( Phần 1; Phần 2; Phần 3; Phần 4 )

 

Tổng Cục Hải quan (GAC)

Vtrí của Trung Quốc như một người khổng lồ trong thương mại quốc tế đã nâng cao uy tín của Tổng Cục Hải quan đến mức tương xứng. Qủa thực, trước khi thành lập nước CHND Trung Hoa, dịch vụ hải quan của Trung Quốc (phần lớn do người nước ngoài quản lý) rõ ràng đã điều khiển chính sách đối ngoại của nhà nước. Rất nhiều thương mại quốc tế diễn ra ở các cảng và tại các vùng nước ven biển của Trung Quốc đã cho thấy vai trò quan trọng của hải quan trong tuần duyên biển (总署下属的缉私部门). Trong những nhiệm vụ trọng yếu của hải quan Trung Quốc có việc biên soạn tài liệu về các số liệu ngoại thương, việc thu thuế, sự kiểm soát của hải quan (các bản khai báo, v.v…), chống buôn lậu, và kiểm soát cảng.81 Hai nhiệm vụ sau cùng có liên quan nhiều nhất đến khả năng tuần duyên biển.

Ảnh 11: Cơ quan hải quan của Trung Quốc điều hành một hạm đội gồm các tàu nhỏ tập trung vào các hoạt động chống buôn lậu. (Diễn đàn Quốc phòng Trung Quốc)

Theo báo cáo thường niên của Hải quan Trung Quốc năm 2007, GAC là “cơ quan có thẩm quyền chống buôn lậu của chính phủ Trung Quốc – cơ quan đảm nhiệm nhiều nhất, nếu không phải là toàn bộ trách nhiệm chống buôn lậu.”82 Các vụ việc buôn lậu nghiêm trọng bị GAC khởi tố năm 2007 theo báo cáo lên tới con số 1.190 bao gồm hơn 1 tỷ đô la Mỹ, tăng 4,3% so với năm trước. Trong các vụ việc này có khoảng 356 vụ bắt giữ thuốc phiện lớn, thu được gần năm trăm kilogram thuốc phiện bất hợp pháp.83 Không rõ là bao nhiêu phần trăm những hoạt động trái phép này đã diễn ra trên biển, nhưng một vài bằng chứng ban đầu cho thấy một bộ phận buôn bán thuốc phiện đang diễn ra ở các tàu biển. Bởi thế một bài báo năm 2007 trong Tạp chí của Học viện Cảnh sát Phúc Kiến cho thấy rằng, “Trong vài năm gần đây, tội phạm buôn bán ma túy qua các tuyến đường thủy ở cảng Hạ Môn đã và đang sử dụng các tàu đánh cá để buôn lậu ma túy.”84 Những quan ngại tương tự về vấn đề buôn bán ma túy trên biển đã được lưu ý trong sách báo của hải quân Trung Quốc.85 Nghiên cứu của Viện Ninh Ba cũng khẳng định tầm quan trọng của nhiệm vụ chống buôn lậu thuốc nhằm phát triển khả năng cưỡng chế trên biển của Trung Quốc trong tương lai.86 Điều này có lẽ không đáng ngạc nhiên, bởi hải quan Trung Quốc đã làm việc kết hợp với Bộ Công An để thành lập một “lực lượng chống buôn lậu chung” kể từ năm 1998.87

Hải quan Trung Quốc cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý cảng ở Trung Quốc. GAC tự hào rằng “việc bốc dỡ hàng hóa xuất nhập khẩu qua đại dương có thể thường được hoàn tất trong vòng 48 giờ.”88 Sáng kiến “E-port” đầy tham vọng của Trung Quốc, do Quốc vụ viện phác thảo năm 2006, nhằm giải quyết ổn thỏa các hoạt động ở cảng bằng cách vận dụng công nghệ thông tin – ví dụ, bằng cách cho phép thanh toán trực tuyến thuế và các chi phí khác nhau. Hải quan Trung Quốc giữ chức Phó Chủ tịch của Ủy ban chỉ đạo cảng điện tử quốc gia, với các đại diện đến từ các con rồng thực thi pháp chế trên biển khác, bao gồm cả BDC và MSA.

Theo nghiên cứu của Viện Ninh Ba, số nhân viên thực thi pháp luật trên biển của GAC vào khoảng hai nghìn người. Bởi thế, GAC là một trong những con rồng nhỏ nhất, tính theo số nhân lực. Điều thú vị là một bài báo tháng Sáu trong một tạp chí quân đội Trung Quốc cho rằng GAC có đến 212 tàu tuần tra nhanh để triển khai chống lại tàu buôn lậu, nhưng khó có thể thẩm tra được con số này.89 Báo cáo thường niên năm 2007 ghi nhận một cuộc cải cách tiền lương gần đây, đồng phục mới, và việc thành lập một cơ quan mới ở Thượng Hải nhằm giải quyết các vấn đề hải quan.

Cơ quan Hải dương (SOA)

 

Với đội ngũ nhân viên ước tính từ sáu đến tám nghìn người, Cơ quan Hải dương học Nhà nước – đặc biệt, với cơ quan Giám sát biển Trung Quốc (海洋局下属的中国海) hay gọi là CMS – là một con rồng thực thi luật pháp trên biển cỡ trung bình, nằm giữa MSA lớn và các cơ quan có thẩm quyền hải quan và ngư nghiệp nhỏ hơn rất nhiều.90 Những nhiệm vụ chính của SOA bao gồm bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học, và đảm bảo thực thi các quyền và nghĩa vụ trong vùng EEZ.

Tầm quan trọng ngày càng tăng của việc bảo vệ môi trường ở Trung Quốc đã thu hút sự chú ý nhiều hơn đến các vấn đề môi trường ven biển. SOA đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá quy mô của các vấn đề hiện tại. Trong năm 2006, một nghiên cứu quan trọng của SOA đã kết luận rằng “Trung Quốc đang đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường trầm trọng.”91 Một số tiến bộ hạn chế đã thấy rõ – ví dụ, trong những nỗ lực thiết lập một hệ thống giám sát môi trường ven biển toàn diện, một sáng kiến nhằm tăng sự chấp hành của những kẻ gây ô nhiễm bờ biển, và một mạng lưới mới gồm 149 vùng biển cần được bảo vệ.92 Olympic Bắc Kinh năm 2008 dường như cũng đã khích lệ thêm sự quan tâm đến việc cải thiện chất lượng nước ven biển – cụ thể, cùng với các sự kiện đua thuyền ở Thanh Đảo; các trung tâm nghiên cứu SOA đã năng động trong việc giám sát và dự báo chất lượng nước cho sự kiện đem lại nhiều uy tín đó.93 Cùng với việc  hạn chế dòng chất thải chảy ra từ các nhà máy trên đất liền, một mối quan ngại khác là việc đối phó với nạn tràn dầu và các chất độc hại khác có nhiều trong các nguồn nước của Trung Quốc.

Tương ứng với nhiệm vụ tuần tra vùng EEZ của Trung Quốc, SOA có một hạm đội tương đối lớn gồm các tàu và máy bay. Năm 2006 có báo cáo cho rằng bản thân SOA có hai mươi mốt tàu, mỗi tàu có trọng lượng từ một nghìn đến bốn nghìn tấn.94 Một báo cáo gần đây về một đội tàu nhỏ ở biển Đông của SOA cho rằng nhóm này có bảy tàu, sáu trong số đó có trọng lượng bốn nghìn tấn. Có ý kiến còn nói rằng nhóm biển Đông này của SOA được trang bị một trực thăng và hai máy bay có cánh cố định.95 Một báo cáo năm 2008 khẳng định rằng CMS có tổng chín máy bay và nhiều hơn hai trăm tàu tuần tra.96 Mới đây, SOA đã nhận được ít nhất ba tàu tuần tra loại mới cỡ lớn, bao gồm Haijian 46, Haijian 51, và Haijian 83. Theo báo cáo năm 2009, con tàu cuối cùng là chiếc tuần tra lớn nhất của SOA, dài tám mươi chín mét; con tàu 3400 tấn này được đóng ở xưởng đóng tàu Giang Nam, được cho là có giá trị khoảng 22 triệu đô la Mỹ và có kèm một chiếc trực thăng.97

Ảnh 12: Haijian 83 là chiếc tàu lớn nhất và hiện đại nhất của CMS. Việc hạ thủy một số tàu tuần tra mới cho CMS trong cuối thập kỷ qua cho thấy rằng CMS rõ ràng được ưu tiên trong số các cơ quan thẩm quyền trên biển của Trung Quốc. (Diễn đàn quốc phòng Trung Quốc).

 

Mặc dù MSA sử dụng một số máy bay nhằm mục đích nghiên cứu và cứu hộ, việc phân nhiệm vụ cho nhóm máy bay của SOA rõ ràng đã phân biệt cơ quan này với một con rồng lớn khác, BCD (cụ thể là Lực lượng tuần duyên Trung Quốc) vốn không có máy bay nào. Tuy nhiên, giống như BCD, SOA gần đây đã tiếp quản một vài tàu hải quân Trung Quốc đã về hưu.98 Có báo cáo cho rằng Haijian 20 Haijian 32, hai tàu tuần tra ở biển Bột Hải được chuyển thành tàu săn ngầm của Hải quân PLA.99 Về nhiệm vụ tuần tra vùng đặc quyền kinh tế Trung Quốc của SOA, nghiên cứu của Viện Ninh ba khẳng định thẳng thừng rằng cơ quan này không đạt yêu cầu: “Vào thời điểm này, các tàu tuần tra cưỡng chế trên biển chỉ đủ để tuần tra lãnh hải và các vùng biển liền kề với bất kỳ tần suất nào, và không thể đảm nhiệm nhiệm vụ trong vùng đặc quyền kinh tế hay vùng thềm lục địa.”100

 

Ảnh 13: Một chiếc trực thăng do cơ quan Giám sát trên Biển Trung Quốc điều hành. Đây là mẫu loại Z-9 được sử dụng rộng rãi trong lực lượng vũ trang của Trung Quốc. (Diễn đàn Quốc phòng Trung Quốc)

Theo một báo cáo khác, SOA được Hội đồng Nhà nước Trung Quốc chỉ định khởi xướng việc đi tuần ở biển Đông năm 2006. Hoạt động giám sát cấp cao này rõ ràng liên quan đến hoạt động tuần tra hàng ngày của bốn máy bay và sáu tàu do SOA quản lý.101 Một báo cáo năm 2009 cho rằng CMS khởi xướng việc tuần tra thường xuyên ở phía Nam biển Đông năm 2007.102 CMS báo cáo rằng tựu chung trong giai đoạn 2001-2007, mười lăm nghìn trường hợp hoạt động trái pháp luật đã bị phát hiện trong vùng EEZ của Trung Quốc. Theo một báo cáo năm 2006, SOA cộng tác mật thiết với BCD Trung Quốc trong vùng Vịnh Bắc Bộ (Beibu Wan) và cũng đang xem xét để nhân rộng hoạt động ở các nơi khác.103 Nguồn tin của SOA thẳng thắn mô tả mối quan hệ mật thiết với quân đội Trung Quốc.104 Quả thực, trong suốt bài phát biểu trước công chúng vào tháng 10/2008, phó giám đốc CMS Sun Shuxian tuyên bố rằng “lực lưng [CMS] sẽ được nâng cấp thành một đơn vị dự phòng của hải quân, một thay đổi giúp CMS được trang bị vũ trang tốt hơn trong quá trình tuần tra… Sức mạnh phòng thủ hiện tại của CMS là chưa đủ.”105 Một mẩu tin tương tự xuất hiện trong một báo cáo vào tháng Chín năm 2009 của Trung Quốc. Báo cáo này ghi nhận nhiều tương tác phức tạp giữa SOA và các tàu giám sát của Hoa Kỳ.

Ảnh 14: Một máy bay Y-12 của CMS. Dường như là các cơ quan hàng hải dân sự của Trung Quốc nhìn chung đều không đủ số máy báy cánh cố định cần phải có, do đó đã hạn chế, ví dụ như các hoạt động nghiên cứu và cứu hộ tầm xa.Việc CMS vận hành máy bay cánh cố định một lần nữa cho thấy sự ưu tiên dành cho CMS trong số các cơ quan thẩm quyền hàng hải dân sự. (Diễn đàn Quốc phòng Trung Quốc).

 

 

 

Báo cáo này cho rằng các tàu của SOA đòi hỏi cần có những thiết bị cảm biến và công nghệ chiến tranh điện tử tốt hơn để đối phó với tàu thăm dò của quân đội Mỹ. 106

 

Thêm nữa, SOA đang dẫn đầu nỗ lực nghiên cứu hải dương học ở Trung Quốc. Theo website chính thức của SOA, cơ quan này có không ít hơn mười sáu trung tâm và viện nghiên cứu riêng biệt. Đây là nhà tài trợ chính cho các dự án nghiên cứu ở trường Đại học Hải Dương Trung Quốc ở Thanh Đảo cũng như nhiều trường đại học khác. Năm 2005, tàu nghiên cứu của SOA mà có khả năng khoan các điểm dưới đáy biển ở những độ sâu vượt quá ba nghìn mét đã đi vòng quanh quả địa cầu để thúc đẩy nghiên cứu hải dương học của Trung Quốc trên khắp các đại dương của thế giới. SOA đã phóng một loạt các vệ tinh quan sát hàng hải. Nhiệm vụ gần đây của Trung Quốc đối với Nam Cực nhằm xây dựng căn cứ thứ ba của quốc gia này ở đó do SOA tổ chức thực hiện, cho thấy chương trình nghiên cứu đầy tham vọng mà cơ quan này đang theo đuổi.107

Phần tiếp theo “Lực lượng tuần duyên Trung Quốc và Hải quân Trung Quốc - Con rồng thứ sáu hùng mạnh nhất?

Lyle J. Goldstein, Trường Cao đẳng Hải chiến Hoa Kỳ

Hiếu Minh, Ngọc Trang, Hà Tuyên (dịch) 

Đỗ Thị Thủy (hiệu đính)

 

Bản  gốc tiếng Anh "Five Dragons Stirring Up the Sea - Challenge and Opportunity in China's Improving Marritime Enforcement Capabilities ", Tạp chí Nghiên cứu biển Trung Quốc, số 5, tháng 4/2010, Trường Cao đẳng Hải chiến, Newport, Rhode Island, Hoa Kỳ

Đề nghị chỉ được dẫn đường link mọi thông tin, bài viết  trên www.nghiencuubiendong.vn, không đăng lại khi chưa có sự đồng ý của Ban Biên tập NCBĐ.

CHÚ THÍCH:

 

81.  “China Customs Annual Report 2007,” trang 1, Tổng cục Hải quan, www.customs .gov.cn/publish/portal0/.

 

82.  Như trên, trang 4.

83.  “Chinese Customs Uncover 1,190 Smuggling Cases in 2007,” Renmin Wang, 10, tháng 1, 2008.

84.  卢文辉, 叶信鹄 [Lô Văn Huy - Lu Wenhui và Diệp Tín Hộc - Ye Xinhu], “夏门市涉台毒品犯罪问题研究” [Nghiên cứu về các cơ sở được vận dụng trong vấn đề ma túy trái phép ở thành phố Hạ Môn (Xiamen)], 福建公安高等专科学校学报 [Tập san của Học viện cao cấp cảnh sát Phúc Kiến (Fujian Police Senior Academy Journal)] (tháng 3,  2007), trang 12.

85.  王义生 [Vương Nghị Sinh - Wang Yisheng], “濒海 作战舰载雷达” [Ra-đa tàu trục cho chiến tranh trên bờ], 当代海军 [Hải quân Hiện đại] (tháng 12, 2005), trang 54.

86.  Hà Trung Long-He Zhonglong  cùng các cộng sự, Nghiên cứu về việc Phát triển Cảnh sát Biển của Trung Quốc, trang 38.

87.  “China Customs Annual Report 2007,” trang 4.

88.  Như trên,  trang 9.

89.  “中国海上警备力量装备” [Thiết bị của Cảnh sát Biển của Trung Quốc], 中国国防报 [Báo cáo Quốc Phòng Quốc gia Trung Quốc], 16, tháng 6, 2009, trang 22.

90. Hà Trung Long - He Zhonglong  cùng các cộng sự, Nghiên cứu về việc Phát triển Cảnh sát Biển của Trung Quốc, trang 27. Theo một nguồn khác, một số lượng cán bộ lớn hơn, khoảng tám nghìn người, được nêu trong một nguồn khác: 孙书贤 [Tôn Thư Hiền - Sun Shuxian], “中国海监: 护卫国家海洋权益” [Giám sát Biển của Trung Quốc: Bảo vệ lợi ích biển của quốc gia], 中国国防报 [Báo cáo Quốc phòng Quốc gia Trung Quốc], 5, tháng 5, 2008, trang 21. Con số sau cũng được báo cáo trong “Sea Patrol Force to Get More Muscle,” China Daily, 20, tháng 10, 2008, có tại www.chinadaily.com.cn/china/2008-10/21/content_7123436.htm.

91.  “China Faces Severe Ocean Pollution,” China Daily, 11, tháng 1, 2006.

92.  郝艳沣, 杨凤丽 [Hách Diệm Phong - Hao Yanfeng và Dương Phụng Lệ - Yang Fengli], “中国海洋环境管理现状与对策” [Quản lý tình hình và các lựa chọn chính sách cho môi trường biển của Trung Quốc], 海洋开发与管理 [Phát triển và Quản lý biển] (tháng 7, 2008), trang 75–77.

93.  North China Sea Marine Forecasting Center, www.ncsmfc.gov.cn/.

94.  Bạch Tuấn Phong-Bai Junfeng, “Conception Regarding the Building of China’s Maritime Police,” trang 37.

95.  Báo cáo, 1 tháng 7, 2008, SOA website, www.soa .gov.cn/.

96.  “Sea Patrol Force to Get More Muscle.”

97.  Chen Guangwen, “China’s Coast Guard Capabilities,” trang 51–52. Cũng xem China Defense Today, www.sinodefence.com/navy/marine-surveillance/ship.asp.

98.  Báo cáo, 22, tháng 7,  2008, trang web của SOA, www.soa .gov.cn/.

99.  Chen Guangwen, “China’s Coast Guard Capabilities,” trang 52.

100.  He Zhonglong cùng các cộng sự, Nghiên cứu về việc Phát triển Cảnh sát Biển của Trung Quốc, trang 145.

101.  Sun Xuxian, “China Maritime Surveillance,” trang 21.

102.  Chen Guangwen, “China’s Coast Guard Capabilities,” trang 57.

103.  Bạch Tuấn Phong-Bai Junfeng, “Conception Regarding the Building of China’s Maritime Police,” trang 38.

104.  孙书贤 [Tôn Thư Hiền - Sun Xuxian], “进一步增强使命感和责任感奋精神, 拓进取不断开创海监工作的新局面” [Tăng cường hơn nữa ý thức về sứ mệnh và trách nhiệm và liên tục ủng hộ cho các sáng kiến hoạt động mới đối với việc giám sát biển Trung Quốc], 海洋开发与管理 [Phát triển và Quản lý Biển] (tháng 3, 2008), trang 11–16; 苏宸 [Tô Chấn - Su Chen], “雾航: ‘中国海监18’船船长亲历东海维权” [Tuần tra sớm: Đội trưởng của “tàu giám sát biển số 18 của Trung Quốc” phát huy các quyền chủ quyền ở Biển Đông], 海洋世界 [Thế giới Đại dương (tháng 4,  2008), trang 52–53.

105.  “Sea Patrol Force to Get More Muscle.”

106.  “中国海监跟踪美间谍船详情: 美舰无视中方警告” [Miêu tả chi tiết của Lực lượng tuần duyên biển Trung Quốc lần theo dấu vết của một tàu gián điệp Mỹ: Tàu Mỹ coi thường lời cảnh báo của Trung Quốc], 新华网 [Mạng Tân Hoa Xã], 15, tháng 9, 2009.

107.  Về sứ mệnh gần đây tới Nam Cực, xem, ví dụ, 崔晓龙 [Thôi Hiểu Long - Cui Xiaolong], “亲历雪龙号远征南极” [Việc xem xét cụ thể cuộc thám hiểm của Rồng Tuyết tới Nam Cực\], 舰船知识 [Tàu hải quân và tàu buôn] (tháng 7, 2007), trang 22–25.