Việt Nam và Philíppin đang thúc đẩy các dự án triển khai dầu khí tại khu vực Biển Đông mà Trung Quốc đang tuyên bố chủ quyền. Điều này đã châm ngòi cho xung đột mới tại một trong những khu vực có các tuyến đường hàng hải bận rộn nhất thế giới.Tập đoàn năng lượng Talisman Energy Inc. (TLM), đối tác của Tập đoàn Dầu khí Petro Việt Nam, muốn bắt đầu khoan thăm dò vào năm 2012 tại lô thuộc vùng Trung Quốc tuyên bố chủ quyền và hứa dành cho công ty dầu khí Mỹ. Ông Ricky Carandang, phát ngôn viên của Tổng Thống Philíppin Nenigno Aquino, đã cho biết Philíppin có kế hoạch khai thác một lô trong khu vực biển nơi tàu tuần tra TQ va chạm với tàu thăm dò dầu khí của Philíppin vào tháng 3/2011.

Ông James A. Lyons Jr, cựu chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ từ 1985-1987 và hiện là Chủ tịch Tập đoàn Lion Associates LLC, chuyên tư vấn kinh doanh có trụ sở tại Virgina, Mỹ cho biết: Các nước láng giềng của Trung Quốc, đều có lực lượng quân sự lớn nhất châu Á và đang ngày càng “dũng cảm” hơn sau khi Mỹ khẳng định lợi ích của Mỹ tại vùng biển này vào năm 2010. Việc tăng giá dầu thô gần 100 USD/thùng cũng đã thúc đẩy Việt Nam và Philíppin theo đuổi dầu mỏ để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế ít nhất 7%/năm. Ông cũng nhấn mạnh: “Với tình hình kinh tế của Việt Nam và Philíppin, việc khai thác dầu khí là hoàn toàn hợp lý xét về khía cạnh kinh tế. Họ cũng muốn phụ thuộc vào Mỹ để bảo đảm mạnh mẽ an ninh”.

Giấy phép kinh doanh hợp pháp. Tháng 5/2011, tuyên bố trên trang web của Talisman, Tập đoàn dầu khí lớn thứ 3 của Canada xét về giá trị trên thị trường, đồng thời là đối tác của PVN, cho biết sẽ bắt đầu khoan thăm dò tại vùng nước thuộc chủ quyền của Việt Nam (cách bờ biển phía Nam đảo Hải Nam Trung Quốc 625 dặm), sau khi tiến hành thăm dò địa chất vào năm 2011. Ngày 4/5/2011, ông John Manzoni, quan chức điều hành hàng đầu của Talisman, cho biết: “Chúng tôi có những gì chúng tôi tin là giấy phép hợp pháp và Tập đoàn Talisman cũng có kế hoạch đẩy nhanh tốc độ thăm dò”.

Các lô 133 và 134 của Tập đoàn Talisman, cách VN 300km và được biết đến là WAB-21 của Trung Quốc - lô mà năm 1992 đã được hứa dành cho Tập đoàn Năng lượng Crestone Energy Corp, nay thuộc quyền sở hữu của Tập đoàn Khai thác Tài nguyên thiên nhiên có trụ sở tại Houston (Harvest Natural Resources Inc. (HNR). Ông James Edmiston, CEO của Tập đoàn Harvest, đã trả lời khi được hỏi về việc Tập đoàn Talisman có giấy phép hợp pháp vào tháng 8/2010: “Trung Quốc đã cho biết rất quan ngại về vụ việc này và cam kết sẽ can thiệp theo cách nào đó”.

Trong cuộc gặp với các chuyên gia ngày 3/9/2011, ông Mark W. Albers, Phó Chủ tịch cao cấp của Tập đoàn Exxon Mobil Corp. (XOM) cho biết Tập đoàn đang có kế hoạch chuẩn bị thăm dò dầu khí tại VN năm 2011. Theo tờ Vietnam News ngày 31/3/2011 cho biết công ty Irving, có trụ sở tại Texas sẽ tiến hành triển khai tại Lô 119 mà không trích dẫn nguồn tin. Một phần tại khu vực này thuộc những vùng nước mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Theo Người phát ngôn của Exxon Mobil, ông Patrick McGinn cho biết chi tiết các chương trình thăm dò vẫn còn bí mật.

Trung tướng Quân đội Philíppin, ông Juancho Sabban cho biết hai tàu tuần duyên Trung Quốc tháng 3/2011 đã yêu cầu tàu thăm dò dầu khí của Tập đoàn Năng lượng Forum Energy Plc (FEP) rời khỏi khu vực gần vùng nước tranh chấp khoảng 250km về phía Tây của đảo Palawan, Philíppin. Tàu Trung Quốc chỉ rời khu vực sau khi hai máy bay quân sự được triển khai. Khu vực trong hợp đồng với công ty Chertsey, của tập đoàn Forum Energy có trụ sở tại Anh thuộc vùng nước mà Trung Quốc, Việt Nam và Philíppin đã nhất trí cùng khai thác trong thỏa thuận đạt được vào năm 2008. Phần lớn khu vực này do Tập đoàn khai khoáng Philex, có trụ sở tại Manila, sở hữu và tập đoàn Forum có kế hoạch khoan giếng dầu ở khu vực này. Ngày 16/5, Người phát ngôn Tổng Thống Philíppin, ông Carandang cho biết khu vực mà Philíppin dự kiến khai thác là “phần rất quan trọng” trong kế hoạch cắt giảm nhập khẩu dầu của Tổng Thống Philíppin Aquino.

Để không bị bắt nạt. Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ đã đề xuất Mỹ ký các hiệp định quốc phòng với Philíppin, Thái Lan và bảo đảm an ninh cho Đài Loan nhằm đối trọng với Trung Quốc. Theo nhóm nghiên cứu về an ninh toàn cầu thuộc Alexandria, Virginia, hơn nửa các tuyến hàng hóa thương mại toàn thế giới được vận chuyển qua Biển Đông hàng năm. Tại hội nghị khu vực tại Hà Nội, tháng 10/2010, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tuyên bố “lợi ích quốc gia là tự do hàng hải và thương mại tại các vùng nước”. Theo ông Michael Green, cựu chuyên gia châu Á thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, hiện làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế thuộc Washington cho rằng tuyên bố trên của Mỹ đã giúp các nước Đông Nam Á cảm thấy tự tin hơn một chút và không cảm thấy “bị bắt nạt”.

Các nguồn dự trữ của Trung Quốc đang giảm dần. Lực lượng không quân Mỹ đã tuần tra tại các vùng nước thuộc Thái Bình Dương kể từ sau chiến tranh thế giới II. Theo báo cáo Bộ Quốc Phòng Mỹ tháng 8/2010, Trung Quốc đã tăng cường mạnh mẽ lực lượng quân sự trong thập kỷ qua và triển khai tàu ngầm hạt nhân và hàng không mẫu hạm. Theo thông tin của Cơ quan quản lý thông tin năng lượng Mỹ (EIA), năm 1988 tại vụ va chạm trên đảo Trường Sa, Trung Quốc đã bắn chết hơn 70 lính Việt Nam và làm chìm một số tàu. Năm 1994, tàu chiến Trung Quốc lại được cử tới nhằm buộc Việt Nam phải dừng khoan. Theo các nghiên cứu của Trung Quốc do EIA trích dẫn cho biết BP Plc ước tính những vùng nước thuộc khu vực tranh chấp có trữ lượng dầu mỏ gấp 14 lần dự trữ dầu của Trung Quốc và gấp 10 lần dự trữ khí ga của nước này. Theo các số liệu tập hợp bởi Bloomberg, dự trữ dầu khí Trung Quốc giảm nhanh chóng gần 40% vào năm 2001 khi nền kinh tế tăng trưởng trung bình 10,5%/năm.


Theo ước tính của WB, nhu cầu về dầu khí của Viêt Nam đang ngày càng tăng nhanh chóng. Theo kế hoạch của Bộ Năng lượng Philíppin, nước này dự kiến sẽ tăng dự trữ khí cácbon lên 40% vào hai thập kỷ tới nhằm giảm hoàn toàn vào lượng nhập khẩu hiện nay.

Quyết định chính trị khó khăn. Theo ông Marshall Mays, giám đốc Tập đoàn Emerging Alpha tại Hồng Kông cho rằng đơn phương có thể là một chiến thuật đàm phán. Trung Quốc và những nước láng giềng có thể hợp tác dựa trên giả định đạt được sự phân chia lợi nhuận qua đàm phán. 10 nước ASEAN đã đạt được ít tiến triển trong đàm phán cam kết ứng xử về biển mang tính ràng buộc với Trung Quốc kể từ năm 2002. Ông Ralf Emmers, giáo sư tại Khoa Nghiên cứu Quốc Tế của trường S. Rajaratnam, Singapore cho rằng “việc nhất trí cùng thăm dò vô hình là bạn đã công nhận việc tuyên bố chủ quyền của các nước khác”. Đây là quyết định chính trị rất khó khăn đối với các nước khi cùng tuyên bố chủ quyền một phần hoặc toàn bộ khu vực Biển Đông.

Theo Bloomberg

Hương Trà (gt) 

Đề nghị chỉ  dẫn đường link bài viết này, không cắt đăng lại khi chưa có sự đồng ý của Ban Biên tập NCBĐ.