LỜI MỞ ĐẦU

 

Từ xưa đến nay quần đảo Nam Sa là lãnh thổ của Trung Quốc. Người dân Trung Quốc đã phát hiện, chiếm hữu, khai thác, phát triển quần đảo Nam Sa sớm hơn cả và các Chính phủ của Trung Quốc liên tục thực hiện quản hạt đối với quần đảo này, điều này chứng tỏ chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc đối với quần đảo Nam Sa đã được xác định từ rất sớm và không thể tranh cãi. Tuy nhiên, mấy chục năm gần đây những nước có liên quan đã nhiều lần không hề đếm xỉa gì tới chủ quyền của Trung Quốc, cưỡng chiếm lấy một số bãi ngầm, đồng thời chắp vá, ngụy tạo một số căn cứ trên cái gọi là luật quốc tế, chủ trương đòi chủ quyền đối với quần đảo Nam Sa. Xuất phát từ những điều này, chúng tôi cho rằng cần thiết phải so sánh, phân tích thêm đối với những căn cứ pháp lý mà Trung Quốc và những nước hữu quan đã đưa ra trên góc độ luật pháp quốc tế để có được một cách nhìn và tiếp cận đúng đắn.

 

I. PHÁT HIỆN CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI QUẦN ĐẢO NAM SA VÀ Ý NGHĨA

CỦA NÓ VỀ MẶT LUẬT PHÁP QUỐC TẾ

 

1. Chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc đối với quần đảo Nam Sa đầu tiên là dựa vào sự phát hiện đối với "vùng đất vô chủ" trên phương diện luật pháp quốc tế truyền thống.

 

Từ thời Hán Vũ Đế vào thế kỷ thứ hai trước công nguyên, người Trung Quốc đã bắt đầu có những chuyến đi biển tại Nam Hải và trong thực tiễn của những chuyến hàng hải sau đó, họ là những người đã phát hiện ra quần đảo Nam Sa sớm nhất. Thời gian này so với thời gian mà Việt Nam vẫn rêu rao rằng người Việt Nam đã hoạt động tại Nam Hải từ năm 1630 - 1653 còn sớm hơn 1.500 năm. Cho dù có đẩy lùi thời gian mà người Trung Quốc phát hiện ra quần đảo Nam Sa xuống từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV[1] là thời điểm mà người nước ngoài công nhận là hải quân và đội thương thuyền của Trung Quốc cường thịnh nhất thì cũng vẫn sớm hơn Việt Nam 400 năm.

 

Những kỹ thuật và năng lực hàng hải mà Trung Quốc có chẳng hạn như kim chỉ nam, đóng thuyền ... lúc đó tuyệt đối đang đứng hàng đầu trên thế giới cũng đã chứng minh được điểm này. Vì vậy một bài xã luận trong tờ "Thời báo" của Anh mới nói rằng: "... Yêu cầu về chủ quyền của Trung Quốc đã được đưa ra từ khoảng 1000 năm về trước khi mà bản đồ xuất hiện ở phương Tây, lúc ấy một số vương quốc đương thời mà ngày nay đang tranh đoạt chủ quyền cùng Trung Quốc còn chưa có một nước nào có được địa vị độc lập như bây giờ"[2]. Có thể thấy rằng sự thật về người Trung Quốc phát hiện ra quần đảo Nam Sa sớm nhất là không có gì có thể phủ nhận. Việt Nam một mặt lấy phát hiện làm căn cứ chủ trương đòi quyền lợi đối với quần đảo Nam Sa, mặt khác lại nói sự phát hiện của dân Trung Quốc không có ý nghĩa pháp lý để có thể chứng minh được từ lúc đó quần đảo Nam Sa đã thuộc về Trung Quốc[3].

 

2. Trên phương diện luật quốc tế, phát hiện có ý nghĩa hay không? Vấn đề này được định luận từ rất sớm.

 

Bắt đầu từ Crasine, trong luật pháp quốc tế có một truyền thống, đó chính là căn cứ theo luật pháp La Mã và nguyên lý tư pháp sau này của nó để trình bày và giải thích những vấn đề về luật quốc tế, "kết quả của việc này là những bộ phận có liên quan tới lãnh thổ, tính chất lãnh thổ, phạm vi lãnh thổ, phương thức tranh giành và bảo vệ lãnh thổ trong chế độ quốc tế đều là quy tắc giành quyền sở hữu vật, tức "vật vô chủ thuộc về kẻ chiếm trước" của "luật tài sản"[4] La Mã thuần tuý", từ đó trở thành quy tắc cơ bản để một quốc gia giành được đất vô chủ. Trong luật La Mã, bản thân hành vi phát hiện ra rất nhiều "vật vô chủ" không phải là sự chiếm hữu thực tế thì sẽ nảy sinh quyền sở hữu[5]. Hiện nay, một vài điển hình nổi tiếng trong luật dân sự cũng có những quy định tương tự, ví dụ như điều 716 trong bộ luật Dân sự của Pháp; Mục 1, điều 723 trong luật Dân sự Thuỵ Sĩ; Điều 241 trong bộ luật Dân sự của Nhật ... Luật quốc tế vào thời kỳ đầu hoàn toàn tuân theo quy tắc này. Một học giả của Anh là Jennings nói: "trong quá khứ, sự phát hiện đơn thuần bỏ qua chiếm lĩnh có thể cho hưởng quyền lợi", ông còn nói tiếp rằng: "vào trước thế kỷ XVI, sự phát hiện đơn thuần mang ý nghĩa chiếm lĩnh trước tiên sau cùng đủ để nảy sinh chủ quyền mà không cần phải tranh cãi thêm"[6]. Học giả Mỹ Hyer cũng chỉ ra: "do sự phát hiện đơn thuần được coi là căn cứ đầy đủ của việc chủ trương đòi đất vô chủ, nên các loại công việc có thể bị xem là thực tiễn của việc chiếm lĩnh thực tế hay hành vi mang tính tượng trưng đã dành được phát triển đáng kể"[7]. Luận điểm này đã được chứng minh qua thực tiễn của các nước thực dân hồi thế kỷ XV - XVI, chẳng hạn như Bồ Đào Nha với Brazil và đảo Trinidat và Tobago, Tây Ban Nha với Phlorida và cả một bờ biển châu Mỹ ở phía Bắc Vịnh Mexique, Pháp với Canada và các đảo thuộc nước này ... , tất cả đều lấy sự phát hiện hay chiếm hữu tượng trưng làm căn cứ nhằm chủ trương đòi quyền lợi.

 

Từ sau thế kỷ XVIII, luật pháp quốc tế đòi hỏi sau khi phát hiện cần có sự chiếm lĩnh thực tế, nhưng phát hiện vẫn là một dạng căn cứ để đưa ra quyền lợi, vụ án đảo Bahamas đã nói lên rằng phát hiện là một dạng quyền lợi "bước đầu"[8]. Đối với thứ quyền lợi này, học giả Mỹ Hower có một câu danh ngôn từng được trích dẫn rộng rãi, đó chính là phát hiện "có tác dụng ngăn chặn tạm thời sự chiếm hữu của những nước khác"[9]. Oppenheim đã có bình luận kỹ càng về điều này, ông cho rằng phát hiện quyết không phải là không có tầm quan trọng[10].

 

3. Một quốc gia nữa là Philippine lấy phát hiện làm căn cứ:

 

Vào tháng 5 năm 1955, công dân Kroma của Philippine - người đã từng nhiều lần thâm nhập quần đảo Nam Sa của nước ta để tiến hành những hoạt động phi pháp từ năm 1948 - đã rêu rao lên rằng anh ta phát hiện ra một quần thể đảo không người và coi đại bộ phận những đảo ngầm của quần đảo Nam Sa là "mảnh đất tự do" mà anh ta phát hiện ra, đồng thời trình thư lên Chính phủ Philippine đề nghị ủng hộ anh ta trong việc xây dựng "mảnh đất tự do" của mình với danh nghĩa cá nhân và phi Chính phủ. Vào tháng 12 cùng năm đó, trong bức thư chính thức trả lời Kroma, Chính phủ Philippine đã chia quần đảo Nam Sa  thành "quần đảo Nam Sa mà đông đảo các tầng lớp trên quốc tế đều biết tới" (bao gồm 7 đảo ngầm) và những đảo ngầm do Kroma phát hiện là đất vô chủ sau khi loan tin, công dân Philippine có thể tự do khai thác, phát triển và định cư, ở đây Chính phủ Philippine không thể không nói thác ra rằng những hòn đảo mà nước này mưu đồ xâm chiếm không nằm trong quần đảo Nam Sa mà cộng đồng quốc tế đều hiểu rằng thuộc sự sở hữu của Trung Quốc. Quả là vô cùng ghê gớm! Chúng ta chợt muốn hỏi rằng nhân dân Trung Quốc hoạt động tại khu vực Nam Sa lâu tới hai ngàn năm, sao lại chỉ phát hiện ra có 7 đảo ngầm? Cứ coi như tách riêng Trung Quốc ra không bàn tới thì thời kỳ từ giữa thế kỷ XIX đến giai đoạn đầu thế kỷ XX, những nước nhiều lần điều động tàu thuyền tới khu vực Nam Sa tiến hành các hoạt động thăm dò, đo đạc như Anh, Mỹ, Pháp, Nhật chẳng lẽ cũng không phát hiện ra "vùng đất tự do" với một phạm vi phân bố rộng lớn đến như vậy và số lượng các đảo ngầm nhiều đến như thế?

 

II. SỰ CHIẾM LĨNH SỚM NHẤT CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI QUẦN ĐẢO NAM SA VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ VỀ MẶT LUẬT PHÁP QUỐC TẾ

 

1. Căn cứ vào luật pháp quốc tế giai đoạn sau thế kỷ XVIII, chiếm trước phải có đầy đủ điều kiện:

 

Thứ nhất: chủ thể của việc chiếm lĩnh trước là quốc gia;

 

Thứ hai: khách thể của việc chiếm lĩnh trước là "đất vô chủ", tức là hoang đảo không người và vùng đất chưa qua chiếm lĩnh của nước khác hoặc đất tuy đã qua chiếm lĩnh nhưng đã bị từ bỏ;

 

Thứ ba: cần có biểu hiện chiếm hữu về mặt chủ quan;

 

Thứ tư: về mặt khách quan cần thực hiện chiếm hữu một cách có hiệu quả, tức là sử dụng và thể hiện chủ quyền một cách thích đáng.

 

Sự chiếm lĩnh sớm nhất của Trung Quốc đối với quần đảo Nam Sa được hoàn tất thông qua việc người Trung Quốc sau khi tiếp tục phát hiện ra quần đảo này, những hoạt động sản xuất, khai thác phát triển của họ trên đảo và sự quản lý của các Chính phủ Trung Quốc đi đôi với những hoạt động này mà dần dần xác lập nên sự quản hạt về mặt hành chính điều này hoàn toàn phù hợp với điều kiện đã nói ở trên.

 

2. Về những hoạt động của người Trung Quốc tại quần đảo Nam Sa có một lượng lớn tài liệu ghi chép bằng tiếng Trung Quốc và tiếng nước ngoài cũng chứng minh cho những di tích mà người Trung Quốc để lại như miếu mạo, giếng nước, lều gianh, phần mộ, đồ gốm sứ cùng những hiện vật khác và những phát hiện khảo cổ mới đây nhất.

 

Ở đây thiết nghĩ không phải bình luận gì thêm nữa. Điều mà chúng ta cần thảo luận là đứng về mặt luật pháp quốc tế có thực sự như Việt Nam đã nói hoạt động của Trung Quốc tại quần đảo Nam Sa "chỉ là sự kinh doanh, khai thác, phát triển của tư nhân", "chiếm hữu tư nhân không khơi mào cho chủ quyền lãnh thổ của quốc gia anh ta, chỉ có quốc gia mới là chủ thể của chiếm hữu?"[11].

 

Quả thực, thực tiễn quốc gia và học thuyết của các nhà luật học đều cho rằng quốc gia là chủ thể của chiếm hữu trước tiên nhưng tầm quan trọng hành vi tư nhân đồng thời cũng được thừa nhận một cách rộng rãi trong sự cấu thành chiếm hữu trước tiên. O' Connell chỉ ra rằng: "bản thân hành vi tư nhân không đủ để tạo thành chiếm hữu trước tiên nhưng không có hành vi tư nhân thì không thể có chiếm hữu trước tiên"[12].

 

Viên quan toà Moore của các phiên toà án quốc tế trong khi giải thích, bình luận lập trường của Chính phủ Anh quốc về việc này nói: "đối với những phát hiện của tư nhân trong quá trình tiến hành sự nghiệp tư nhân lại không cho bất kỳ quyền lợi nào là không thể chấp nhận được. Cho dù là trong suy đoán của sự việc này hay trong luật pháp và tập quán quốc tế đều không có gì bảo vệ được"[13]. Trong "vụ án quần đảo Mangie và Aikerihas" giữa Anh và Pháp năm 1953, Toà án quốc tế đã đưa ra những đánh giá tích cực đối với tác dụng của tư nhân và hành vi của họ trong việc giành lãnh thổ. Về việc này, O' Connell bình luận rằng Toà coi việc định cư và những hành vi kèm theo xảy ra trong thực tế và đang được duy trì của người Anh trên những hòn đảo này như là biểu hiện của chủ quyền. Quan toà Canero còn đặc biệt bày tỏ rằng: "Sự tồn tại tư nhân của công dân của một nước nhất định có thể chứng tỏ hoặc khơi mào cho sự chiếm hữu trước tiên của nước đó ... đối với lãnh thổ nằm tại khu vực biên giới hai nước, trước tình hình hai nước đều đưa ra yêu sách chủ quyền đối với vùng đất này thì kiểu hành vi tư nhân này đặc biệt quan trọng".

 

3. Chính phủ Trung Quốc sử dụng quản hạt đối với quần đảo Nam Sa bắt đầu từ thời Nam Tống, lúc đó quần đảo Nam Sa thuộc về phủ Quỳnh Châu:

 

Từ triều Nguyên trở lại đây, hải quân Trung Quốc bắt đầu tuần phòng thuỷ vực tại Nam Hải, đưa các đảo thuộc Nam Hải vào phạm vi quản hạt hải quân. Vào năm Chính Đức thứ 7 triều Minh (năm 1512) xây dựng phòng vệ biển tại Vạn Châu của đảo Hải Nam, phạm vi tuần tra biển này bao gồm cả quần đảo Nam Sa. Giữa thời Khang Hy nhà Thanh (năm 1710 - 1712) mặt biển do thuỷ sư Quảng Đông quản hạt cũng gồm cả quần đảo Nam Sa. Các bản đồ do Chính phủ và tư nhân xuất bản thời nhà Thanh cũng đều vẽ quần đảo Nam Sa vào lãnh thổ Trung Quốc.

 

Trên thực tế, từ thế kỷ 19 tới nay quần đảo Nam Sa đã được công nhận là một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc. Ví dụ:

 

Trong hàng loạt các hoạt động thám hiểm, đo đạc và khảo sát của các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật tiến hành đối với khu vực quần đảo Nam Sa, đa phần họ thừa nhận rằng nhân dân Trung Quốc chiếm hữu quần đảo Nam Sa, vả lại cũng không có ai trong số họ đưa ra yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Nam Sa. Trong đó, có một điều đặc biệt đáng nói là vào năm 1883 (năm Quang Tự thứ 9), việc điều tra, đo đạc của Đức bị Chính phủ nhà Thanh biết được, sau khi chính quyền địa phương Quảng Đông đưa thư phản kháng, Đức đã dừng hoạt động thăm dò.

 

III. SỰ XÂM LƯỢC CỦA NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI QUẦN ĐẢO NAM SA

 

1. Việc ngoại bang dòm ngó chủ quyền quần đảo Nam Sa của Trung Quốc chẳng qua là việc của thập niên 30 - 40 của thế kỷ này. Đó chính là hoạt động xâm lược của Pháp và Nhật Bản đối với quần đảo Nam Sa.

 

2. Vào năm 1933, kẻ lúc đó đang thống trị Việt Nam là Pháp nhân lúc Nhật xâm lược Trung Quốc đã xâm chiếm 9 đảo ngầm thuộc quần đảo Tây Sa, quần đảo Nam Sa của Trung Quốc, điều này đã gặp phải sự phản kháng quyết liệt của Chính phủ Trung Quốc và sự phản đối gay gắt của toàn thể nhân dân Trung Quốc.

 

Ở đây chỉ "sự kiện 9 đảo nhỏ" ở vùng biển Nam Trung Quốc đã gây chấn động trong nước và nước ngoài. Về hành vi xâm lược này, Chính phủ Pháp lúc đó cũng thừa nhận là "sự khuếch trương thuộc địa tại miền đất Đông Dương xa xôi" của Pháp[14]. Nếu theo cách nói "chí ít là bắt đầu từ thế kỷ thứ XVII, ... Việt Nam luôn luôn thực hiện việc chiếm lĩnh có hiệu quả với hai quần đảo" của Việt Nam thì cùng với Việt Nam, quần đảo Nam Sa đã trở thành thuộc địa từ rất sớm, chẳng cần tới Pháp phải đi "khuếch trương". Chính phủ Việt Nam cung cấp cho chúng ta những bằng chứng có trọng lượng nhất, các bằng chứng này nói rằng: "trong quá trình lịch sử, người dân Việt Nam từng gián đoạn những cuộc tiếp xúc với vùng đất nguy hiểm này và với các đảo mà mọi người biết rằng đi vào rất khó khăn. Quần đảo này khác với quần đảo Hoàng Sa (tức Tây Sa), các hoàng đế Việt Nam trước đây không có thời gian tăng cường những cuộc tiếp xúc này thông qua tổ chức quản lý hành chính. Tuy vậy, những người Pháp - kẻ đã chiếm lĩnh Nam Bộ của Việt Nam và gọi vùng đất này là Giao chỉ - China - lại áp dụng mọi biện pháp cần thiết để xác lập cơ sở pháp luật cho quần đảo Spratly (tức Nam Sa). Năm 1933, quần đảo Spratly bị sáp nhập với thuộc địa Giao chỉ - China của Pháp và cũng từ năm đó quần đảo này có một cơ cấu hành chính tương đối vững chắc. Sự xâm lược của Pháp rất nhanh đã được Nhật Bản thay thế, sau chiến tranh Pháp chưa hề một lần quay lại quần đảo Nam Sa. Trái lại, "bản đồ phổ thông thế giới" của Viện nghiên cứu Địa lý quốc gia do Pháp xuất bản năm 1968 và "Tập bản đồ hiện đại Larousse" năm 1969 đều đánh dấu quần đảo Nam Sa thuộc về Trung Quốc. Ngày 2/3/1977, viên lãnh sự Gerard Chesnel của Tổng lãnh sự quán Pháp tại Hồng Kông chỉ rõ: "Quần đảo Nam Sa chưa bao giờ thuộc Việt Nam. Ngày ấy, khi quân Pháp chiếm lĩnh Nam Sa... không hề có người Việt Nam. Năm 1954, Pháp ký thoả thuận Gienève công nhận Việt Nam là nước độc lập, giới hạn của thoả thuận này cũng không đề cập tới vấn đề chủ quyền của quần đảo Nam Sa, điều này cũng đồng nghĩa với việc Pháp chưa hề bàn giao chủ quyền của quần đảo Nam Sa lại cho Việt Nam"[15]. Một quan chức hải quân của Australia là Cordner vạch rõ, do trong thời kỳ trước khi Pháp chiếm lĩnh Việt Nam và thời gian Pháp chiếm đóng Việt Nam, rõ ràng có chỗ trống trọng đại trong việc kiểm soát chủ quyền nên "chủ trương quyền sở hữu lịch sử của Việt Nam xem ra không được đầy đủ về mặt luận chứng. Pháp đánh tiếng riêng, là chưa bao giờ đem sự thôn tính năm 1933 đối với Spratly chuyển nhượng lại cho Việt Nam"[16].

 

Sau khi sự kiện 9 hòn đảo xảy ra, Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng những hành động tích cực. Ngoài việc đưa thư giao thiệp ngoại giao nghiêm chỉnh tới Chính phủ Pháp, "Uỷ ban thẩm tra bản đồ thuỷ lục" do các Bộ Ngoại giao, Nội chính, Hải quân ... hợp thành đã thẩm định lại tên gọi của các đảo tại Nam Hải với thời gian gần 2 năm (từ 1934 - 1935), biên tập được bộ "Bản đồ các đảo tại biển Nam Trung Hoa".

 

3. Đã từ lâu, Nhật Bản có mưu đồ xâm lược Trung Quốc nên việc chiếm đóng một phần lãnh thổ của Trung Quốc không có gì là lạ lùng.

 

Bắt đầu từ hoạt động xâm lược quần đảo Nam Sa từ đầu thế kỷ này, cùng với đại chiến thế giới lần thứ 2, Nhật Bản cuối cùng bị thất bại. Theo những văn kiện pháp luật hữu quan, Nhật Bản đã đem toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc mà Nhật chiếm đóng trả lại cho Trung Quốc. Những văn kiện pháp luật này là: "Tuyên ngôn Cairo" ba nước Trung, Anh, Mỹ năm 1943; "Thông cáo Posdam" do Trung Quốc, Anh, Mỹ ra năm 1945 (sau này có Liên Xô tham dự) và "Thư đầu hàng của Nhật".

 

Tại Hội nghị Cairo, nhân vật đứng đầu Chính phủ Trung Quốc lúc đó là Tưởng Giới Thạch đã nhấn mạnh chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa. "Tuyên ngôn Cairo" song song với việc chỉ ra "tước đoạt tất cả các đảo trên biển Thái Bình Dương mà Nhật cướp được hoặc chiếm lĩnh sau đại chiến thế giới lần thứ nhất bắt đầu vào năm 1914", "đuổi Nhật ra khỏi những vùng đất mà Nhật giành được bằng vũ lực hay lòng tham" còn đặc biệt làm rõ "vùng lãnh thổ mà Nhật Bản cướp đoạt của Trung Quốc như Mãn Châu, Đài Loan, quần đảo Bành Hồ ... hoàn trả lại cho nước Trung Hoa Dân quốc". Rõ ràng là quần đảo Nam Sa cũng nằm trong số đó. Sau đó bản "Thông cáo Posdam" đốc thúc Nhật Bản đầu hàng đã nhắc lại quy định này trong "Tuyên ngôn Cairo". Qua quy định trong Thư đầu hàng do Nhật chính thức ký kết, Nhật Bản đồng ý và có nghĩa vụ thi hành một cách trung thực toàn bộ các điều khoản đã ghi trong Thông cáo Posdam.

 

4. Việt Nam và Philippine từng nhắc tới Hoà ước San Francisco giữa phe đồng minh với Nhật năm 1951:

 

Việt Nam cho rằng Hoà ước trên đã quy định Nhật Bản "từ bỏ" quần đảo Nam Sa ...vv..., lẽ đương nhiên nước kế thừa quyền lợi của Pháp là Việt Nam được tiếp quản "sự từ bỏ" này. Chính phủ Philippine trong bức điện trả lời Kroma năm 1956 thì cho rằng quần đảo Nam Sa (chỉ 7 đảo ngầm) đã được hội nghị hoà bình San Francisco năm 1951 đặt dưới sự "quản thúc" của phe đồng minh; trong bức lệnh số 1596 của Tổng thống ban bố ngày 11/6/1978, Philippine một lần nữa bày tỏ: "Có một vài nước từng đưa ra yêu cầu chủ quyền với một số bộ phận trong khu vực này, nhưng những đề nghị này đã bị quên lãng và không có giá trị". Một vài nước trong số này rất có thể là Pháp và Nhật". Do vậy, nghiên cứu một chút Hoà ước San Francisco là cần thiết.

 

Điều 2, Chương II của Hoà ước San Francisco năm 1951 quy định:

 

"a. Nhật Bản công nhận nền độc lập của Triều Tiên ...

 

b. Nhật từ bỏ mọi quyền lợi, căn cứ quyền lợi và đòi hỏi đối với Đài Loan và các đảo Bành Hồ ...

 

c. Nhật từ bỏ mọi quyền lợi, căn cứ quyền lợi và đòi hỏi đối với quần đảo Thiên Đảo và một phần của đảo Khố Diệp do giành được từ Hiệp ước Portsmouth ngày 5/9/1905 cùng các hòn đảo xung quanh.

 

d. Nhật từ bỏ mọi mọi quyền lợi, căn cứ quyền lợi và đòi hỏi có liên quan tới chế độ thống trị được Liên minh quốc tế uỷ nhiệm, đồng thời chấp nhận biện pháp do Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nêu ngày 2/4/1947 là thực hiện chế độ uỷ trị cho các đảo thuộc khu vực Thái Bình Dương mà Nhật được uỷ nhiệm thống trị trước đây.

 

e. Nhật Bản từ bỏ ... đối với vùng Nam Cực.

 

f. Nhật Bản từ bỏ mọi mọi quyền lợi, căn cứ quyền lợi và đòi hỏi đối với quần đảo Nam Sa và quần đảo Tây Sa".

 

Việt Nam cho rằng tuy Hoà ước không quy định những quốc gia nào thu hồi những lãnh thổ cụ thể mà Nhật từ bỏ nhưng mỗi một mục đều có liên quan tới một nước nào đó, chẳng hạn như mục b là Trung Quốc, mục c là Liên Xô, mục d sau này dành cho Mỹ, mục e là Việt Nam. Điều này không đáng để bác lại: đầu tiên mục d không phải là dành cho Mỹ mà là ghi rõ nằm dưới chế độ uỷ trị của Liên hợp quốc; còn mục f thì dành cho quốc gia nào? Hai là, Pháp lúc đó không hề có bất kỳ biểu hiện nào yêu cầu có quần đảo Nam Sa, trái lại đề nghị của Pháp đã sử dụng một từ là "từ bỏ", điều này nói lên Nhật Bản nhằm vào những nước nào cần thu hồi lãnh thổ của họ mà từ bỏ. Chúng ta càng không tìm được trong đó một câu chữ nào nói rằng quần đảo Nam Sa bị đặt dưới "sự uỷ trị quốc tế", sau này cũng không hề có hiệp định uỷ trị hay điều ước quốc tế như vậy. Nếu khẳng định rằng chủ trương đầy mâu thuẫn là có thể thừa nhận vùng lãnh thổ dưới sự "uỷ trị quốc tế" thành "đất vô chủ" để "chiếm hữu trước" của Philippine là đúng đắn thì những lãnh thổ được quy định trong mục d, e đã trở thành đối tượng xâm chiếm trước của các nước.

 

Nói một cách nghiêm chỉnh thì Hoà ước San Francisco là không hợp pháp. Nước chịu nhiều mất mát nhất và có cống hiến chính trong công cuộc đấu tranh chống lại phát xít Nhật là Trung Quốc thì bị đẩy ra ngoài bàn hội nghị, điều này đã phá hoại thoả thuận những nước hữu quan thuộc phe đồng minh không ký kết Hoà ước riêng lẻ[17]. Ngoài ra, căn cứ theo thông lệ hiệu lực của một điều ước thông thường là chỉ đề cập tới nước đương sự còn nước thứ 3 vừa không bị tổn thất cũng không được ích lợi gì, Hoà ước không có sự ràng buộc đối với Trung Quốc, cũng không ảnh hưởng tới mọi lợi ích, quyền lợi hợp pháp của Trung Quốc. Vả lại Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa vào ngày 15/8/1951 đã ra tuyên bố về bản thảo Hoà ước và Hội nghị San Francisco nêu rõ Hoà ước cố tình quy định Nhật Bản từ bỏ quần đảo Nam Sa và quần đảo Tây Sa chứ không phải là vấn đề trao trả chủ quyền, tuyên bố Nam Sa và Tây Sa là lãnh thổ Trung Quốc, trong thời kỳ Nhật phát động chiến tranh xâm lược đã bị xâm chiếm một thời gian nhưng sau khi Nhật đầu hàng đã được Chính phủ Trung Quốc đương thời tiếp nhận lại toàn bộ.

 

Trong quá trình ký kết Hoà ước, có một việc đáng để nhắc tới là đại diện Gromico của Liên Xô đưa ra một đề án sửa đổi, yêu cầu một cách rõ ràng lấy cụm từ "Nhật Bản thừa nhận chủ quyền toàn phần của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với Mãn Châu, đảo Đài Loan và các đảo lân cận, các đảo tại Bành Hồ, quần đảo Đông Sa và đối với quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa và quần đảo Nam Sa, bao gồm cả đảo Spratly" để thay thế cho mục b và mục e. Đề án sửa đổi này đã bị nước một tay sắp đặt nên Hoà ước là Mỹ phản đối. Tuy nhiên điều này không hề chứng tỏ rằng Mỹ phản đối việc Trung Quốc thu phục lại chủ quyền quần đảo Nam Sa mà chỉ nói lên một điều là nước Mỹ lúc đó thù địch với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Mỹ không thể để Trung Quốc tham gia vào Hội nghị và Hoà ước, cũng không thể cho phép trong bản Hoà ước có điều khoản mang tên của một nước Trung Quốc mới[18]. Bởi vậy toàn bộ Hoà ước chỉ quy định một cách chung chung là "từ bỏ".

 

Còn một điều cần nhắc tới nữa là vào năm 1952, nhà cầm quyền Đài Loan đã từng lấy danh nghĩa là Chính phủ Trung Quốc cùng Nhật Bản ký kết Hoà ước Hoa - Nhật. Điều 2 của Hoà ước này quy định Nhật Bản "từ bỏ quyền lợi, căn cứ quyền lợi và đòi hỏi đối với Đài Loan và các đảo tại Bành Hồ cũng như với quần đảo Nam Sa và quần đảo Tây Sa". Đây là một bản Hiệp ước song phương, hơn nữa phạm vi lãnh thổ được quy định trong đó đã được hạn định một cách rõ ràng và cụ thể trong hai mục b và c của điều 2 Hòa ước San Francisco, vì vậy Nhật Bản thông qua hành vi "từ bỏ" đặc biệt này trao trả chủ quyền lại cho Chính phủ Trung Quốc mà Nhật đã công nhận lúc đó là điều không cần nói mà ai cũng hiểu.

 

5. Hãy nhớ lại một chút tình hình chấp hành đối với "Tuyên ngôn Cairo", "Thông cáo Posdam," và "Thư đầu hàng của Nhật Bản", kết luận trên sẽ càng thêm rõ nét:

 

Tháng 8/1945, hải quân Anh đã chấp nhận sự đầu hàng của Nhật tại đảo Nam Uy (tức đảo Spratly), vào tháng 11 ba chiếc chiến hạm hải quân của Mỹ đã tới đảo Thái Bình (hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Nam Sa), vào ngày 25/10 cùng năm đó Trung Quốc thu phục lại Đài Loan và hai quần đảo bị Nhật xâm chiếm rồi trả vào sự quản hạt của thành phố Cao Hùng của Đài Loan là quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa, hạm đội của Anh và Mỹ dần dần chủ động rút quân. Vào năm 1946, Bộ Nội chính, Bộ Hải quân và các ngành, chính quyền nhân dân tỉnh Quảng Đông thuộc Chính phủ Trung Quốc cùng điều động hạm đội và quan chức tiếp nhận chính thức thu phục lại, trong đó hạm đội chịu trách nhiệm thu phục quần đảo Nam Sa đã tiến vào đóng quân tại đảo Thái Bình vào ngày 12/12 năm đó, đồng thời đã tổ chức lễ tiếp nhận, kéo quốc kỳ và cắm cột mốc. Chính phủ Trung Quốc còn thành lập "Phòng quản lý quần đảo Nam Sa" trên đảo Thái Bình để phụ trách toàn bộ quần đảo Nam Sa. Sau khi hạm đội tiếp nhận về đến Quảng Châu, sĩ quan chỉ huy thượng tá Lâm Tôn đã tiến hành họp báo trên kỳ hạm "Thái Bình", tuyên bố với toàn thế giới rằng Trung Quốc đã thu hồi hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa. Sự chấp hành của phía Nhật Bản đối với những văn kiện nói trên ngoài việc đầu hàng, rút quân còn thể hiện ở một số sự thật dưới đây: Tấm "bản đồ Đông Nam Á" thứ 15 của "Tập bản đồ thế giới tiêu chuẩn" do Ngoại vụ đại thần Nhật Bản là Okazakihiro ký lệnh cho xuất bản vào năm 1952 đã ghi chú rõ ràng hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa thuộc về Trung Quốc. "Niên giám Trung Quốc mới" năm 1966 và "Niên giám thế giới" năm 1972 đều nói rằng quần đảo Nam Sa là lãnh thổ Trung Quốc. Sự chấp hành của Anh và Mỹ đối với những văn kiện nói trên ngoài việc chủ động rút quân thì những bộ sách và bản đồ do Anh, Mỹ xuất bản sau chiến tranh như "Từ điển địa danh thế giới Colombia - Ribben Cutter" (năm 1961), "Bách khoa toàn thư phân chia các quốc gia trên thế giới" (năm 1971), "Tập lịch sử điện tín ngày nay" (năm 1968) ... đều chỉ rõ quần đảo Nam Sa là lãnh thổ Trung Quốc. Năm 1971, quan chức cao cấp của Anh tại Singapore cũng bày tỏ: "Đảo Spratly là thuộc địa của Trung Quốc, là một bộ phận của tỉnh Quảng Đông ... được trả về cho Trung Quốc sau khi chiến tranh kết thúc"[19].

 

IV. CHIẾM HỮU CÓ HIỆU LỰC

 

Trong các yếu tố của chiếm hữu trước tiên, chiếm hữu có hiệu lực là quan trọng hơn cả. Thế nhưng chiếm hữu có hiệu lực cần đạt tới mức độ như thế nào? Nước khác phải chăng có thể tiến hành chiếm hữu có hiệu lực đối với lãnh thổ chưa qua chiếm hữu thực tế của một nước? Về vấn đề này, luật pháp quốc tế cũng đã có đáp án rõ ràng. Do quần đảo Nam Sa bao gồm cả những bãi đá ngầm không thích hợp cho việc cư trú, đối chiếu với phán quyết của vụ án trọng tài đảo Kelibodun thì sự chiếm hữu có hiệu lực của Trung Quốc là không có gì đáng phải nghi ngờ. Phán quyết trên chỉ ra rằng: "Ngoài ý đồ chiếm hữu ra, thì chiếm hữu thực tế và phi danh nghĩa là điều kiện cần và đủ của chiếm lĩnh. Kiểu chiếm lĩnh này gồm có nước chiếm lĩnh sáp nhập phần lãnh thổ tranh chấp vào phạm vi của nước mình và thực thi một số hành động hay một loạt các hành động nào đó với quyền uy riêng biệt tại đó ... Nếu sự thật là còn tồn tại một mảnh đất không thích hợp cho việc cư trú thì từ khi nước chiếm lĩnh bắt đầu xuất hiện tại đất đó trong thời gian sớm nhất, vùng đất này luôn luôn nằm dưới sự chi phối không có tranh chấp tuyệt đối của nước đó, từ đó trở đi nên biết rằng chiếm hữu đã được hoàn tất, vậy nên kiểu chiếm lĩnh này gọi là chiếm lĩnh hoàn toàn"[20]. Qua chặng đường hoà bình, gìn giữ và tiếp tục sử dụng quyền lợi vào những năm 30 của thế kỷ này: qua công cuộc phản kháng, đấu tranh chống ngoại xâm, thu phục chủ quyền, cắm lên ngọn cờ, dựng bia, xây dựng lên cơ cấu hành chính từ thập kỷ 30 đến thập kỷ 50 và qua sự chiếm lĩnh đối với đảo Thái Bình - hòn đảo lớn nhất tại quần đảo Nam Sa - từ thập kỷ 50 trở lại đây, Trung Quốc hoàn toàn đạt được yêu cầu "chiếm hữu có hiệu lực". Tuy Trung Quốc chưa tiến vào cư trú và khó tiếp cận những đảo này, nhưng những quốc gia khác cũng quyết không thể lấy đất vô chủ ra làm lý do chiếm hữu trước tiên, lại càng không thể dựa vào chiếm lĩnh quân sự để ủng hộ chủ trương của họ.

 

V. Ý NGHĨA CỦA "LÂN CẬN" TRONG LUẬT PHÁP QUỐC TẾ

 

Philippine còn đưa "lân cận" ra như là một căn cứ pháp lý. Tháng 7 năm 1971, tổng thống Philippine ra tuyên bố chính thức đưa ra chủ trương quan phương đối với một bộ phận của quần đảo Nam Sa, một trong những lý do của ông ta là đảo Thái Bình nằm gần (lân cận) Philippine, quân đội Đài Loan đóng giữ trên đảo này tạo thành "sự uy hiếp nghiêm trọng" cho nền an ninh quốc gia Philippine. Mệnh lệnh số 1596 của tổng thống vào năm 1978 cũng đánh tiếng rằng vì "quần đảo Ka La Yan" nằm ngay cạnh Philippine, vô cùng quan trọng đối với vận mệnh an ninh và nền kinh tế của Philippine. Vậy thì "ngay cạnh" (lân cận) có phải là căn cứ để giành lấy lãnh thổ trong luật quốc tế hay không? dĩ nhiên là không. Cho dù là ở thời đại H.Grotius hay thời kỳ luật pháp quốc tế hiện đại, bất luận là trong điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, phán lệ tư pháp quốc tế hay trong những câu danh ngôn của các nhà luật học quốc tế nổi tiếng đều chưa thấy xuất hiện cái gọi là quy tắc "lân cận". Ngược lại, còn có một số vụ án phản đối ra mặt việc lấy "lân cận" làm lý do để chủ trương chủ quyền lãnh thổ, ví dụ như vụ án đảo Bahamas và vụ thềm lục địa biển Bắc, nước đương sự căn cứ vào sự gần kề về mặt địa lý mà đưa ra đòi hỏi về quyền lợi lãnh thổ đều đã bị toà án bác bỏ. Trọng tài quốc tế  thường trực Chánh án  Hồ Bá - trong vụ án trước đã nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại "cơ sở của việc lấy sự gần kề về vị trí địa lý như một lý do của chủ quyền lãnh thổ trong luật pháp quốc tế là vô căn cứ"[21]; ở vụ án sau, Toà án quốc tế cũng chỉ rõ "bản thân sự gần kề một cách thuần tuý là không thể cho hưởng quyền sở hữu lãnh thổ lục địa"[22]. Oppein Heim nói: "Nói về sự chiếm lĩnh có hiệu lực đối với một mảnh đất, hãy để cho chủ quyền của nước chiếm hữu mở rộng tới những vùng đất lân cận cần phải hoàn chỉnh, giữ an toàn và phòng vệ sao cho duy trì được những đất mà nước đó đã chiễm lĩnh thực tế", điều này "không có căn cứ pháp lý thực sự nào"[23]. Trong tranh chấp biển Egiê giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, một trong những luận cứ của phía Thổ Nhĩ Kỳ là những đảo nằm cách xa đất liền của Hy Lạp và nằm gần ven bờ của Thổ phải được phân định cho Thổ Nhĩ Kỳ. Hy Lạp đã phản bác lại chủ trương của Thổ bằng cách đơn cử ra hàng loạt ví dụ: quần đảo eo biển của Anh nằm cách Anh 85 hải lý và nằm gần bờ biển nước Pháp 20 hải lý; quần đảo Faroe của Đan Mạnh cách Đan Mạch 650 hải lý và cách Scotland 240 hải lý, cách Băng Đảo 300 hải lý; rất nhiều đảo nhỏ nằm cô lập trong quần đảo Xulu nằm cách PalaWan (Malaysia) chỉ vẻn vẹn từ 3 - 5 hải lý và cách thuộc quốc Philippine thì xa gấp 11 lần so với con số này[24]. Những trường hợp tương tự trên thế giới còn rất nhiều, nếu chủ trương "lân cận" có thể đứng vững thì tình thế của bản đồ thế giới bắt buộc phải vẽ lại một lần nữa. Đây là một thứ lôgic hết sức hoang đường và nguy hiểm.

 

VI. NƯỚC NGOÀI THỪA NHẬN MỐI QUAN HỆ VỚI CHIẾM HỮU TRƯỚC TIÊN

 

1. Khi bàn về mối quan hệ giữa sự thừa nhận của một nước đối với phần lãnh thổ của một nước khác giành được và sự chiếm hữu trước tiên cùng những nguyên tắc của chiếm hữu có hiệu lực, một vài chuyên gia về luật pháp quốc tế còn chỉ ra rằng, sau khi một nước chiếm hữu có hiệu lực một vùng đất vô chủ thì nước đó lập tức có được quyền lợi có thể dùng để chống lại cả thế giới.

 

Sự thừa nhận của ngoại quốc không làm thành một điều kiện của sự chiếm hữu trước tiên nhưng sự thừa nhận này có ý nghĩa quan trọng đối với những nguyên tắc chiếm hữu có hiệu lực, đúng như các học giả đã nói: "Trong quá trình tranh chấp giữa hai nước, nhằm tìm kiếm quyền lợi có định lượng tương đối hơn cả, toà án đương nhiên sẽ suy xét xem phải chăng một nước đương sự trên thực tế đã từng thừa nhận quyền lợi hoặc chủ trương quyền lợi của một nước đương sự khác"; ... "phán quyết của toà dành cho vụ án rất có khả năng sẽ có lợi cho nước có thể chứng minh được quyền lợi của nước mình đã từng được một hay nhiều quốc gia đưa ra đòi hỏi khác công nhận"; "nguyên tắc chiếm hữu có hiệu lực phụ thuộc vào hành vi do cơ cấu nhà nước làm ra hay chứng nhận nhưng nguyên tắc này cũng phải có liên hệ với một nguyên tắc quan trọng là thừa nhận ... làm thành chứng cứ của sự khống chế có hiệu lực, hai bên thừa nhận là quan trọng, vì vậy, nên có một cách nhìn đúng đắn dành cho những nhân tố làm nên nguyên tắc này"[25]. Trong vụ án trọng tài đảo Bahamas, Hồ Bá cũng coi kiểu thừa nhận này là một trong những hình thức chủ yếu của việc hoạch định giới hạn chủ quyền lãnh thổ giữa các quốc gia.

 

Ở đây chúng ta có thể đưa ra hàng loạt chứng cứ để chứng minh cho những công nhận mà hai nước Việt Nam và Philippine đã từng làm trước đây. Từ khi thành lập vào năm 1945 đến 1974, cho dù là Chính phủ lên tiếng, các nhà lãnh đạo nói chuyện hay những báo chí, bản đồ, sách giáo khoa và những tác phẩm nổi tiếng khác do nhà nước đơn phương xuất bản, Việt Nam đều công nhận từ xưa tới nay quần đảo Nam Sa là lãnh thổ của Trung Quốc. Lấy ví dụ: Ngày 15 tháng 6 năm 1956, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Ung Văn Khiêm trong lúc tiếp Đại diện lâm thời Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam đã trịnh trọng bày tỏ: "Căn cứ theo những tài liệu của phía Việt Nam, nhìn vào quá trình lịch sử, quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa nên thuộc về lãnh thổ Trung Quốc". Ngày 4 tháng 9 năm 1958, Chính phủ Trung Quốc ra tuyên bố về lãnh hải chỉ rõ lãnh thổ của Trung Quốc bao gồm cả quần đảo Nam Sa ..., ngày 14 tháng 9 Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng trong cuộc họp với Thủ tướng Trung Quốc đã biểu thị Chính phủ Việt Nam "công nhận và tán thành" tuyên bố này, đồng thời sẽ "tôn trọng quyết định này". Khi Philippine chưa giành được độc lập, vào năm 1993 do Pháp xâm lược quần đảo Nam Sa của Trung Quốc mà dẫn đến việc giao thiệp ngoại giao giữa 3 nước Trung, Nhật, Pháp đã bày tỏ rất rõ ràng: "Vừa không nghĩ rằng quần đảo này là lãnh hải của Philippine, còn nêu lại một lần nữa rằng vấn đề này không can hệ gì tới lợi ích của Philippine, do vậy, phủ tổng đốc Philippine cũng không quan tâm tới sự việc này"[26]. Sau khi độc lập, Philippine cũng công nhận rõ ràng là quần đảo này không thuộc sự sở hữu của họ và Philippine không có đòi hỏi chủ quyền đối với Nam Sa.

 

2. Luật pháp quốc tế thông thường cho rằng sự công nhận của một nước đối với một phần chủ quyền lãnh thổ mà nước khác giành được có sức trói buộc đối với nước đó, tức là nước này có nghĩa vụ tôn trọng phần chủ quyền lãnh thổ đó của nước khác, không được phép đưa ra đòi hỏi chủ quyền đối với phần lãnh thổ này một lần nữa, càng không được xâm chiếm dưới bất kỳ hình thức nào.

 

Sự ràng buộc do thừa nhận cũng đã được khẳng định bởi thực tiễn quốc tế. Trong vụ án biên giới giữa Ba Lan và Czech Slovakia, Uỷ ban tối cao Hiệp ước quốc chỉ thị cho Hội nghị Đại sứ Paris hoạch định ba miền lãnh thổ có tranh chấp giữa Ba Lan và Czech Slovakia từ sau đại chiến thế giới lần thứ nhất, đồng thời xác định biên giới sau cùng; hai nước Ba Lan và Tiệp Khắc đều đồng ý thừa nhận đường biên giới được hoạch định sau này mang tính trói buộc. Ngày 28/7/1920, Hội nghị Đại sứ đã vạch ra đường biên giới nhưng Ba Lan không chấp nhận giới hạn của khu vực thuộc về một bộ phận của Spishir - một trong số 3 miền đất trên là Yavôgina. Toà án quốc tế sơ thẩm thường trực đã nhận được lời thỉnh cầu của Viện hành chính Liên minh quốc tế, phát biểu ý kiến tư vấn vào tháng 12 năm 1923 nêu rõ nghị quyết ngày 28/7/1920 có tính ràng buộc đối với Ba Lan[27]. Trong vụ án Đông Greenland vào năm 1933, cũng Toà này đã phán định, về yêu cầu chủ quyền của Đan Mạch đối với toàn bộ Greenland mà Ngoại trưởng Na Uy Yilen đã đưa ra với viên công sứ Đan Mạch tại Na Uy không phải là một lời giải đáp khó khăn, nó mang tính trói buộc đối với Na Uy. Một vị quan toà thậm chí nhìn nhận điều này như là một lời hứa trong bản "Hiệp định quân tử" (tức Hiệp ước bằng miệng), yêu cầu Na Uy phải tuân thủ[28].

 

Tính trói buộc của sự thừa nhận bắt nguồn từ một quy tắc công nhận trong luật quốc tế, tức cấm chỉ phản ngôn. Đúng như Schwarzenberger đã từng nói: "Giữa quốc gia đã đơn phương lên tiếng thừa nhận và quốc gia bị thừa nhận đều cấm không được phép phản ngôn"; "cho dù có một quyền lợi không được đầy đủ, không được tơ tưởng tới những tiêu chuẩn khác, thừa nhận nghĩa là cấm chỉ nước đã thừa nhận những quyền lợi này phủ định lại hiệu lực của sự thừa nhận ấy tại bất kỳ thời điểm nào trong tương lai"[29].

 

3. Cấm chỉ phản ngôn nguyên là một quy tắc trong luật quốc nội, sau này phát triển thành một quy tắc thông thường của luật pháp quốc tế:

 

Trong luật quốc nội, quy tắc này đòi hỏi ngôn ngữ và hành vi của một cá nhân phải trước sau như một, nếu ngôn ngữ và hành vi sau trước mâu thuẫn với nhau, gây tác hại tới lợi ích của người đã tin cậy hoặc làm theo ngôn ngữ và hành vi lúc trước thì luật pháp nghiêm cấm không được làm như vậy[30]. Luật pháp quốc tế cũng như vậy "Một quốc gia xuất phát từ đòi hỏi thiện chí hay công lý, đối với bất kỳ một trường hợp sự thật hay trường hợp pháp luật cụ thể nào cần phải áp dụng lập trường luật pháp trước sau như một nhằm tránh cho nước khác gặp phải tổn thất do lập trường trước sau không nhất quán của nước này gây nên. Vì vậy nếu một quốc gia đã đưa ra một biểu thị hay hành động đối với một vấn đề cụ thể nào đó và trong khi một quốc gia khác vì tin cậy vào biểu thị hoặc hành động ấy mà gánh vác nghĩa vụ đối với quốc gia này hay dành cho nó quyền lợi hoặc lợi ích thì nước này không được phép áp dụng những lập trường pháp luật đi ngược lại với biểu thị hoặc hành động trước đây của mình. Đối với thứ lập trường luật pháp trái ngược với biểu thị hay hành động trước đây này, các quốc gia khác có thể phản đối, Toà án quốc tế và Toà án trọng tài cần bác bỏ". Khi Toà án quốc tế và Toà án trọng tài vận dụng quy tắc này trong một vụ án cụ thể còn thường xuyên trích dẫn một số cách ngôn luật pháp trong bộ luật La Mã nhằm làm sáng tỏ hiệu quả về thực chất, mục đích hay về mặt pháp luật của quy tắc này, chẳng hạn như những chủ trương đầy mâu thuẫn không cần phải lắng nghe, bất kỳ ai cũng không được làm hại tới người khác bằng cách thay đổi mục đích của mình, không người nào được phép ngư ông đắc lợi thông qua những hành vi xâm hại của chính mình, những chủ trương đưa ra trái ngược với hành động của bản thân là không có giá trị ...[31].

 

Khi đề cập tới vấn đề tranh giành lãnh thổ, học giả Anh quốc Brownlie đã chỉ ra rằng "Nguyên tắc cấm chỉ phản ngôn chiếm một địa vị không cần phải hoài nghi trong luật pháp quốc tế , nó có một tác dụng quan trọng trong quá trình Toà án quốc tế giải quyết tranh chấp lãnh thổ"[32]. Trong vụ án trọng tài biên giới giữa Argentina và Chi Lê, khi phán quyết vấn đề sự thật của việc cấm chỉ phản ngôn mà hai bên đã đưa ra, Toà án trọng tài đã trích dẫn ý kiến cá nhân của ông Alvaro - phó chánh án Toà án quốc tế trong vụ án Lông Đoanh, cho rằng quy tắc trên không chỉ là một quy tắc nghĩa cử trong tố tụng quốc tế, tức là một nước đương sự phải chịu ràng buộc bởi hành động và thái độ trước đây của nước mình khi chủ trương tố tụng và hành động, thái độ trước đây của nước đó có mâu thuẫn với nhau, mà còn là một quy tắc của luật thực thể, nó đặc biệt áp dụng cho tranh chấp biên giới (hay lãnh thổ)[33]. Nói một cách cụ thể, khi áp dụng quy tắc này vào tranh chấp lãnh thổ "có nghĩa là quốc gia đã từng thừa nhận quyền lợi lãnh thổ riêng biệt của một quốc gia khác sẽ không được phủ nhận quyền lợi của nước khác"[34].

 

Từ đây có thể thấy được việc Việt Nam từ năm 1974 trở lại đây và Philippine từ thập kỷ 60 tới nay đã đi ngược lại lập trường trước đây thừa nhận quần đảo Nam Sa thuộc Trung Quốc của nước mình, dùng đủ mọi hình thức đề ra yêu cầu chủ quyền đối với quần đảo này và cách làm đưa quân xâm chiếm một số bãi đá ngầm là hoàn toàn vi phạm quy tắc cấm chỉ phản ngôn[35].

 

VII. LUẬT BIỂN HIỆN ĐẠI PHẢI CHĂNG CÓ THỂ LÀM CĂN CỨ CHO YÊU CẦU CHỦ QUYỀN

 

1. Các nước Malaysia, Brunei còn lấy một vài chế độ trong luật biển hiện đại làm căn cứ, đưa ra đòi hỏi chủ quyền đối với bộ phận các bãi đá ngầm trong quần đảo Nam Sa của nước ta.

 

Ví dụ như vào tháng 12 năm 1979, Malaysia công bố bản đồ thềm lục địa đơn phương. Tấm bản đồ này đã vẽ các đảo ngầm ở phía Nam quần đảo Nam Sa gồm có bãi An Ba, đảo Đàn Hoàn, đảo Nam Thông - vào bên trong giới hạn phía ngoài của thềm lục địa nước này. Tuy nhiên, thời gian trước đó khi Việt Nam chiếm lĩnh bãi An Ba vào năm 1974 và tiếp quản bãi này năm 1975, Philippine không hề đưa ra ý kiến khác; năm 1978, qua pháp lệnh số 1596, Philippine đặt bãi An Ba vào trong cái gọi là "Kala Yan" cũng không hề phản đối ra mặt. Vào năm 1983, khi Malaysia tuyên bố chiếm lĩnh đảo Đàn Hoàn, Trung Quốc và Việt Nam lập tức biểu thị phản đối, Bộ Ngoại giao Malaysia biện hộ rằng "đảo Đàn Hoàn từ xưa tới nay là một phần của lãnh thổ Malaysia", đồng thời còn nhắc nhở Việt Nam rằng việc nước này chiếm đóng bãi An Ba đã xâm phạm đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Malaysia, bởi bãi An Ba cũng là một phần lãnh thổ của Malaysia từ xưa tới nay"; cũng trong tuyên bố này, Malaysia còn bày tỏ "Chính phủ Malaysia không có chủ trương quyền lợi với cái gọi là "Spratly". Tương tự như trên, Brunei lấy lý do "căn cứ vào giới hạn thềm lục địa mà Anh quốc lần đầu tiên đã thiết lập cho nước này vào năm 1954, khu vực trên kết thúc tại nơi có đường bờ sâu 100" đã đưa ra đòi hỏi quyền lợi đối với đảo Nam Thông ở phía Nam quần đảo Nam Sa; năm 1988, Brunei xuất bản một tấm bản đồ nêu rõ chủ trương về thềm lục địa của mình vượt qua cả bến Nam Vi. Năm 1982, Brunei ban bố điều lệ vùng cá 200 hải lý, đồng thời tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý; khu vực nói trên nằm liền kề với phần cực Nam của quần đảo Nam Sa. Ngoài ra, pháp lệnh số 1596 của Philippine tung tin rằng cái gọi là "quần đảo Kala Yan là một bộ phận nằm cạnh đất liền của quần đảo Philippine".

 

2. Như đã nói ở trên, một vài ngôn ngữ và hành vi của Malaysia đủ để nói là vi phạm quy tắc "cấm chỉ phản ngôn".

 

Không chỉ như vậy, gióng như Philippine, cách làm chia quần đảo Nam Sa ra thành hai bộ phận "không có chủ trương quyền lợi" và "là lãnh thổ của Malaysia từ trước tới nay" của nước này không gì khác hơn là hành động bịt tai trộm chuông. Điều đáng phải nhấn mạnh là Malaysia chưa từng bao giờ giải thích hay nêu ra được đảo Đàn Hoàn trở thành lãnh thổ Malaysia từ bao giờ, Malaysia không có những bằng chứng lịch sử gì. Malaysia chưa bao giờ nói rõ chủ trương căn cứ pháp luật về những đảo này của Malaysia, nhìn từ những pháp lệnh hữu quan của nước này thì dường như Malaysia coi những đảo này nằm trong phạm vi thềm lục địa của nước mình, nói một cách cụ thể hơn là trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Malaysia là nước ký kết điều ước về "Công ước thềm lục địa", cũng đã ký vào Công ước Luật biển năm 1982, lập pháp về thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia từng dẫn ra những điều khoản hữu quan của hai Công ước này. Tuy nhiên, trong cả hai Công ước nói trên, chúng ta tìm không ra một quy định nào nói rằng có thể để nước ven bờ thông qua phân định thềm lục địa hay vùng đặc quyền kinh tế được hưởng quyền lợi đối với các đảo thuộc về sự sở hữu của nước khác nằm trong phạm vi này. Ngược lại là đất liền được giao phó cho một quốc gia có quyền lợi thềm lục địa hay vùng đặc quyền kinh tế. Prescott khi bình luận chủ trương của Malaysia đã chỉ ra một cách thấu đáo rằng "Nếu quả thực là có thật thì đây là một quyền quản hạt hết sức lạ lùng. Đúng là đảo tăng quyền lợi lại cho vùng nước chứ không phải là vùng nước trao cho đảo quyền sở hữu". "Đòi hỏi ngược đời về chủ quyền của Malaysia đối với những bãi đá ngầm nằm cao hơn so với mặt biển tại khu vực thềm lục địa là không thể đứng vững nổi trên cơ sở luật biển. Trong "Công ước" 1982 không có điều khoản nào như vậy, hơn nữa điều không đáng được tin tưởng nhất là cho rằng trong khi soạn thảo Công ước, người ta đã từng nghĩ tới hoặc giả tưởng tới một sự giải thích đầy mâu thuẫn và ngược đời này"[36]. Về phần Brunei, ngoài việc có thể áp dụng những phân tích trên vào việc này, còn phải đặc biệt chỉ ra rằng về mặt địa chất, biển Đông Bala Wan làm cho thềm lục địa của Brunei vươn dài một cách tự nhiên tới phạm vi 60 - 100 hải lý là chấm dứt, còn đảo Nam Thông nằm cách bờ biển Brunei hơn 200 hải lý. Theo sự thật này, nếu Brunei đưa ra chủ trương quyền lợi đối với thềm lục địa vượt quá 200 hải lý thì sẽ là không công bằng với những nước hữu quan nằm đối diện với mình. Về chủ trương thềm lục địa của Philippine thì lại càng không đáng để bàn luận tới.

 

Có thể thấy chủ trương của ba nước nói trên hoàn toàn không có chỗ đứng trong luật biển hiện đại. Không chỉ như vậy, phải chăng có thể đem chế độ pháp luật hữu quan của ngày hôm nay áp dụng vào trong những tranh chấp lãnh thổ đã tồn tại từ lâu trong quá khứ (nếu quả những tranh chấp lãnh thổ như vậy là có thực) cũng là một nghi vấn lớn. Bởi vì ở đây còn đụng chạm tới một quy tắc quan trọng khác trong luật pháp quốc tế là nguyên tắc luật thời tế. Mọi người đều biết rằng một vài chế độ của luật biển hiện đại từ giai đoạn mới đặt ra tới thời kỳ hình thành cuối cùng có một lịch sử không quá 10 - 15 năm. Chẳng hạn như chế độ thềm lục địa, tổng cộng chỉ có một lịch sử là 30 năm trở lại đây; chế độ vùng đặc quyền kinh tế thì lại càng ngắn hơn, năm 1972 mới đưa ra. Có thể dùng những chế độ mới mẻ này để chống lại quyền lợi lịch sử mà quốc gia khác giành được từ rất lâu rồi chăng? Đây chính là vấn đề luật thời tế. Trên thực tế, bài viết này khi bình luận về ý nghĩa pháp luật vốn có của sự phát hiện trong phần trước đã động chạm tới nguyên tắc này.

 

VIII. NGUYÊN TẮC LUẬT THỜI TẾ VỀ SỰ QUY THUỘC CHỦ QUYỀN CỦA QUẦN ĐẢO NAM SA

 

1. Luật thời tế nguyên là một khái niệm trong luật quốc nội, dùng để xác định vấn đề ứng dụng phạm vi của những luật pháp mới, cũ ra đời tự sự đổi thay của luật pháp theo thời gian, tức là cần áp dụng vấn đề luật pháp đã có từ bao giờ[37].

 

Trong luật quốc nội, sự tồn tại của luật thời tế có thể truy tìm về tận bộ luật La Mã. Vào năm 440, hoàng đế La Mã Diodor đệ nhị đã ban bố mệnh lệnh cho miền lãnh thổ phía Đông của nước này như sau: "Luật pháp và mệnh lệnh ban ra là áp đặt hình thức, phạm vi cho những hành vi trong tương lai chứ không phải là quy định ra vì những sự thực trong quá khứ". Điều này đã đặt nền móng cho một nguyên tắc lớn trong luật thời tế là nguyên tắc luật pháp không quay ngược về lỗi lầm xưa, các quốc gia thuộc thế hệ sau đua nhau bắt chước, trong hiến pháp, luật hình sự, luật dân sự đều ghi những quy định tương tự, ví dụ như phần 3 mục 9 điều 1 của hiến pháp Mỹ, điều 2 trong "Từ điển luật dân sự Pháp" ...[38].

 

Lần đầu tiên luật thời tế xuất hiện trong luật pháp quốc tế là trong phán quyết của vụ án trọng tài về đảo Bahamas. Trong vụ án này, Mỹ chủ trương có quyền kế thừa chủ quyền lãnh thổ của đảo Bahamas mà Tây Ban Nha giành được từ đầu thế kỷ 16 thông qua việc "phát hiện"; Hà Lan thì lấy "chiếm hữu có hiệu lực" làm căn cứ, cho rằng cho tới tận khi xảy ra tranh chấp, đảo Bahamas luôn nằm dưới sự quản lý và khống chế của nước mình. Quan toà Hồ Bá vì vậy phải giải quyết một vấn đề quan trọng là xác định những pháp lý về quyền lợimà hai bên chủ trương lấy làm căn cứ. Ông nói:

 

"... Một sự thật pháp lý buộc phải tuân theo luật pháp ở cùng thời với nó chứ không phải là phán đoán theo luật pháp của sự thật này khi xẩy ra tranh chấp ... còn về vấn đề (cái gọi là luật thời tế) trong một vụ án cụ thể rốt cuộc áp dụng chế độ pháp luật nào trong số một vài chế độ pháp luật khác nhau đã được thực hành trong những thời điểm khác nhau theo thứ tự trước sau liên tục thì buộc phải tìm ra sự khác biệt giữa sự ra đời của quyền lợi và sự tồn tại của quyền lợi. Hành vi nảy sinh quyền lợi chịu sự chi phối của luật pháp được áp dụng tại thời điểm quyền lợi này ra đời; cũng dựa trên nguyên tắc này sự tồn tại của quyền lợi đó hay nói một cách khác là biểu hiện tiếp tục của quyền lợi đó cũng cần phải tuân theo một số điều kiện mà diễn biến của luật pháp yêu cầu".

 

Ở đây Hồ Bá đã đưa ra 3 tình huống pháp luật ở 3 thời kỳ khác nhau:

 

            * Trường hợp thứ nhất: luật pháp đang được thực thi trong lúc một sự thật pháp lý phát sinh.

 

            * Trường hợp thứ hai: luật pháp đang được thực thi khi tranh chấp nảy sinh từ sự thật này.

 

            * Trường hợp thứ ba: luật pháp đang được thực thi trong lúc giải quyết tranh chấp này.

 

Trong đó Hồ Bá cho rằng căn cứ pháp luật để phán đoán một sự thật chỉ có một, đó là luật pháp đang được áp dụng trong lúc sự thật phát sinh. Như vậy ý nghĩa của nguyên tắc luật thời tế trong luật quốc tế và của quy tắc này trong luật quốc nội không có gì khác nhau cả, bởi cái tinh tế của nó cũng là luật pháp không quay ngược lại tới tận lỗi lầm khi xưa[39].

 

Giới luật học quốc tế cũng đã đưa ra những bình luận tương tự về luật thời tế[40]. Vào năm 1975, niên hội Wisbaden thuộc Hội luật học quốc tế thông qua nghị quyết đã đưa ra giải thích tường tận nhất và quyền uy nhất về toàn bộ hàm ý của quy tắc luật thời tế, giải thích này như sau:

 

"Thứ nhất, ngoài việc có những biểu thị khác, phạm vi ứng dụng hiện thời của bất kỳ quy tắc nào trong luật pháp quốc tế cũng cần căn cứ theo mọi sự thật, hành vi hay những quy tắc pháp luật cùng thời với nó mà tình thế bắt buộc phải dựa vào để phán đoán, xác định những nguyên tắc luật pháp thông thường này.

 

Thứ hai, khi áp dụng nguyên tắc này thì:

 

a. Mọi quy tắc có liên quan đến sự thật đơn nhất, cần áp dụng vào sự thật đã phát sinh trong thời gian quy tắc này có hiệu lực;

 

b. Mọi quy tắc có liên quan tới tình thế thực tế cần áp dụng vào tình thế tồn tại trong thời gian quy tắc này có hiệu lực, dù cho những tình thế này nảy sinh trước đó;

 

c. Bất kỳ một quy tắc nào có liên quan tới tính hợp pháp và tính phi pháp của hành vi pháp luật hoặc quy tắc có liên quan đến điều kiện có giá trị của nó cần áp dụng vào những hành vi phát sinh trong thời gian quy tắc này có hiệu lực"[41].

 

2. Như trên đã nói, thời gian mà các quốc gia hữu quan đưa ra đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Nam Sa là từ sau thập niên 50 của thế kỷ này và từ thập niên 70 trở đi bắt đầu cái gọi là "chiếm lĩnh có hiệu lực":

 

Căn cứ vào sự trình bày và phân tích nổi tiếng của Hồ Bá, ở đây cũng đề cập tới ba trường hợp luật pháp quốc tế ở ba thời điểm khác nhau: Thứ nhất là luật pháp đang hiện hành trong lúc nảy sinh những sự thật pháp luật có liên quan tới các quốc gia "phát hiện", "quản lý" hay "sử dụng chủ quyền", đây là luật pháp quốc tế của thế kỷ 18 trở về trước; hai là luật pháp có liên quan tới những sự thật này "trong lúc nảy sinh tranh chấp", là luật pháp quốc tế của những năm 50 trở về sau của thế kỷ này; ba là luật pháp khi cần cho giải quyết tranh chấp, hiển nhiên là chỉ luật pháp quốc tế hiện tại hay trong tương lai. Về việc giành lãnh thổ, luật pháp quốc tế của giai đoạn trước thế kỷ 18 đã thừa nhận "phát hiện" hoặc chiếm hữu mang tính tượng trưng là một phương thức có hiệu lực, còn từ sau thế kỷ 18 lại yêu cầu đi đôi với hành vi "chiếm hữu có hiệu lực"; luật pháp quốc tế từ những năm 50 của thế kỷ 20 trở lại đây thì quy định "lãnh thổ quốc gia không được phép là đối tượng của việc chiếm lĩnh quân sự bằng cách sử dụng vũ lực", "lãnh thổ giành được bằng cách uy hiếp hay sử dụng vũ lực không được thừa nhận là hợp pháp"[42].

 

Về sự quy thuộc chủ quyền của quần đảo Nam Sa, đúng như nhiều chuyên gia nước ngoài đã nhận xét, phải dựa vào nguyên tắc luật thời tế mà phán đoán và xử lý[43]. Lẽ dĩ nhiên luật pháp quốc tế áp dụng vào vấn đề quần đảo Nam Sa chỉ có thể là luật quốc tế của thế kỷ 18 trở về trước chứ không phải là luật biển hiện đại. Về khía cạnh này, giống như dư luận quốc tế đã cho thấy Trung Quốc có thể những bằng chứng lịch sử vô cùng có giá trị để bảo vệ cho chủ trương của mình, còn các quốc gia khác đều thiếu những căn cứ mang tính lịch sử như thế[44]. Về phần Việt Nam, tuy nước này đã đưa ra một vài "căn cứ mang tính lịch sử" nhưng những căn cứ này vốn dĩ là không đầy đủ, còn về việc Bắc Việt Nam trong năm 1956 và 1958 đã ủng hộ chủ trương của Trung Quốc mà phản đối lại đòi hỏi của Nam Việt Nam, sau này vào năm 1975, Bắc Việt Nam lại thay đổi lập trường của mình, thêm một bước nữa càng làm suy yếu đi những lý do biện luận mang tính lịch sử của Việt Nam"[45]; học giả Hàn Quốc Phác Xuân Hạo khi phân tích sự phát hiện và lợi dụng của hai nước Trung Quốc - Việt Nam đối với quần đảo Nam Sa đã nhận xét rằng trên phương diện bằng chứng lịch sử, "không cần tranh cãi, Trung Quốc có một lập trường càng kiên cường hơn so với Việt Nam"[46].

 

3. Chỉ có một kết luận như trên thôi là chưa đủ vì còn có một chặng đường lịch sử khá dài từ thế kỷ 18 tới những thập niên 70 của thế kỷ này:

 

Theo nhận xét của quan toà Hồ Bá, quyền lợi của Trung Quốc đối với quần đảo Nam Sa căn cứ vào những điều sau khi luật pháp quốc tế ra đời ở trước thế kỷ 18 thì sự hiện diện của quyền lợi này phải phù hợp với luật quốc tế từ thế kỷ 19 trở lại đây, đặc biệt là cần phù hợp với yêu cầu của luật pháp quốc tế trong giai đoạn từ những năm 30 tới thập kỷ 50 của thế kỷ này - giai đoạn mà Hồ Bá gọi là "thời kỳ then chốt". Nếu đối chiếu một chút một số sự kiện và sự thật lịch sử trọng đại đã xảy ra trong thời kỳ này với những quy định hữu quan của luật quốc tế, về điểm này đã có rất nhiều bình luận ở những phần trên, chúng ta không thể không nói rằng chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Nam Sa chưa bao giờ từng bị lung lay. Còn theo như luật pháp quốc tế từ sau những năm 50 thì việc các quốc gia hữu quan đưa ra đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Nam Sa là phi pháp, những cưỡng chiếm vũ lực bắt đầu từ thập niên 70 càng là sự chà đạp thô bạo đối với "Hiến chương Liên hợp quốc" và luật pháp quốc tế hiện đại, tuyệt đối không bao giờ trở thành chiếm hữu có hiệu lực.

 

KẾT LUẬN

 

Căn cứ vào luật pháp quốc tế, sự phát hiện sớm nhất và sự kiểm soát lâu đời có hiệu lực của Trung Quốc đối với quần đảo Nam Sa, sự phản kháng đối với những hoạt động xâm lược và sự khôi phục về chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở những năm 30, 40 của thế kỷ này, sự thừa nhận của những nước hữu quan đối với chủ quyền của Trung Quốc từ xưa tới nay, nhất là vào những năm 50, 60 ... không còn nghi ngờ gì nữa đã xác định Trung Quốc vốn có chủ quyền của quần đảo Nam Sa. Đòi hỏi chủ quyền của những nước hữu quan đối với quần đảo Nam Sa không chỉ thiếu căn cứ lịch sử mà còn hoàn toàn vô lý về mặt luật pháp quốc tế. Những hoạt động xâm chiếm quần đảo Nam Sa của các nước này là phi pháp, là không có giá trị và không bao giờ có thể lung lay nổi chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.

 

Trương Văn Lâm, Giảng viên Học viện Pháp luật

Trường Đại học Nhân dân Trung Quốc

 

 

Chịu trách nhiệm biên tập: Hoàng Sơn

 

 

 

 



[1] Xem "Lý ước Sắc văn tập" xuất bản năm 1986 tại NXB Khoa học kỹ thuật Liêu Ninh - tr. 258; "Tranh đoạt biển Nam Trung Hoa" của tác giả M. S. Samuels bản tiếng Anh, xuất bản năm 1982, tr. 3.

[2] Xem "Thời báo" ra ngày 16/6/1976, bài viết nhan đề "Tranh đoạt quần đảo Sipulateli".

[3] Xem bài "Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa - lãnh thổ Việt Nam" in trong sách trắng của Bộ Ngoại giao Việt Nam, phát hành ngày 31/1/1982, phần II.

[4] Xem "Luật cổ đại" bản dịch tiếng Trung Quốc của tác giả người Anh Main do Thương vụ ấn thư quán xuất bản năm 1959 - tr. 58.

[5] Xem "Sách giáo khoa Luật La Mã" bản dịch tiếng Trung Quốc của tác giả người Italia Benvete, NXB trường Đại học Pháp chính Trung Quốc xuất bản năm 1992, tr. 200.

[6] Xem "việc giành lãnh thổ trong luật quốc tế" của Jennings, bản tiếng Anh phát hành nănm 1963, tr. 43.

[7] Trích trong bài viết "Nhìn từ góc độ luật pháp quốc tế, nước ta có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo tại Nam Hải" và cuốn "Vấn đề luật pháp quốc tế đương đại" của Triệu Lý Hải, NXB Pháp chế Trung Quốc xuất bản năm 1993, tr. 171.

[8] Xem "án lệ và tài liệu luật pháp quốc tế" của tác giả L. Henkin, bản tiếng Anh phát hành năm 1980, tr. 258.

[9] Xem "Luật pháp quốc tế luận" của tác giả Hall, bản tiếng Anh phát hành năm 1924, tr. 127.

[10] Xem "Luật pháp quốc tế của Oppenheim" bản dịch tiếng Trung Quốc, Thương vụ ấn thư quán phát hành năm 1981, Tập I, phần II, tr. 77, 78.

[11] Xem bài "Quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và luật pháp quốc tế" in trong sách trắng của Bộ Ngoại giao Việt Nam phát hành tháng 4/1988.

[12] Xem "luật quốc tế" của tác giả O'Connell, bản tiếng Anh phát hành  lần 2 năm 1970 - quyển I, tr. 418.

[13] Xem "Trích yếu luật pháp quốc tế" của tác giả Moore, quyển IV, tr. 165.

[14] Xem "Sách trắng về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa" của Bộ Ngoại giao Chính phủ Việt Nam phát hành năm 1975, chương II - chương III.

[15] Trích từ "Tuyển tập tư liệu lịch sử các đảo biển Nam nước ta" của Hàn Trấn Hoa, NXB Phương Đông phát hành năm 1988, tr. 542.

[16] Xem bài "Tranh chấp quần đảo Spratly và luật biển" của tác giả Cordner đăng trong cuốn "Khai thác phát triển biển và luật pháp quốc tế" bản tiếng Anh phát hành năm 1994, quyển 25, tr. 61 - 74.

[17] Xem cuốn "Lịch sử ngoại giao" của tác giả Liên xô Gromico, bản dịch tiếng Trung Quốc, hiệu sách Tam Liên phát hành năm 1982, quyền 5 phần Thượng, tr. 378 - 387.

[18] Xem cuốn "Lịch sử ngoại giao" của tác giả Liên xô Gromico, bản dịch tiếng Trung Quốc, hiệu sách Tam Liên phát hành năm 1982, quyền 5 phần Thượng, tr. 378 - 387.

[19] Xem "Bình luận kinh tế viễn đông" phát hành tại Hồng Kông ngày 31/12/1973 - tr. 39.

[20] Xem "Án lệ và tư liệu luật pháp quốc tế" do Bế Hiểu Phổ biên soạn, bản tiếng Anh phát hành lần 3, năm 1971 - tr. 406.

[21] Xem "Báo cáo phán quyết trọng tài quốc tế" do Liên Hiệp quốc biên soạn (bản tiếng Anh) phát hành năm 1949, quyển II, tr. 831 - 871.

[22] Xem "Báo cáo Toà án quốc tế" (bản tiếng Anh) ra năm 1969 - đoạn 43.

[23] Xem chú thích 10 tr. 78-79.

[24] Xem chú thích 25, phát hành năm 1976.

[25] Xem "Án lệ điển hình của luật pháp quốc tế" của tác giả Lawrence, bản tiếng Anh phát hành lần 2 năm 1922 - tr. 107.

"Luật pháp quốc tế" của tác giả Greig bản tiếng Anh phát hành lần 2 năm 1976 - tr. 148.

[26] Xem chú thích 15 tr. 264.

[27] Xem "Tập san Toà án quốc tế thường kỳ" (bản tiếng Anh) do A/B biên tập, số 8 phát hành năm 1923.

[28] Xem "Tập san Toà án quốc tế thường kỳ" (bản tiếng Anh) do A/B biên tập, số 53, tr. 71 và 91.

[29] Xem "Luật pháp quốc tế" của tác giả Schwarzenberger, bản tiếng Anh, phát hành năm 1945, quyển I, tr. 316 - 317.

[30] Xem "Từ điển pháp luật Blake" bản tiếng Anh, phát hành lần 5 năm 1979, tr. 494.

[31] Xem "Khái luận Luật Điều ước" của Lý Hạo Bồi, NXB Pháp luật phát hành năm 1988, tr. 596 - 597.

[32] Xem "Nguyên lý công pháp quốc tế" của tác giả Brownlie, bản tiếng Anh, phát hành năm 1973, tr. 164.

[33] Xem "Báo cáo của Toà án quốc tế" ra năm 1962, trang 39 và 52; "Báo cáo phán quyết trọng tài quốc tế" ra năm 1966.

[34] Xem "Luật pháp quốc tế" của tác giả Greig, bản tiếng Anh phát hành lần 2 năm 1976 - tr. 148-149.

[35] Cordner nói rằng chủ trương biến hoá bất thường và hành vi lấn chiếm một bộ phận của quần đảo Nam Sa trên thực tế mà nước này đã phủ nhận là hành vi "xâm lược gặm nhấm" điển hình. Xem chú thích 16, tr. 61 - 74.

[36] Xem "Quyền quản hạt biển Đông Nam Á: Bình luận và bản đồ", báo cáo nghiên cứu số 2 ra tháng 1 năm 1981 của tác giả Presoott, tr. 67 - 68.

[37] Xem "Nguyên tắc luật thời tế trong luật pháp quốc tế" của Lý Triệu Kiệt đăng trên "Tập san luật quốc tế Trung Quốc" phát hành năm 1989, tr. 97.

[38] Xem chú thích 31 tr. 352 - 353.

[39] Xem chú thích 31, tr. 357 - 358 và "Báo cáo phán quyết Trọng tài quốc tế" tr. 845.

[40] Xem chú thích 6, tr. 30.

[41] Xem "Niên giám học hội luật pháp quốc tế" (bản tiếng Pháp) phát hành năm 1975, tr. 537.

[42] Xem "Tuyên ngôn về nguyên tắc luật pháp quốc tế  các quốc gia dựa theo Hiến chương Liên hợp quốc xây dựng mối quan hệ và hợp tác hữu hảo" ra ngày 24 tháng 10 năm 1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc.

[43] Xem "Đông Á và luật biển" của Phác Xuân Hạo (Choon-ho-Park) bản tiếng Anh phát hành năm 1983, tr. 220.

"Luật biển và phân định ranh giới vùng biển Đông Nam Á" của quan chức Bộ Ngoại giao Thái Lan Kittichaisaree, bản tiếng Anh phát hành năm 1987, tr. 141.

[44] Tờ "Báo tiên phong Sidney" của Au stralia ra ngày 30 tháng 6 năm 1995 có đoạn viết nhà phân tích tổ chức tình báo quốc phòng Khint Wars cho rằng Trung Quốc có thể đưa ra những lý do lịch sử vô cùng có giá trị để bênh vực cho đòi hỏi lãnh thổ của họ đối với những đảo ở biển Nam Trung Quốc; Nhật báo tinh châu" của Malaysia ra ngày 24 tháng 12 năm 1992 có bài xã luận viết: "Thái độ của Trung Quốc là có thể hiểu được, tức là thái độ nhát quán của Trung Quốc về lãnh thổ trong lịch  sử, các quốc gia Đông Nam á chưa quên ý nghĩa của câu chuyện Trịnh Hoà hạ Nam (Trịnh Hoà đi xuống phía Nam) ...";

Tờ "Tin tức thương nghiệp" của Philippine ra ngày 3/12/1987 cho rằng đòi hỏi lãnh thổ của Philippine đối với quần đảo Nam Sa "thiếu căn cứ lịch sử";

Tạp chí "Sinh tồn" của Anh ra số mùa hè năm 1995 có đoạn chỉ rõ: Việc Philippine, Malaysia, Brunei đưa ra đòi hỏi lãnh thổ đối với một phần khu vực của quần đảo Nam Sa chủ yếu là dựa vào những giải thích đơn phương đối với luật biển - một bộ luật không ngừng thay đổi, thiếu những căn cứ mang tính lịch sử như Trung Quốc đã có, cho dù là thứ căn cứ lịch sử hết sức yếu đuối.

[45] Xem chú thích 16.

[46] Xem chú thích 43, tr. 200.