I. Giới thiệu

Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển quy định quyền và nghĩa vụ của các quốc gia với vùng biển thế giới là một văn bản pháp lý ràng buộc được nhiều quốc gia đã kí kết.[1] Các nước này bao gồm cả Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, và các nước khác giáp Biển Đông, khu vực đang tồn tại hàng loạt tranh chấp lãnh thổ.[2] Vụ kiện Philippines-Trung Quốc năm 2016 đã làm nổi lên các hành động và yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực, đặc biệt là yêu sách “đường chín đoạn” và xây dựng các đảo nhân tạo.[3]

Với việc Trung Quốc phủ nhận phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực, xuất hiện nhiều nghi ngại xung quanh tính hiệu quả thực sự của Phán quyết.[4] Một số ý kiến cho rằng phán quyết đã bỏ qua thực tế về lịch sử và chính trị của khu vực, cũng như có thể đẩy Trung Quốc rời xa cộng đồng quốc tế.[5] Quan điểm của nhóm này là việc giải quyết tranh chấp nên đi theo hướng ít hàm lượng pháp lí hơn.[6] Một số khác cho rằng cần củng cố hơn nữa hệ thống Tòa trọng tài và tin rằng sức ép quốc tế lớn sẽ tiếp sức cho phán quyết và buộc Trung Quốc phải chấp nhận phán quyết này.[7]

Mặc dù các phán quyết từ Tòa và các cơ chế pháp lý khác nhận nhiều sự ủng hộ từ những người theo chủ nghĩa quốc tế, các giải pháp này đã không tính đến các yếu tố lịch sử và địa chính trị trong cuộc tranh luận về Biển Đông. Việc bỏ qua các yếu tố này, ví dụ như lợi thế về ngoại giao và kinh tế của Trung Quốc hoặc cơ sở lịch sử cho các đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông, sẽ khiến Trung Quốc và các nước láng giềng khó đạt được giải pháp lâu dài, hòa bình.

Để làm rõ bối cảnh xung quanh tranh chấp ở Biển Đông, bài viết này sẽ đi sâu vào lịch sử chủ quyền của Biển Đông, việc áp dụng Công ước về Luật Biển và Tòa Trọng tài, cũng như các vụ tranh chấp liên quan, bao gồm vụ kiện Philippines-Trung Quốc. Tiếp theo đó, bài viết sẽ tập trung vào tranh luận xung quanh phương pháp và sự hữu dụng của Tòa Trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp và đề xuất lộ trình giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.

II. Bối cảnh lịch sử

A. Công ước về Luật Biển

Trước khi Công ước về Luật Biển ra đời, học thuyết về “Tự do Biển cả” là văn bản quy định các vấn đề từ quyền về lãnh thổ cho tới các khu vực đại dương. Văn bản này quy định các nước được quyền tự do đi lại trong vùng biển của của một quốc gia ven biển bất kỳ.[8] Tuy nhiên, bắt đầu từ thế kỉ 20, nguyên tắc này đã bị thách thức bởi các nước muốn thực thi việc kiểm soát chủ quyền của mình đối với nguồn tài nguyên tại các khu vực mà văn bản không đề cập tới.[9] Các xung đột, ví dụ như “Chiến tranh Cá tuyết”, trong đó Iceland bắt giữ tàu cá của Anh Quốc vì xâm phạm quyền đánh bắt cá, đã diễn ra trong thời gian này.[10]

Để đơn giản hóa việc phân chia quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến biển giữa các nước cũng như gìn giữ nguồn tài nguyên biển, Liên Hợp Quốc bắt đầu soạn thảo một hiệp ước quốc tế.[11] Công ước Quốc tế về Luật Biển được hoàn thiện và thông qua vào năm 1982, và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 16 tháng 11 năm 1994, khi Guyana trở thành nước thứ 60 phê chuẩn công ước.[12]

Công ước đã thiết lập khuôn khổ cho việc sử dụng vùng biển quốc tế cho các quốc gia chủ quyền.[13] Công ước bảo vệ quyền “qua lại vô hại,” trong đó tàu thuyền của một nước được phép đi vào vùng lãnh hải của nước khác với một số mục đích nhất định (như để giảm thiểu quãng đường đi).[14] Ngoài ra, Công ước đã thiết lập giới hạn đối với việc sử dụng các vùng biển, theo đó, các nước chỉ được tuyên bố chủ quyền trong khu vực 12 hải lí ngoài bờ biển.[15] Các nước có quyền tài phán hạn chế trong khu vực giữa 12 và 24 hải lí.[16] Quyền tài phán này bao gồm việc tuần duyên nhằm ngăn chặn “xâm phạm luật biên phòng, tài chính, nhập cư, và vệ sinh [của một nước] trong chủ quyền của nước đó.”[17]

Có thể nói rằng đặc quyền lãnh thổ lớn nhất cho các nước đã phê chuẩn Công ước là Vùng Đặc quyền Kinh tế (“EEZ”).[18] Một EEZ sẽ cho phép các nước quản lí tài nguyên trong lãnh hải, đáy biển,[19] và tầng đất cát, nhưng vùng này không được “kéo dài quá 200 hải lí kể từ đường cơ sở.”[20] Điều khoản này có tác động đáng kể đến tài nguyên cá, dầu mỏ, và nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng khác.[21] Các nước cũng có đặc quyền sử dụng EEZ cho các hoạt động bao gồm: “lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo cùng các cơ sở hạ tầng; nghiên cứu hải dương học; [và] bảo vệ và gìn giữ môi trường biển.”[22]

B. Biển Đông

Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển có tầm quan trọng rất lớn đối với Biển Đông. Với diện tích 1,4 triệu dặm vuông,[23] Biển Đông là nơi diễn ra 1/3 giao thương quốc tế.[24] Đặc biệt, eo biển Malacca, nằm giữa Indonesia và Malaysia, có vai trò lớn với giao thương quốc tế vì nó là cánh cửa cho nhiều quốc gia Thái Bình Dương, bao gồm Trung Quốc và Nhật Bản, đi vào Ấn Độ Dương.[25]

Ngoài vai trò lớn trong giao thương quốc tế, Biển Đông còn giàu tài nguyên thiên nhiên.[26] Biển Đông chứa 12% trữ lượng cá trên toàn thế giới.[27] Ngoài ra, ước tính khu vực này còn có 11 tỉ thùng dầu và 190 nghìn tỉ feet khối khí gas thiên nhiên.[28] Nguồn tài nguyên giàu có và tần quan trọng của vùng biển này đã khiến nhiều nước trong khu vực, bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Đài Loan, và Malaysia, tuyên bố yêu sách chủ quyền và các quyền đi kèm. Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển là một công cụ quan trọng để xem xét các đòi hỏi chủ quyền này.[29]

Nên chú ý rằng khái niệm sở hữu và chủ quyền rất phức tạp nếu áp dụng ở Biển Đông.[30] Cần tìm hiểu kỹ các mối liên hệ về lịch sử và văn hóa của Trung Quốc và Philippines với Biển Đông để nắm được các lợi ích bên cạnh lợi ích kinh tế và chiến lược, của các nước này trên Biển Đông.[31]

Biển Đông là cái nôi của vô số nền văn hóa đã được ghi chép trong lịch sử, với những diễn giải rất riêng biệt về khái niệm chủ quyền.[32] Mặc dù không có nhiều dấu hiệu cho thấy Biển Đông thuộc về một quốc gia nào theo định nghĩa đương đại, Trung Quốc đã có lợi ích ở Biển Đông từ nhiều thế kỉ trước.[33] Con đường Tơ lụa trên biển, xuất hiện từ thời nhà Tần và nhà Hán khoảng 2000 năm trước, tức là trước cả khi con đường tơ lụa trên bộ ra đời.[34] Ngoài ra, nhà Minh và nhà Thanh cũng tổ chức các chuyến thám hiểm ở Biển Đông.[35] Các chuyến thám hiểm này hướng tới cả mục đích quân sự và kinh tế.[36]

….

Đọc toàn bộ bản dịch tại đây.

Andrew Johnson là TS. Luật, Trường Luật Đại học Missour. Bài viết được đăng trên Journal of Dispute Resolution, Volume 2019, Issue 1.

Dịch giả: Trịnh Tuấn Minh, Đinh Nho Minh. Cả hai đang là thực tập sinh Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao.

Hiệu đính: Thu Hà

 



[1] Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, Biển và Luật Biển (1998), http://www.un.org/depts/los/convention_agreements/convention_historical_perspective.htm.

[2] Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, mùng 10 tháng 12 năm 1982, 1833 U.N.T.S. 397.

[3] Raul Dancel, Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông: Tất cả Mọi Điều Bạn Cần Biết về Phán quyết của La Haye. STRAITS TIMES (Mùng 9 tháng 7, năm 2016), http://www.straitstimes.com/asia/philippines-vchina-in-the-south-china-sea-all-you-need-to-know-ahead-of-the-hague-ruling.

[4] Ryan Mitchell, Một Ủy ban Điều tra về vấn đề Biển Đông? Thiết lập Luật về Chủ quyền để Tăng Cơ hội Hòa bình, 49 VAND. J. TRANSNAT’L L. 749, 754 (2016).

[5] Như trên, trang 751.

[6] Như trên, trang 766.

[7] Emma Kingdon, Lập luận Ủng hộ Phán quyết: Giải pháp dành cho Philippines trong tranh chấp ở Biển Đông, 38 B.C. INT’L & COMP. L. REV. 129, 151 (2015).

[8] Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, ghi chú số 1.

[9] Như trên.

[10] Như trên.

[11] Như trên.

[12] Như trên.

[13] Như trên.

[14] Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, ghi chú số 1.

[15] Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển Điều 3, mùng 10 tháng 12 năm 1982, 1833 U.N.T.S. 397.

[16] Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, ghi chú số 1.

[17] Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, ghi chú số 15, Điều 33.

[18] Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, ghi chú số 1.

[19] Như trên.

[20] Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, ghi chú số 15, Điều 57.

[21] Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, ghi chú số 1.

[22] Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, ghi chú số 15, Điều 56.

[23] Philippines kiện Trung Quốc, Vụ kiện PCA số 2013-19, Phán quyết (12 tháng 6 năm 2016).

[24] Giao Thương Đi Qua Biển Đông Nhiều Đến Mức Nào?, CHINAPOWER, https://chinapower.csis.org/much-trade-transits-south-china-sea/ (cập nhật lần cuối 27 tháng 10 năm 2017).

[25] Như trên.

[26] Yanmei Xie, Biển Đông: Vị trí và Sự thật, INT’L CRISIS GRP. (mùng 8 tháng 7 năm 2016), https://www.crisisgroup.org/asia/south-east-asia/south-china-sea/south-china-sea-positions-and-facts.

[27] Như trên.

[28] Như trên.

[29] Vì Sao Vấn Đề Biển Đông Gây Tranh Cãi? BBC NEWS (July 12, 2016), http://www.bbc.com/news/world-asia-pacific-13748349.

[30] Mitchell, ghi chú số 4, trang 759.

[31] Như trên (xem trang 811).

[32] Như trên.

[33] Christopher R. Rossi,  Treaty of Tordesillas Syndrome: Sovereignty Ad Absurdum and the South China Sea Arbitration , 50 CORNELL INT’L L.J. 231, 231 (2017).

[34] Như trên ở trang 260.

[35] Như trên.

[36] Như trên ở trang 280.