I. Mục tiêu chủ yếu trong chiến lược phát triển biển của Trung Quốc

1. Mục tiêu tổng thể

Xây dùng và thực hiện chiến lược biển của Trung Quốc trong thế kỷ 21 đòi hỏi phải không ngừng phổ cập và nâng cao ý thức dân tộc của toàn thể nhân dân Trung Quốc về xây dùng cường quốc biển nhằm thúc đẩy phát triển mạnh sự nghiệp biển Trung Quốc; tăng cường xây dùng lực lượng quân sự trên biển, nâng cao trình độ hiện đại hóa bảo vệ biển, làm cho Trung Quốc đứng vào hàng cường quốc quân sự biển thế giới, có đủ khả năng bảo vệ lợi ích chủ quyền biển của Trung Quốc; kiên trì bảo vệ chủ quyền kết hợp với giao lưu hợp tác, hóa giải mâu thuẫn, tăng cường giao lưu và hiểu biết lẫn nhau trong hợp tác và tranh thủ thời cơ tốt nhất, từng bước giải quyết vấn đề tranh chấp biển của Trung Quốc; coi xây dùng kinh tế biển là trọng tâm phát triển sự nghiệp biển Trung Quốc, phát huy đầy đủ 3 ưu thế là vị trí khu vực biển, nguồn tài nguyên biển và khoa học kỹ thuật biển, lấy thị trường quốc tế và trong nước làm phương hướng. Không những phải mở rộng quy mô tổng thể kinh tế biển mà cũngg phải không ngừng điều chỉnh và hợp lý cơ cấu kinh tế biển, nâng cao tính hướng ngoại của hệ thống ngành nghề. Tăng giá trị các ngành nghề biển. Kiên trì đi theo con đường phát triển khoa học kỹ thuật, dùng khoa học kỹ thuật chấn hưng toàn diện sự nghiệp biển; tăng cường quản lý biển một cách khoa học, từng bước đẩy mạnh quản lý tổng hợp biển, làm cho con đường phát triển sự nghiệp biển của Trung Quốc đi trên con đường phát triển mạnh, hài hòa về lợi ích kinh tế biển, lợi ích sinh thái biển và lợi ích xã hội biển; tăng cường hợp tác giao lưu quốc tế, từng bước nâng cao sức ảnh hưởng của Trung Quốc trong các vấn đề biển quốc tế, tích cực tham gia và thúc đẩy xây dùng và bảo vệ trật tự quốc tế mới về biển. Lấy việc tăng cường thực lực phòng vệ biển, bảo vệ quyền lợi biển quốc gia, khai thác và bảo vệ biển, đẩy mạnh công tác quản lý tổng hợp biển, coi đã là sứ mệnh lịch sử và chức trách thiêng liêng.

2. Mục tiêu chủ yếu

Hiện nay, phát triển kinh tế biển của Trung Quốc đang trải qua thời kỳ quan trọng của quá độ từ giai đoạn phát triển truyền thống sang giai đoạn phát triển hiện đại, kinh tế biển chủ yếu có một số đặc điểm hiện thực dưới đây:

- Khoa học kỹ thuật hiện đại không ngừng ứng dụng vào khai thác phát triển biển, đã nâng cao được trình độ khoa học kỹ thuật để tận dụng và khai thác biển, đã không ngừng nâng cao hàm lượng khoa học kỹ thuật của các sản phẩm.

- Các ngành nghề biển mới ngày càng được tăng lên nhiều, các ngành nghề biển truyền thống đã được cải tạo hiệu quả, phạm vi và quy mô khai thác phát triển biển ngày càng được mở rộng.

- Sản phẩm vật chất khai thác phát triển biển phong phú đa dạng, tạo ra giá trị sản phẩm ngày càng lớn, kinh tế biển ngày càng có địa vị quan trọng nổi bật trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Bước vào thế kỷ 21, thông qua việc hoạch định và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển, Trung Quốc cần phải cố gắng thực hiện các mục tiêu xây dùng hệ thống sinh thái biển tuần hoàn tốt, hình thành hệ thống khai thác phát triển biển hợp lý khoa học và thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển.

(1) Lĩnh vực ngành nghề biển: Ngành nghề hải dương là hoạt động sản xuất và phục vụ tiến hành tận dụng khai thác và bảo vệ biển, bao gồm các ngành nghề biển chủ yếu sau: nghề cá, dầu khí, khóang sản, muối, hóa chất, thuốc sinh học, điện lực, thuỷ lợi, công nghiệp đóng tàu, kiến trúc công trình, ngành giao thông vận tải biển và du lịch biển.

Để thực hiện mục tiêu tổng thể phát triển bền vững ngành nghề biển bao gồm 3 mặt dưới đây:

- Cải thiện và ưu hóa cơ cấu ngành nghề biển. Trọng điểm là phát triển các ngành muối, giao thông vận tải, dầu khí và du lịch biển, nhằm thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế khu vực duyên hải.

- Điều chỉnh bố cục ngành nghề biển khoa học và hợp lý. Thông qua biện pháp hành chính, luật pháp và kinh tế tăng cường điều chỉnh bảo đảm cho các bố cục của ngành nghề phát triển hợp lý, hài hòa và nâng cao hiệu quả chỉnh thể trong khai thác biển.

- Phát triển sản xuất kỹ thuật cao và sản xuất sạch, thực hiện phát triển bền vững các ngành nghề biển. Thông qua các phương thức cải tiến công nghệ sản xuất, ưu hóa các khâu sản xuất tận dụng xen kẽ các nguyên liệu có thể tái sinh và các phương thức khác, tiến hành khống chế toàn bộ quá trình ô nhiễm đối với hoạt động sản xuất biển, làm giảm lượng ô nhiễm của chính các ngành nghề biển, ngăn chặn sự tổn hại ô nhiễm môi trường biển.

(2) Khu vực kinh tế biển: Khu vực kinh tế biển bao gồm dải bờ biển và khu vực biển gần, hải đảo và khu vực biển gần, thềm lục địa và khu đặc quyền kinh tế, khu vực đáy biển quốc tế. Khi Trung Quốc xây dùng phát triển các khu kinh tế biển trên trong tương lai, cần phải tuân theo nguyên tắc từ gần tới xa, dễ trước khó sau, có thể phải thực hiện 4 mục tiêu dưới đây:

- Ưu tiên khai thác phát triển dải bờ biển và khu vực biển gần. Căn cứ vào điều kiện tài nguyên thiên nhiên, trình độ phát triển kinh tế và phân chia khu vực hành chính. Mục tiêu trên phân ra làm 11 khu kinh tế tổng hợp, thông qua phát huy ưu thế của khu vực để hình thành các khu vực kinh tế biển có điều kiện phát triển đặc biệt và mang sắc thái riêng.

- Đưa ra các biện pháp thích hợp cho phát triển kinh tế hải đảo, xây dùng đi đôi với bảo vệ, kết hợp quân dân, thực hiện thống nhất phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường tài nguyên và an ninh quốc phòng.

- Phát triển có trọng điểm thềm lục địa và khu đặc quyền kinh tế. Đối với khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa chủ yếu là khu hoạt động nghề cá và khu khai thác dầu khí biển. Muốn bảo vệ trọng điểm tài nguyên nghề cá ở Hoàng Hải, Đông Hải và Nam Hải (Biển Đông), áp dụng các biện pháp nhanh chóng đưa nhân công vào, từng bước khôi phục tài nguyên nghề cá. Đối với khu vực dầu khí ở Hoàng Hải, Đông Hải và Nam Hải (Biển Đông) phải từng bước đẩy mạnh khả năng, mức độ điều tra thăm dò, cố gắng phát hiện các giếng dầu có tính thương mại, tìm các mô hình hợp tác đối ngoại. Đặc biệt cần phải bảo vệ nguồn tài nguyên dầu khí biển của phía nam Nam Hải (phía Nam Biển Đông) không để cho nước khác chiếm đoạt.

- Tăng cường thăm dò nghiên cứu và khai thác nguồn tài nguyên khu vực đáy biển quốc tế. Tiếp tục triển khai thăm dò vùng biển nước sâu, đẩy mạnh phát triển ngành nghề biển nước sâu kịp thời. Điều tra khoáng sản mới, đồng thời chú ý điều tra giai đoạn đầu nguồn tài nguyên khác ở khu vực đáy biển quốc tế, tăng cường nghiên cứu và khai thác kỹ thuật gien sinh vật. Cố gắng nâng cao khả năng kỹ thuật khai thác và thăm dò tài nguyên biển sâu, bảo vệ quyền lợi khu vực đáy biển quốc tế của Trung Quốc.

(3) Lĩnh vực bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường sinh thái biển: - Tăng cường công tác ngăn chặn xử lý ô nhiễm biển: Thực hiện chế độ ngăn chặn chất ô nhiễm từ đất liền thải ra biển ở những khu vực trọng điểm; thực hiện cải thiện chất lượng môi trường biển gần đã bị ô nhiễm, đối với những khu vực chưa bị ô nhiễm, tuyệt đối không được để ô nhiễm; tăng cường quản lý môi trường nước của các con sông chảy ra biển để làm giảm ô nhiễm biển; đẩy nhanh xây dùng cơ sở hạ tầng xử lý chất thải ô nhiễm sinh hoạt, thành phố ven sông và các thành phố lớn ven biển, nhằm giảm thấp mức độ ô nhiễm đối với biển.

- Tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái: Tăng cường quản lý, xây dùng khu bảo vệ biển đặc biệt và khu bảo vệ biển tự nhiên; bảo vệ đa dạng sinh vật biển.

- Tăng cường bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật biển: Tăng cường quản lý và bảo dưỡng nguồn tài nguyên sinh vật khu đặc quyền kinh tế 200 hải lý; tăng cường quản lý nguồn cá ven bờ, phấn đấu 10-20 năm tới đạt được cải thiện bước đầu nguồn cá ven bờ. Sau năm 2010 làm cho một số loại hình kinh tế truyền thống ở khu vực bãi cá thuộc vùng biển gần của Trung Quốc đã khôi phục được tăng nhanh số lượng rõ rệt và nâng cao chất lượng nguồn tài nguyên.

- Tăng cường bảo vệ khu vực cửa sông, bờ biển và bãi biển: Lợi dụng hợp lý nguồn tài nguyên ven bờ và tiến hành tu sửa tổng hợp các cửa sông.

3. Mục tiêu chủ yếu của chiến lược phát triển khoa học kỹ thuật biển Trung Quốc

Thế kỷ 21, bất luận là cạnh tranh về chính trị, kinh tế hay quân sự, thì trọng tâm của nó đều là cạnh tranh của khoa học kỹ thuật biển. Bởi vậy, Trung Quốc cần phải chú trọng áp dụng khoa học kỹ thuật, ủng hộ nhân lực, vật lực và tài lực. Xây dùng chiến lược phát triển khoa học kỹ thuật biển từ các mặt như: hệ thống khoa học kỹ thuật và trọng điểm nghiên cứu khoa học, đầu tư kinh phí, hợp tác nghiên cứu khoa học, cải cách cơ quan nghiên cứu khoa học, nghiên cứu cơ sở, vai trò của cơ quan nghiên cứu khoa học dân dụng, kỹ thuật ứng dụng quân sự và dân sự và bồi dưỡng nhân tài.

Hoạch định và thực hiện chiến lược phát triển khoa học kỹ thuật biển Trung Quốc, nhất định xuất phát từ nhu cầu phát triển của đất nước, bảo vệ quyền lợi biển, tăng cường bảo vệ an ninh trên biển và từng bước thúc đẩy khoa học kỹ thuật, thực hiện mục tiêu tổng thể phát triển khoa học kỹ thuật biển, xây dùng hoàn thiện hệ thống khoa học kỹ thuật biển, bao gồm hình thành 1 trung tâm nghiên cứu Hải dương học cấp quốc gia và xây dùng 1 đội ngũ nghiên cứu khoa học ứng dụng biển, phát triển kỹ thuật cao về biển; thực hiện phát triển đồng bộ khoa học kỹ thuật biển và kinh tế biển; không ngừng nâng cao trình độ thăm dò và khai thác nguồn tài nguyên biển; nâng cao dịch vụ biển và bảo đảm trình độ kỹ thuật, trình độ bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên biển; thực hiện quan sát, giám sát và dự báo biển, đẩy mạnh nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật cao hải quân nhằm bảo đảo cung cấp kỹ thuật tin cậy cho hiện đại hóa trang bị hải quân, dùng lực lượng hải quân tiên tiến bảo vệ sự phát triển nhanh, mạnh và bền vững sự nghiệp biển của Trung Quốc.

4. Mục tiêu chủ yếu của chiến lược phát triển quân sự biển của Trung Quốc

Những năm gần đây, cùng với sự thay đổi của tình hình quốc tế, môi trường an ninh trên đất liền của Trung Quốc đã được cải thiện tương đối rõ rệt, nhưng môi trường an ninh trên biển ngày càng phức tạp, vấn đề an ninh quân sự ngày càng đột biến. Trong thế kỷ mới, Trung Quốc đang đứng trước vấn đề quan trọng nhất là thực hiện thống nhất tổ quốc. Ngoài ra, các nước xung quanh Trung Quốc cũngg có một loạt tranh chấp chủ quyền biển chưa giải quyết được và một số quốc gia khác lại có những hành động xâm phạm chủ quyền biển, do vậy Trung Quốc có thể phải áp dụng biện pháp quân sự cần thiết để ngăn chặn thế lực Đài Loan độc lập, hành động xâm phạm chủ quyền và sự can dự từ bên ngoài của các cường quốc quân sự.

Phải đối mặt với một số đặc điểm mới của không gian trên biển, sứ mệnh của hải quân Trung Quốc cũngg phải cùng với sự thay đổi của tình hình trên biển mà có sự điều chỉnh kịp thời, đồng thời cách mạng kỹ thuật quân sự mới cũngg phải tiếp thêm sức sống mới cho phát triển lực lượng quân sự trên biển.

Những mục tiêu cần phải thực hiện trong chiến lược phát trển quân sự biển:

- Xây dùng hải quân: xử lý tốt quan hệ biện chứng giữa số lượng và chất lượng, thời gian trước mắt và lâu dài, cục bộ và toàn cục, nhu cầu và khả năng, điều chỉnh cơ cấu, lực lượng, ngoài lực lượng truyền thống cũngg phải phát triển lực lượng mới để thích ứng với nhu cầu chiến tranh tin tức, đa dạng hóa nhiệm vụ và chiến lược hải quân. Kiên định tư tưởng chỉ đạo xây dựng hiện đại hóa hải quân, coi việc nâng cao sức chiến đấu là tiêu chuẩn, đẩy nhanh xây dựng trang bị hải quân trong tình hình lực lượng quốc gia hiện có, tăng cường kế hoạch phát triển trang bị vũ khí hải quân, phát triển vũ khí trang bị đa dạng hơn.

- Giáo dục quân sự: Thông qua nghiên cứu khoa học quân sự biển nhằm nâng cao hàm lượng kỹ thuật cao hải quân; Thông qua học viện nhà trường giáo dục và huấn luyện bộ đội, bồi dưỡng một loạt nhân tài xây dựng hiện đại hóa hải quân.

- Phương hướng phát triển: Phát huy ưu thế khoa học kỹ thuật hải quân và hạ tầng cơ sở, tham gia và chi viện xây dựng kinh tế nhà nước.

- Xây dựng phòng thủ biển: Xây dựng lực lượng hậu bị chất lượng, hình thành hệ thống lực lượng vũ trang trên biển kết hợp với hải quân làm cho phát triển kinh tế biển và xây dựng phòng vệ biển gắn bó với nhau cùng tồn tại.

- Xây dựng chính trị làm tốt công tác chính trị tư tưởng có đặc thù hải quân, bảo đảm tính chất cơ bản của hải quân nhân dân.

- Lực lượng quân sự trên biển Trung Quốc thế kỷ 21 sẽ tăng cường thực lực, tác chiến tổng hợp hải quân sẽ trở thành lực lượng hải quân mạnh đủ khả năng thực hiện sứ mệnh. Trong thời bình , đội tàu trên biển hiện đại của Trung Quốc sẽ có uy lực quân sự mạnh. Trong thời chiến, hải quân Trung Quốc sẽ có thể hoàn thành các nhiệm vụ chiến lược chiến đấu trên biển, dưới nước, trên không và mặt đất.

5. Mục tiêu chủ yếu của chiến lược phát triển quản lý biển của Trung Quốc bao gồm:

- Hoàn thiện 3 phương pháp lớn trong quản lý biển: mục tiêu là phải trên cơ sở công ước biển LHQ để xây dựng phự hợp với hệ thống pháp quy, luật pháp quốc tế trong quản lý biển của Trung Quốc, thực hiện quản lý biển theo pháp luật; xây dựng biện pháp quản lý kinh tế biển hiệu quả nhằm nâng cao mức đóng góp của biển đối với phát triển kinh tế xã hội Trung Quốc.

- Chỉnh đốn thể chế quản lý biển: Đây là mục tiêu quan trọng của thể chế quản lý biển. Thực hiện mục tiêu này có thể thông qua 2 giai đoạn quá độ sau: giai đoạn một là thực hiện quản lý điều hòa tập trung, lấy phát triển kinh tế biển làm trung tâm, xây dựng cơ quan quản lý tổng hợp biển quốc gia, nhiệm vụ trọng điểm của cơ quan này liên quan đến vấn đề môi trường, giảm thiên tai, nguồn tài nguyên, quyền lợi biển và có nhiệm vụ hoạch định xây dựng phương châm chính sách biển và điều phối các quan hệ liên quan giữa các bộ ngành. Giai đoạn hai là, thực hiện quản lý tập trung. Hình thành thể chế quản lý biển tập trung ở 2 cấp, cấp quốc gia và cấp tỉnh.

- Tăng cường xây dựng đội ngũ chấp pháp biển: Do lực lượng chấp pháp trên biển hiện nay của Trung Quốc bị phân tán, máng và yếu. Do đó, Trung Quốc cần phải tăng cường xây dựng đội ngũ này và kết hợp cải cách thể chế quản lý biển. Tăng cường đầu tư xây dựng một đội ngũ chấp pháp biển quốc gia thống nhất, xây dựng đội ngũ này chia làm 2 bước: Bước một là, tăng cường phối hợp nhịp nhàng giữa các lực lượng chấp pháp trên biển của các bộ ngành và nâng cao tố chất của nhân viên chấp pháp; bước hai là, cần phối hợp cải cách thể chế quản lý biển và sau khi thực hiện quản lý biển tổng hợp, thu thập những kinh nghiệm tiên tiến của nước ngoài, nhằm xây dựng 1 đội ngũ chấp pháp biển quốc gia thống nhất có tính cơ động tốt, phản ứng linh hoạt và được trang bị tốt.

- Xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp quy, luật biển: Đối với vấn đề này, một mặt theo quy định của Công ước Luật biển Liên hợp quốc đẩy nhanh xây dựng quy định pháp quy đồng bộ. Mặt khác tăng cường công tác lập pháp liên quan đến Công ước Luật biển Liên hợp quốc. Tăng cường pháp chế biển và ý thức biển của toàn dân, trọng điểm là tăng cường giáo dục tuyên truyền pháp chế biển. Lợi dụng nhiều kênh và nhiều biện pháp tuyên truyền phổ cập kiến thức pháp quy, pháp luật biển làm cho mọi người hiểu về biển và yêu biển.

- Bảo vệ cân bằng sinh thái và cân bằng tự nhiên biển. Thế kỷ 21, quản lý biển của Trung Quốc cần phải tăng cường mức độ quản lý giám sát đối với công tác bảo vệ tài nguyên môi trường biển, triển khai rộng rãi công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường biển, bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên biển gần, xây dựng chế độ chức trách bảo vệ môi trường biển, xây dựng khu bảo tồn tự nhiên dải bờ biển, mở rộng phạm vi giám sát và dự báo môi trường biển, ngăn chặn và làm giảm nhẹ những tổn thất do thiên tai biển gây ra. Đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế cùng nhau bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường biển.

- Tăng cường xây dựng hệ thống dịch vụ hải dương.

+Một là, xây dựng hệ thống phòng chống tổng hợp các bệnh gây hại cho nuôi dưỡng và sinh sản trên biển.

+Hai là, xây dựng hệ thống giám sát môi trường biển 24h.

+ Ba là, xây dựng hệ thống dự báo thiên tai và dự báo môi trường biển, hình thành một mạng lưới dự báo thiên tai và dự báo môi trường biển từ Trung ương đến địa phương, từ biển gần đến biển xa và sự đan xen của các ngành.

+ Bốn là, xây dựng hệ thống dịch vụ tin tức biển. Bao gồm tin tức môi trường tài nguyên biển, tin tức thống kê và kinh tế biển, tin tức pháp quy quản lý biển.

+ Năm là, xây dựng hệ thống phục vụ định vị, thông tin biển. Không ngừng cải thiện trang bị kỹ thuật hiện có, ra sức thúc đẩy kỹ thuật mới, tăng cường hiệu quả và khả năng của mạng thông tin hiện có và hệ thống định vị.

+ Sáu là, xây dựng hệ thống phục vụ tác nghiệp dưới nước, lặn biển. Nâng cao trình độ kỹ thuật và thiết bị tiên tiến trong cứu trợ và tìm kiểm.

+ Bẩy là, xây dựng hệ thống phục vụ đo đạc biển. Xây dựng kho dữ liệu đo đạc biển, hoàn thành nhiệm vụ đo đạc bản đồ chuyên đề và bản đồ cơ sở của khu vực biển do Trung Quốc quản lý.

 

Mục tiêu trong chiến lược phát triển biển của Trung Quốc

 

II. Những bước đi cơ bản trong thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển biển của Trung Quốc

1. Những bước đi cơ bản trong thực hiện mục tiêu tổng thể chiến lược phát triển biển của Trung Quốc

Để thực hiện mục tiêu tổng thể của chiến lược phát triển biển Trung Quốc đòi hỏi phải tiến hành làm 3 giai đoạn:

(1) Giai đoạn một là giai đoạn khởi đầu (Thời kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ 11 đến năm 2015)

Đây chính là giai đoạn đầu của sự nghiệp biển Trung Quốc trong thế kỷ 21. Giai đoạn này phải từng bước tăng cường xây dựng lực lượng quân sự trên biển và phải nâng cao rõ rệt trình độ hiện đại hóa trang thiết bị phòng vệ biển. Theo quy hoạch phát triển kinh tế biển toàn quốc năm 2003 và công báo thống kê kinh tế biển Trung Quốc năm 2005, 2006 thì giá trị gia tăng ngành nghề biển chủ yếu của Trung Quốc đều tương đương 4% tổng giá trị sản phẩm quốc nội cùng kỳ. Trong thời gian 7-8 năm nữa, Trung Quốc phải làm cho tỷ trọng giá trị gia tăng kinh tế biển trong giá trị gia tăng sản xuất quốc dân tăng lên khoảng từ 5%- 10%. Ngoài ra cũng đẩy mạnh phát triển các ngành nghề biển trụ cột như lấy nghề cá, ngành vận tải biển, dầu khí, muối, du lịch, ngành đóng tàu thuyền và ngành dịch vụ biển làm chủ đạo, hình thành hệ thống ngành nghề kinh tế biển có kết cấu hợp lý và phát triển hài hòa, lấy thị trường làm phương hướng chỉ đạo và lấy hiệu quả làm trung tâm.

(2) Giai đoạn hai là giai đoạn phát triển toàn diện (thời gian từ năm 2016-2030)

Giai đoạn này chủ yếu là thúc đẩy toàn diện phát triển sự nghiệp biển. Trong lĩnh vực xây dựng lực lượng quân sự trên biển, phải cơ bản xây dựng được hệ thống phòng hộ chiến lược phòng vệ biển hiện đại mang đặc thù Trung Quốc. Hiện trình độ hiện đại hóa phòng vệ biển và lực lượng quân sự trên biển của Trung Quốc đã được nâng cao, Trung Quốc được xếp vào hàng cường quốc quân sự biển của khu vực. Giá trị gia tăng kinh tế biển chiếm khoảng từ 10%-18% tổng giá trị sản xuất quốc dân, ngành nghề biển trở thành ngành nghề trụ cột của nền kinh tế quốc dân. Hình thành quy mô nhất định của ngành nghề kỹ thuật cao như kỹ thuật khai thác nước biển, kỹ thuật công trình sinh vật biển, tin tức biển, khóang sản biển và môi trường biển, dần từng bước làm cho khoa học kỹ thuật gúp phần phát triển kinh tế biển tăng lên 70%.

(3) Giai đoạn ba là giai đoạn cất cánh (từ năm 2031-2050)

Đến giữa thế kỷ 21, quốc phòng biển phải hoàn toàn thực hiện hiện đại hóa, hình thành lực lượng quân sự trên biển có thể ngang bằng, tương đương với các cường quốc phương Tây. Giá trị gia tăng kinh tế biển chiếm trên 25% giá trị tổng sản phẩm kinh tế quốc dân. Sự đóng góp của khoa học kỹ thuật đối với tăng trưởng kinh tế biển đạt trên 80%, nhằm thực hiện mục tiêu vĩ đại xây dựng cường quốc biển của Trung Quốc.

2. Những bước đi cơ bản trong thực hiện mục tiêu chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế biển Trung Quốc

(1) Những bước đi cơ bản trong thực hiện mục tiêu phát triển ngành nghề biển

- Giai đoạn khởi đầu đặt nền móng (giai đoạn thời kỳ 5 năm lần thứ 11). Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là điều chỉnh ưu hóa kết cấu ngành nghề trọng điểm. Trong đã, coi việc phát triển nâng cao sản nghiệp truyền thống, đẩy nhanh cải tạo kỹ thuật ngành nghề, phát triển ngành vận tải biển trọng điểm, nghề cá và ngành dầu khí; áp dụng biện pháp hiệu quả nhằm thúc đẩy ngành nghề kỹ thuật biển mới, không ngừng hình thành điểm tăng trưởng mới trong phát triển kinh tế biển; đến năm 2010, hệ thống các ngành nghề sẽ được nâng cấp mở rộng, cơ bản hình thành khu đặc quyền kinh tế, làm tiền đề xây dựng khu vực duyên hải thành khu vực có điều kiện xã hội phát triển, ngành nghề biển trở thành ngành nghề trụ cột của khu vực, kinh tế biển trở thành lĩnh vực kinh tế mới quan trọng.

- Giai đoạn phát triển toàn diện (từ năm 2011-2015). Trọng điểm phát triển của giai đoạn này là nâng cao tố chất ngành nghề biển. Trong tiền đề củng cố ngành nghề truyền thống, nâng cao mức độ sâu rộng trong tận dụng khai thác nguồn tài nguyên biển; cơ bản thực hiện chuyển đổi từ ngành nghề truyền thống là chính sang ngành nghề kỹ thuật cao, nhằm hình thành hệ thống ngành nghề biển có chất lượng cao; duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân năm của giá trị sản lượng ngành nghề biển ở mức từ 18%-20%, và giá trị ngành nghề biển chiếm 10% tổng giá trị sản phẩm quốc nội, thực lực tổng thể khai thác biển của Trung Quốc đạt được trình độ các nước phát triển vào năm 2010.

- Giai đoạn thúc đẩy nhanh (từ năm 2016-2030). Ngành nghề kỹ thuật cao mới giai đoạn này bước vào giai đoạn khai thác phát triển toàn diện; ngành vận tải biển, ngành thăm dò, khai thác dầu khí biển, ngành du lịch biển và ngành dịch vụ biển đạt được trình độ tiên tiến của thế giới; giá trị ngành nghề biển chiếm khoảng 18% tỉ lệ tổng giá trị sản phẩm quốc nội, thực lực tổng thể khai thác biển từng bước thu nhỏ khoảng cách với các nước phát triển.

- Giai đoạn từ năm 2031 đến giữa thế kỷ 21. Thời gian này thông qua nỗ lực của các giai đoạn trên, đến giữa thế kỷ 21 tốc độ tăng trưởng hàng năm của giá trị ngành nghề biển duy trì ở mức trên 13%, giá trị ngành nghề biển đạt được trên 25% tổng giá trị sản phẩm quốc nội; kĩ thuật thăm dò khai thác khóang sản đại dương và khu vực biển sâu, khai thác không gian biển mới, lợi dụng năng lượng hạt nhân biển bước vào trình độ tiên tiến của thế giới, quy mô tổng thể phát triển ngành nghề biển và thực lực tổng thể khai thác phát triển biển sẽ đạt được trình độ tiên tiến của quốc tế.

(2) Bước đi cơ bản trong thực hiện mục tiêu phát triển khu vực kinh tế biển

Phát triển khu kinh tế biển hình thành các cóm từ hải đảo, dải bờ biển hướng sang phát triển bậc thang, ăn sâu vào trong đất liền. Xây dựng hải đảo phải căn cứ vào nguồn tài nguyên của hải đảo, dần dần xây dựng thành bàn đạp của các trung tâm gia công tổng hợp biển, trung tâm phát điện bằng năng lượng biển, trung tâm du lịch biển và khai thác phát triển nguồn tài nguyên thềm lục địa và khai thác khu vực biển xa. Khu vực dải bờ biển xây dựng thành một loạt thành phố. Đến năm 2015, trình độ phát triển kinh tế tổng thể khu vực duyên hải Trung Quốc đạt trình độ các nước phát triển của Đông Nam Á hiện nay, đến năm 2030 đạt trình độ các nước phát triển trung bình của thế giới, đến giữa thế kỷ 21 đạt trình độ những nước phát triển trên thế giới. Các lĩnh vực của khu vực duyên hải đều đạt trình độ tiên tiến toàn diện của quốc tế về các mặt: tổng sản phẩm quốc dân, thu nhập bình quân đầu người, trình độ công nghiệp hóa, trình độ văn hóa khoa học kỹ thuật, trình độ kinh tế theo mô hình nước ngoài, trình độ thành thị hóa và chất lượng dân số.

3. Những bước đi cơ bản thực hiện mục tiêu chủ yếu trong chiến lược phát triển khoa học kỹ thuật biển Trung Quốc

Mục tiêu thực hiện chiến lược phát triển khoa học kỹ thuật biển Trung Quốc thế kỷ 21 bao gồm 4 giai đoạn sau:

(1) Giai đoạn thứ nhất (thời kỳ 5 năm lần thứ 11). Là giai đoạn đặt nền móng vững chắc cho khoa học kỹ thuật của Trung Quốc, bồi dưỡng đào tạo ba vạn nhân tài khoa học kỹ thuật biển thuộc tầng lớp trung niên và thanh niên có khả năng sáng tạo mới, có tầm nhìn quốc tế và có ý thức hiện đại; nắm vững những tiến bộ đột phá trong các lĩnh vực sáng tạo kỹ thuật mới và cơ sở nghiên cứu lý luận trong công việc khai thác phát triển nguồn tài nguyên biển, làm giảm những thiệt hại do thiên tai gây ra và quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên biển.

(2) Giai đoạn 2 (từ năm 2011-2015). Đây là giai đoạn đạt được trình độ tiên tiến của thế giới trong các lĩnh vực như kỹ thuật sinh vật biển, kỹ thuật sản xuất dược liệu biển, khai thác trực tiếp nguồn nước biển và kỹ thuật khử mặn nước biển.

(3) Giai đoạn 3 (từ năm 2016-2030). Giai đoạn này đạt được trình độ tiên tiến của thế giới về các lĩnh vực như kỹ thuật bảo vệ môi trường biển, kỹ thuật điều tra biển, kỹ thuật tin tức và giám sát biển, kỹ thuật thăm dò và khai thác dầu khí biển và các ngành nghề mới, ngành nghề kỹ thuật cao về biển bước vào giai đoạn phát triển toàn diện, phát triển nhịp nhàng bảo vệ môi trường và khai thác nguồn tài nguyên biển.

(4) Giai đoạn 4 (từ năm 2031- giữa thế kỷ 21). Giai đoạn này bước vào trình độ tiến tiến của thế giới trong các lĩnh vực như khoa học kỹ thuật cao hải quân, kỹ thuật lợi dụng không gian, kỹ thuật năng lượng hạt nhân biển, kỹ thuật thăm dò khai thác nguồn khóang sản biển.

4. Những bước đi cơ bản thực hiện mục tiêu chủ yếu trong chiến lược phát triển quân sự biển của Trung Quốc

Nhiệm vụ chủ yếu của nó là bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển không bị xâm phạm. Mục tiêu chiến lược phát triển quân sự biển của Trung Quốc là phải tiến hành điều chỉnh từng bước trên cơ sở tư tưởng xây dựng quân đội và căn cứ vào sự thay đổi của tình hình trong và ngoài nước, nhằm xây dựng hải quân Trung Quốc thành một lực lượng quân sự trên biển hiện đại và hùng mạnh. Muốn thực hiện mục tiêu này cần phải tăng cường xây dựng phương hướng chiến lược Đông Bắc và Đông Nam . Hiện nay, tranh chấp biển của Trung Quốc với các nước xung quanh ở khu vực biển Nam Hải (biển Đông) tương đối khốc liệt, do vậy nhiệm vụ trọng tâm của hạm đội Nam Hải của hải quân trong tương lai sẽ là thực hiện từng bước khống chế thực tế đối với vùng biển Nam Hải (Biển Đông), sau khi hoàn thành mục tiêu này, từ chuỗi đảo Đông Nam, tăng cường khả năng khống chế của hải quân Trung Quốc ở viễn dương để bảo đảm cung cấp quyền lợi biển của Trung Quốc. Căn cứ vào mục tiêu trên, tương lai hạm đội Nam Hải cần phải từng bước xây dựng một lực lượng quân sự trên biển phát triển cân đối toàn diện có khả năng tác chiến ở viễn dương, có khả năng khống chế hiệu quả tất cả không gian chiến lược đối với mặt nước, dưới nước, trên đất liền và ngoài không gian, cũng nhiệm vụ chiến lược chủ yếu của hạm đội Bắc Hải và Đông Hải thì tập trung cho vấn đề Đài Loan.

Đến năm 2015, xây dựng lực lượng quân sự trên biển của Trung Quốc phải trên cơ sở khả năng phòng vệ biển hiện có, hoàn thiện hệ thống phòng ngự biển gần. Xuất phát từ tình hình đất nước, Trung Quốc lựa chọn những dự án khoa học kỹ thuật cao có vai trò chiến lược và tập trung lực lượng đột phá làm cho khoa học kỹ thuật hải quân Trung Quốc chiếm vị trí quan trọng trên thế giới. Đến năm 2030, thực lực tổng thể của hải quân Trung Quốc và trình độ hiện đại hóa tiếp cận được trình độ tiên tiến của thế giới, trình độ khoa học kỹ thuật cao trong trang bị của hải quân từng bước được nâng cao, phát triển đồng bộ khả năng tác chiến mặt nước, dưới nước và trên không và có khả năng tác chiến biển xa. Đến giữa thế kỷ 21, thực lực tổng thể của hải quân Trung Quốc và trình độ hiện đại hoá đạt được trình độ dẫn đầu quốc tế.

5. Những bước đi cơ bản thực hiện mục tiêu chủ yếu trong chiến lược phát triển quản lý biển Trung Quốc

Để giải quyết các vấn đề trong quá trình phát triển sự nghiệp biển của Trung Quốc, bảo đảm tiến hành chỉ đạo hiệu quả, khoa học đủ khả năng quản lý biển đối với sự nghiệp phát triển biển, Trung Quốc cần phải tiến hành công tác cải cách quản lý biển theo 3 giai đoạn.

(1) Giai đoạn cơ sở (từ thời kỳ 5 năm lần thứ 11 đến năm 2020). Đây là giai đoạn khởi đầu của Trung Quốc xây dựng chiến lược phát triển quản lý biển, tức là giai đoạn đặt nền móng. Trong thời gian này, Trung Quốc cần phải xây dựng hiện trạng quản lý biển, tăng cường quản lý tổng hợp biển, thực hiện thành công quá độ từ quản lý phân tán các ngành nghề sang quản lý tập trung đồng bộ; bước đầu hình thành hệ thống luật biển tương đối hoàn chỉnh; giải quyết thoả đáng vấn đề phân giới vùng biển Hoàng Hải, Đông Hải và Nam Hải (biển Đông) với các nước xung quanh, xây dựng trật tự mới của biển Trung Quốc.

(2) Giai đoạn phát triển mạnh (từ năm 2020-2035). Mục tiêu của Trung Quốc là lợi dụng giai đoạn này từng bước hoàn thiện chế độ luật pháp biển của Trung Quốc, hình thành một đội ngũ chấp pháp biển mạnh; tình hình môi trường biển được cải thiện rõ rệt; thực hiện hiện đại hóa, giảm thiệt hại do thiên tai biển gây ra và hệ thống dự báo biển, làm cho Trung Quốc đạt được trình độ các quốc gia trung bình của thế giới trong quản lý tổng hợp biển.

(3) Giai đoạn thúc đẩy ổn định (từ năm 2035- giữa thế kỷ 21). Quản lý tổng hợp biển của Trung Quốc phải thực hiện bước nhảy vọt từ các nước phát triển trung bình của thế giới sang trình độ tiên tiến của thế giới, tức là phải đạt được trình độ tiên tiến thế giới về trình độ bảo vệ môi trường biển, về hệ thống luật biển và đội ngũ chấp pháp biển./.