rằng Hải quân PLA tiếp tục quan tâm đến các tàu khu trục và ca nô:谭正平 [Đàm Chính Bình - Tan Zhengping], “近海护卫舰正受各国海军青睐” [Các đội quân phòng vệ ven biển nhận được sự coi trọng của hải quân các nước - Inshore Frigates Are in the Good Graces of Every Navy], 当代海军 [Modern Navy] (April 2007), pp. 49–52.