Trung Quốc: Chưa đến lúc từ bỏ phương châm chiến lược “Giấu mình chờ thời cơ”

  Trong tình hình có nhiều biến đổi như hiện nay, “Giấu mình chờ thời cơ” liệu có còn thích hợp nữa hay không? Và nếu cần thì phải “Giấu mình chờ thời cơ “ như thế nào và ở mức độ nào? Trả lời cho câu hỏi này, trên Tạp chí Hoàn Cầu số 18, ra ngày 16/9/2010 đăng bài cảu học giả Lưu Kiến Phi, Giáo sư – Phó viện trưởng Viện chiến lược quốc tế thuộc Trường đảng trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Dưới đây là nội dung bài viết.

12/10/2010

Trung Quốc: Quân đội và quyền lãnh đạo

Nhiều nhà phân tích cho rằng, những động thái mạnh bạo gần đây của Trung Quốc chủ yếu xuất phát từ ảnh hưởng của PLA, do vậy có thể thấy rằng vai trò PLA trong nội bộ chính trị Trung Quốc đang có sức ảnh hưởng khá rõ. Đề cập đến vấn đề này,  South Asia Analysis Group của Ấn Độ ngày 20/9 đăng bài “Trung Quốc: Quân đội và quyền lãnh đạo” (China: The Military and Leadership Power) của Bhaskar Roy.

28/09/2010

Douglas H. Paal, Bàn về nội bộ Trung Quốc

Ngày 9/9, Viện "Carnegie Endowment for International Peace" đăng bài viết của nhà phân tích Douglas H. Paal, Phó Chủ tịch phụ trách nghiên cứu của Viện, trong đó nhấn mạnh, có ba vấn đề lớn đang diễn ra ở Trung Quốc khiến người ta suy nghĩ về sự thống trị của Bắc Kinh. Những vấn đề này không thu hút nhiều sự quan tâm của các phương tiện thông tin đại chúng và không gây nên những phản ứng thông thường như các vụ vi phạm nhân quyền, các biện pháp phi dân chủ... Nhưng đó là mối quan hệ giữa những nhà cầm quyền và người cầm quyền nghỉ hưu; giữa những người cầm quyền và các đối thủ cạnh tranh trong nội bộ của họ; và giữa chủ nghĩa tư bản nhà nước và chủ nghĩa tư bản thị trường.

16/09/2010

Liệu Trung Quốc sẽ thống trị thế giới?

Sự nổi lên của Trung Quốc đang là vấn đề thu hút dư luận quốc tế. Các viện nghiên cứu, các chính trị gia, các tờ báo có uy tín đều hết sức “ưu ái” đưa tin bàn luận về nước này. Hàng tuần, dòng tin tức về Trung Quốc loan báo về một xu thế ““không thể cưỡng lại được”, sự nổi lên của khối liên kết Trung - Mỹ và một tương lai không quá xa khi Trung Quốc “thống trị” hành tinh này. Nhưng thưc chất liệu Trung Quốc liệu đã, đang và sẽ làm được như vậy. Đề cập đến vấn đề này, tạp chí Newsweek số ra gần đây có bài phân tích về vấn đề này như sau.

15/09/2010

Niklas Swanström, Đối ngoại và an ninh của Trung Quốc thời hậu khủng hoảng: Thay đổi hay tiếp tục?

Đối ngoại và an ninh của Trung Quốc thời hậu khủng hoảng: Thay đổi hay tiếp tục?  (Chinese Foreign and Security Policy Afer the Financial Crisis: Change or Continuity?) là nhan đề bài viết của ông Niklas Swanström, Giám đốc Viện an ninh và chính sách phát triển ở Stockholm trong cuốn sách “The impact of the economic crisis on the international strategic configuration” do Viện vừa công bố), với nội dung chính như sau.

31/08/2010

Vị thế quốc tế và sự lựa chọn chiến lược của Trung Quốc

Mới đây, Viện an ninh và chính sách phát triển ở Stockholm công bố cuốn sách “The impact of the economic crisis on the international strategic configuration” gồm các bài viết của các nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế Thụy Điển và các nước. Chúng tôi xin giới thiệu vắn tắt bài viết của Yuan Peng, một học giả Trung Quốc và là cộng tác viên của Viện về Trung Quốc với nội dung chính như sau.

30/08/2010

Toàn văn bài phát biểu của Trung tướng không quân Lưu Á Châu tại căn cứ không quân Côn Minh, Vân Nam (Trung Quốc)

  “Thuật Ngụy biện”, Đối ngoại lôi kéo vỗ về, đối nội tàn nhẫn”, “Hành vi hèn kém”, “Điều thực sự đáng sợ ở Mỹ là gì?”, là những quan điểm chính trong bài phát biểu của Trung tướng không quân Lưu Á Châu tại căn cứ không quân Côn Minh, Vân Nam (Trung Quốc)

23/08/2010

Người Trung Quốc muốn chiến tranh chăng?

Mạng News của Mông Cổ ngày 20/8 đăng bài phỏng vấn Nhà Trung Quốc học Alegsandr Aladin (người Nga), dưới nhan đề “Người Trung Quốc muốn chiến tranh chăng?”, có nội dung chính sau.

23/08/2010

Mặt trái của một Trung Quốc chinh phục

Đằng sau hình ảnh của một đất nước Trung Quốc chinh phục, thậm chí là ngạo mạn dưới con mắt của một số người, thực tế lại phức tạp hơn nhiều. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc không ngây ngất trước những kết quả mới đây của họ; trái lại, họ hoàn toàn tỉnh táo để nhận thức được những thách thức mà đất nước của họ phải đối mặt để đạt tới “vị trí thích đáng” của mình trên thế giới giới – tức là đến lúc nào đó, sẽ là vị trí hàng đầu. Giảm bớt 3 sự phụ thuộc vào nước ngoài; sửa chữa những sự mất cân bằng nội bộ; chinh phục ưu thế kinh tế ở châu Á; và làm cho mình trở thành cường quốc toàn cầu: ban chấp hành trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc biết rõ rằng tính hợp pháp của đảng phụ thuộc vào việc thực hiện các mục tiêu này. Đây là điều kiện cần thiết để làm cho công dân Trung Quốc chấp nhận sự kiểm soát chặt chẽ về xã hội đối với họ.

02/08/2010