Tsau cải cách, ngành công nghiệp đánh bắt Trung Quốc đã có những bước phát triển cơ bản. Khả năng đánh bắt ngày càng phát triển của Trung Quốc dẫn tới tình trạng suy thoái môi trường biển. Tuy nhiên, nghề cá trở thành một thành tố quan trọng trong yêu sách chủ quyền vùng biển của Trung Quốc. Các khái niệm như chủ quyền, quyền lãnh thổ và quyền đánh bắt ẩn ý rằng rằng nghề cá trở thành một lĩnh vực “chủ quyền hoá”. Việc quản lý nghề cá thành công cũng là một chỉ số đánh giá sự hiệu quả của các quốc gia khi thực hiện hai khía cạnh của chủ quyền nội bộ - quản trị nội bộ hiệu quả và sự phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế. Sự kiện lịch sử vào những năm 1930 chỉ ra rằng nghề cá từ lâu đã được xem là yếu tố cấu thành quan trọng trong việc thực thi chủ quyền của Trung Quốc. Tuy nhiên, phán quyết của Toà Trọng tài trong vụ kiện Biển Đông đã bác bỏ hoàn toàn lập luận về quyền lịch sử của Trung Quốc, trong đó nghề cá là một thành tố quan trọng, Trung Quốc cần phải điều chỉnh lại quyền đánh bắt và các yêu sách vùng biển của mình.

TỔNG QUAN

Đánh bắt là truyền thống lâu đời ở khu vực vùng biển tiếp giáp Trung Quốc. Tăng trưởng kinh tế nhanh nhờ cải cách kinh tế của Trung Quốc cuối những năm 1970 đã hỗ trợ cho phát triển đất nước. Khi xã hội Trung Quốc trở nên giàu có, nhu cầu tiêu thụ hải sản cũng tăng, từ đó khuyến khích sự phát triển của các ngành công nghiệp liên quan cũng như tăng cường nhập khẩu và xuất khẩu các sản phẩm hải sản. Việc gia tăng tiêu thụ kéo theo sự suy giảm tài nguyên ở các vùng biển của Trung Quốc. Tình trạng ô nhiễm vùng biển nặng nề và đánh bắt quá mức cũng tác động tới việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản và ảnh hưởng tới các vùng biển sâu hơn. Một loạt những thách thức, cụ thể là đánh bắt cá quá mức, ô nhiêm môi trường, đánh bắt cá trái phép và không được pháp luật cho phép (hành vi đánh bắt cá bất hợp pháp và không theo quy định; đánh bắt cá hợp pháp nhưng sử dụng các phương thức đánh bắt mang tính chất huỷ diệt) và xung đột giữa ngư dân và các cơ quan chấp pháp nước ngoài càng khiến môi trường biển suy thoái.

Vì trữ lượng cá bị giảm sút, các ngư dân không có lựa chọn nào khác là đi đánh bắt cá ở vùng biển sâu, là nơi các quốc gia có các yêu sách vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn. biên giới trên biển vẫn chưa được giải quyết và các chính sách quản lý lại không có sự phối hợp, sự an toàn của các ngư dân đang bị đe doạ. Số lượng các vụ việc liên quan đến nghề cá ngày càng gia tăng đã bộc lõ rõ những khái niệm của Trung Quốc về chủ quyền, quyền lãnh thổ và quyền đánh bắt cá. Mặc dù có những quan ngại về sinh thái và kinh tế, nghề cá đang trở thành “chủ quyền hoá” – có nghĩa là quyền đánh bắt cá là không thể đàm phán và trong một số trường hợp, đây là thành tố cấu thành yêu sách chủ quyền. Xu hướng này cụ thể hoá luận điểm cho rằng khái niệm “chủ quyền” đang trải qua quá trình tái định hình với việc hợp nhất một số hoạt động dân sự được thực hiện từ lâu như đánh bắt cá.

Bài viết này nhằm mục đích đánh giá vai trò của nghề cá trong bối cảnh đang thay đổi ở Đông Á, thông qua việc tập trung phân tích thực tiễn, quy chế quản lý nghề cá của Trung Quốc và mối quan hệ giữa chủ quyền và nghề cá. Mục đầu tiên đưa ra tổng quan về các vấn đề nghề cá, trong đó có tình trạng trữ lượng hiện nay ở khu vực Đông Á. Mục thứ hai đề cập đến tốc độ tăng trưởng nhanh của ngành đánh bắt cá Trung Quốc và các vấn đề cản trở việc quản lý nghề cá ở Trung Quốc. Mục thứ ba đánh giá mối tương tác giữa hoạt động đánh bắt cá và “chủ quyền”, cuối cùng là phần kết luận và nhận xét.

NGHỀ CÁ Ở ĐÔNG Á

Nguồn tài nguyên cá suy giảm nhanh chóng

Cá biển là một nguồn cung cấp protein quan trọng trong tiêu thụ thực phẩm của cư dân sống tại vùng Đông Á – theo thống kê mỗi người dân tiêu thụ 22 kg cá một năm.[1] Ngược lại, tỷ lệ tiêu thụ cá biển tính theo đầu người của các khu vực khác trên thế giới chỉ là 16 kg/năm.[2] Sản lượng đánh bắt cá của Trung Quốc đang ở giai đoạn quyết định khi nguồn tài nguyên cá ở các vùng biển tiếp giáp đã bị khai thác quá mức hoặc đã bị suy giảm. Rất nhiều nhân tố góp phần vào hậu quả thảm thương này, đứng đầu bảng là tình trạng đánh bắt cá quá mức, khai thác quá mức tài nguyên biển và ô nhiễm môi trường biển.

Số lượng cá được đánh bắt tăng nhanh ở vùng biển giáp ranh Trung Quốc cho thấy số lượng cá được tiêu thụ lớn chưa từng có. Chẳng hạn, tổng số lượng cá biển được đánh bắt vào năm 2009 là 11.786.109 tấn, tăng 2,5% so với tổng số lượng cá được đánh bắt vào năm 2008.[3] Trong ba vùng được xem là ngư trường truyền thống của Trung Quốc, Biển Hoa Đông có sản lượng đánh bắt cá lớn nhất, tiếp đến là biển Hoàng Hải. Biển Đông xếp thứ ba khi sản lượng đánh bắt cá thấp hơn các khu vực trên. Tuy nhiên, mức độ đánh bắt cá tại ba vùng này vẫn tiếp tục tăng cao, trong đó Biển Đông với mức tăng thấp nhất là 0,4%. [4]

Lượng cá suy giảm khiến một số ngư dân thực hiện những hành vi đánh bắt cá huỷ diệt nhằm thu bắt được nhiều cá hơn trong thời gian ngắn. Dữ liệu đánh bắt hải sản trong những năm gần đây cho thấy rằng, nếu như khả năng và mục tiêu đánh bắt không giảm, sản lượng đánh bắt cá sẽ suy giảm trong những năm tới đây. Tuy nhiên, một cản trở lớn đối với những nỗ lực của chính phủ Trung Quốc trong việc giảm tải khả năng đánh bắt cá là hầu hết các hoạt động đánh bắt cá diễn ra ở quy mô nhỏ, phần lớn các ngư dân phụ thuộc rất nhiều vào đánh bắt để mưu sinh. Do đó, khi nỗ lực tái cơ cấu ngành sản xuất thuỷ hải sản của cả nước, Chính phủ Trung Quốc cần đưa ra nhiều chương trình hỗ trợ kinh tế và đời sống xã hội thay thế cho các ngư dân này.

Bên cạnh tình trạng khai thác quá mức nguồn tài nguyên biển, suy thoái môi trường (bao gồm ô nhiễm biển và xây dựng ven biển) cũng là một mối đe doạ đáng kể đối với các vùng biển giáp ranh Trung Quốc. Mối đe doạ đó có thể xảy ra ở vùng nước mặn nơi cửa sông, vốn được coi là những nơi có năng suất đánh bắt cá cao và là nơi các loài sinh vật biển đẻ trứng và được nuôi trồng. Môi trường biển suy thoái cũng đè nặng lên những nỗ lực quản lý nguồn cá của Trung Quốc

Các hành vi đánh bắt cá bất hợp pháp, không được báo cáo, không theo quy định (IUU)

Các hành vi đánh bắt cá bất hợp pháp, không được báo cáo, không theo quy định (IUU) gây khó khăn cho những nỗ lực ở cấp độ toàn cầu trong việc bảo tồn và quản lý tài nguyên cá. Bên cạnh đó, tình trạng đánh bắt cá IUU và nạn cướp biển ngày càng nhiều trên thế giới đã đặt ra nhiều thách thức to lớn tới an ninh hàng hải của các tàu đánh bắt cá thông thường và tàu thương mại. Định nghĩa của hành vi đánh bắt cá IUU đã được Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc ban hành và thông qua trong Chương trình hành động quốc tế nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và loại trừ các hành vi đánh bắt cá bất hợp pháp, không được báo cáo và không theo quy định.[5]

Trong bối cảnh rất khó để thu thập con số chính xác làm bằng chứng xác thực, các hành vi IUU thực sự trở thành một mối đe doạ to lớn khiến nguồn tài nguyên cá ngày càng giảm sút, nhất là ở các vùng biển giáp ranh với các nền kinh tế đang phát triển. Ở châu Á, có tương đối ít các vụ việc đánh bắt cá kiểu IUU được phát hiện. Thay vào đó, vấn đề nghiêm trọng ở khu vực này đó là việc sử dụng các thiết bị khai thác trái phép. Phần lớn các vụ đánh bắt cá IUU được thực hiện ở khu vực Đông Nam Á và Tây Bắc Thái Bình Dương.[6]

            Khó có thể xác định các hành vi đánh bắt cá IUU ở Đông Á vì chưa giải quyết được vấn đề biên giới trên biển, do đó, việc áp dụng định nghĩa về đánh bắt cá IUU như hiện nay đặt ra nhiều thách thức. Tại biển Hoa Đông nơi Trung Quốc và Nhật Bản có yêu sách vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn, vẫn còn một vài khu vực vùng biển quốc tế, ở đó diễn ra nhiều hoạt động đánh bắt cá IUU.[7] Do tình hình tranh chấp lãnh thổ ở đảo Điếu Ngư/Sensakư diễn ra từ lâu và quân đội Mỹ đóng quân trên đảo Okinawa, biển Hoa Đông luôn thường xuyên được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ từ phía Trung Quốc, Nhật Bản và quân đội Mỹ. Do đó, các hành vi đánh bắt cá IUU hiếm xảy ra ở vùng biển Hoa Đông.

Nếu cả ba vấn đề đánh bắt cá bất hợp pháp, vận tải đường biển và tranh chấp lãnh thổ được xem xét cùng lúc, chúng sẽ làm lu mờ vấn đề quản lý nguồn lợi hải sản tại Đông Á. Ba vấn đề hóc búa đó cũng làm lu mờ một vấn đề đang nổi lên, đó là an toàn của các tàu đánh bắt cá dân sự. Hiện nay, tính phức tạp của việc quản lý nghề cá tại Đông Á đòi hỏi nỗ lực thống nhất hơn ở cả cấp độ quốc gia và địa phương.

Trung Quốc là nhân tố tác động quan trọng trong cạnh tranh nguồn lợi hải sản trong khu vực. Cùng với chính sách mở cửa, ngành đánh bắt cá Trung Quốc đã có mức tăng trưởng chưa từng có và do đó đóng một vai trò và ảnh hưởng nhất định trong nền kinh tế. Tuy nhiên, điều này cũng khiến mối quan hệ giữa nghề cá và các yêu sách chủ quyền vùng biển của Trung Quốc trở nên phức tạp hơn.

NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐÁNH BT CỦA TRUNG QUỐC

Phát triển mạnh sau những năm 1980

Sau chính sách cải cách và mở cửa vào cuối những năm 1970, ngành đánh bắt cá của Trung Quốc đã phát triển ngoạn mục. Sản lượng đánh bắt cá hàng năm tăng hơn 11 lần, từ 4,7 triệu tấn vào năm 1978 lên 53,7 triệu tấn vào năm 2010 (Biểu đồ 1).[8] Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm trung bình đạt mức 8% một năm,[9] với trên 1 triệu tàu cá, trong đó có gần 1.900 tàu đánh bắt cá xa bờ.[10]

….

Đọc toàn bộ bản dịch tại đây.

Katherine Tseng Hui-Yi (eaithy@nus.edu.sg) là Nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Đông Á, Đại học Quốc gia Singapore. Bà đã hoàn thành khoá đào tạo Tiến sỹ khoa học pháp lý tại Đại học Wisconsin-Madison. Chủ đề nghiên cứu của bà là giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại Tổ chức thương mại quốc tế, quản lý khủng hoảng và giải quyết tranh chấp trên biển tại khu vực Đông Á.

Bài viết được đăng trên China: An International Journal, 2017

Hương Anh (dịch)

Trần Quang (hiệu đính)

Bài dịch thuộc bản quyền Nghiên cứu Biển Đông. Đề nghị chỉ được dẫn đường link, không đăng lại khi chưa có sự đồng ý của Ban Biên tập.



[1] Will Rogers, “The Role of Natural Resources in the South China Sea”, trong “Cooperation from Strength: The United States, China and the South China Sea”, ed. Patrick Cronin (Washington, DC: Center for a New American Security, Tháng 1/2012), tr. 85–99, đặc biệt là tr. 90; Ralf Emmers, “Resource Management in the South China Sea: An Unlikely Scenario”, Tham luận giới thiệu tại Hội thảo “Recent Development of the South China Sea Dispute and Prospects of Joint Development Regimes”, 6–7/12/2012, Hải Khẩu, tr. 3.

[2] Rogers, “The Role of Natural Resources in the South China Sea”, tr. 90; Emmers, “Resource Management in the South China Sea: an Unlikely Scenario”, tr. 3.

[3] Lyle J. Goldstein, “Chinese Fisheries Enforcement: Environmental and Strategic Implications”, Marine Policy 40 (2013): 187–93, đặc biệt là tr. 189; Fisheries Administrative Bureau, Ministry of Agriculture, China Fishery Statistics Yearbook (2010) (Beijing: China Agriculture Press, 2010), tr. 186–8.

[4] Goldstein, “Chinese Fisheries Enforcement”, tr. 189.

[5] Frank Meere và Mary Lack, eds., Assessment of Impacts of Illegal, Unreported and Unregulated (IUU) Fishing in the Asia-Pacific, Sustainable Fisheries Management, Asia-Pacific Economic Cooperation Fisheries Working Group, tr. 5.

[6] Ba địa điểm trong khu vực này xảy ra thường xuyên nhất các hoạt động đánh bắt cá IUUU là biển Sulawesi, bờ biển phía Đông của bán đảo Malaysia và Biển Đông.

[7] Các hoạt động đánh bắt cá IUU có thể được tiến hành ở các vùng đặc quyền kinh tế, vùng biển quốc tế và vùng biển mà ở đó không có các biện pháp quản lý hiệu quả. Ở các vùng đặc quyền kinh tế, khả năng kiểm tra, giám sát của các quốc gia ven biển là những yếu tố cốt lõi đảm bảo cho sự hiệu quả của quản lý.

[8] Zhang Hongzhou, “China’s Evolving Fishing Industry: Implications for Regional and Global Maritime Security”, S. Rajaratnam School of International Studies, Working Paper số. 246, 16/8/2012, tr. 3.

[9] Zhang, “China’s Evolving Fishing Industry”, tr. 3.

[10] Roland Blomeyer, Ian Goulding, Daniel Pauly, Antonio Sanz and Kim Stobberup, “The Role of China in World Fisheries”, Policy Department B: Structural and Cohesion Policies, European Parliament Directorate General for Internal Policies, Brussels, Tháng 6/2012, tr. 12.