Trump tấn công hệ thống thương mại toàn cầu

Sau khi chỉ trích thương mại tự do trong lúc vận động tranh cử chức Tổng thống Mỹ, ông đã biến chủ nghĩa dân tộc về kinh tế trở thành tâm điểm trong chương trình nghị sự của mình.Với việc coi thường các quy tắc thương mại quốc tế, Chính quyền Trump đã làm suy giảm vị thế của Mỹ trên thế giới và khiến các chính phủ khác phải cân nhắc việc sử dụng các công cụ tương tự để hạn chế thương mại một cách độc đoán.

13/09/2019

Hiểm họa hạt nhân hiện nay lớn hơn thời Chiến tranh Lạnh?

Hiện tại có 9 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Trong đó, chỉ có 2 nước - Trung Quốc và Ấn Độ - xác nhận cam kết “không sử dụng vũ khí hạt nhân trước tiên”, mặc dù Ấn Độ đã bắt đầu rút lại cam kết này dưới thời chính quyền Thủ tướng Modi.

12/09/2019

Phản ứng của châu Á trước sự trỗi dậy của Trung Quốc

Khi Trung Quốc xâm nhập sâu hơn vào châu Á và các nơi khác trên thế giới, nhiều nhà quan sát đã dự đoán rằng ngày Bắc Kinh trở thành bá chủ thống trị các nước láng giềng chỉ còn là vấn đề thời gian. Nhưng câu chuyện về sự thống trị tất yếu của Trung Quốc này dựa trên những giả định chủ chốt quá thường xuyên không được xem xét kỹ lưỡng. Chặng đường của Trung Quốc tiến tới vị thế hàng đầu khu vực có thể chông chênh hơn dự kiến.

11/09/2019

ASEAN giữa trò chơi địa chiến lược Mỹ-Trung

Cuộc tập trận AUMX diễn ra tại căn cứ hải quân Sattahip ở tỉnh Chon Buri của Thái Lan gần một năm sau khi ASEAN tiến hành một cuộc tập trận hàng hải tương tự với Trung Quốc ở ngoài khơi tỉnh Quảng Đông. Điểm mâu thuẫn là sự kình địch ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc trong khi nguyên tắc của ASEAN là duy trì tính trung tâm và cân bằng địa chính trị của khối giữa hai siêu cường này.

11/09/2019

Trung Quốc âm mưu chia cắt liên minh Mỹ-Nhật tại Biển Hoa Đông

Nghiên cứu cho thấy rằng Bắc Kinh thường xuyên tìm cách sử dụng các cuộc xung đột trên biển để gây mâu thuẫn liên minh Mỹ-Nhật, đặc biệt trong các sự cố lớn tại quần đảo này vào các năm 2010, 2012 và 2013. Tuy nhiên, cách tiếp cận của Bắc Kinh trong chiến lược “thọc gậy bánh xe” tại Biển Hoa Đông là khác biệt.

11/09/2019

"Nước cờ" Campuchia của Trung Quốc

Sở hữu những căn cứ như căn cứ Ream có nghĩa rằng Bắc Kinh sẽ có vị trí tốt hơn để kiểm soát vùng biển xung quanh khu vực Đông Nam Á - trung tâm kinh tế quan trọng của hành tinh, nắm trong tay thương mại trên biển của toàn cầu được vận chuyển qua khu vực quan trọng này.

10/09/2019

Kỷ nguyên bất định của Châu Á

Một Trung Quốc quyết đoán hơn nhưng đầy sóng gió ở nội tại, đi liền với một hệ thống liên minh Mỹ rạn nứt và một hải quân Mỹ không còn giữ được sự thống trị như những thập kỷ qua. Cuộc khủng hoảng ở Hồng Công và quan hệ xấu đi giữa Nhật Bản và Hàn Quốc chỉ là bước mở đầu cho một kỷ nguyên bất định.

09/09/2019

Hệ lụy từ cuộc tuần tra Nga-Trung bằng máy bay ném bom chiến lược?

Quan hệ quân sự Trung-Nga sẽ không phát triển thành một liên minh quân sự lâu dài và có tính gắn kết chặt chẽ như NATO. Thay vào đó, Trung Quốc và Nga nhiều khả năng sẽ phát triển một liên minh quân sự kiểu thế kỷ 19 như hiệp ước "Entente Cordiale" - hiệp ước đồng minh hữu nghị giữa Anh và Pháp.

09/09/2019

Cấu trúc an ninh khu vực Đông Á đang sụp đổ?

Cạnh tranh Mỹ-Trung, Nhật Bản tái vũ trang, khủng hoảng tên lửa Triều Tiên, hợp tác Nga-Trung ngày càng gia tăng. Trong khi đó, ảnh hưởng của Mỹ đã dần suy giảm trong suốt gần một thập kỷ qua, Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ. Tất cả đang làm nổi lên những quan ngại rằng trật tự an ninh hậu Chiến tranh Thế giới II sắp sụp đổ.

06/09/2019