Đại chiến lược của Trung Quốc trong một thế giới hậu phương Tây

Trang www.OpenDemocracy.net ngày 1/7 có đăng tải bài viết nhan đề: "Đại chiến lược của Trung Quốc trong một thế giới hậu phương Tây" của tác giả William A Callahan. Bài viết này phân tích những quan điểm khác nhau về đại chiến lược của Trung Quốc trong một thế giới hậu phương Tây, và đưa ra đề xuất ngắn về phản ứng tốt nhất mà các cường quốc phương Tây nên có để đối phó. Sau đây là những nội dung chính của bài viết: 

12/07/2010

Trung Quốc bỏ mặt nạ “trỗi dậy hòa bình”

Trung Quốc thường tuyên bố rằng quân đội Trung Quốc là "lực lượng phòng vệ" và mục tiêu chính là "trỗi dậy hòa bình". Nhưng cho đến gần đây, các nước láng giềng đã không còn tin là như vậy. Trên thực tế, họ đang thực hiện các biện pháp đối phó để chuẩn bị chống lại sức ép về kinh tế hoặc chính trị từ Trung Quốc. Tổ chức "Nhóm Nghiên cứu Chính sách" của Mỹ ngày 17/6 đăng tải bài đánh giá về những hoạt động mới đây của Hải quân Trung Quốc nhằm thể hiện sức mạnh để thực thi những tuyên bố "khu vực" và "toàn cầu. Sau đây là nội dung chính bài viết.

29/06/2010

Trung Quốc có phải là quốc gia biển?

Về căn bản, tính chất đặc trưng của văn minh Trung Hoa không phải là văn minh biển, nó không có động lực lịch sử bành trướng vũ lực và mở rộng trên phạm vi trên toàn cầu. Nhưng Trung Quốc ngày nay cần gánh vác trách nhiệm trên hai ý nghĩa: thứ nhất là một thành viên quan trọng trong cộng đồng quốc tế, có quyền phân chia tài nguyên và các quyền lợi khác trên vùng biển quốc tế, đồng thời cũng cần gánh vác trách nhiệm và nghĩa vụ; thứ hai, là một nước lớn, Trung Quốc có nghĩa vụ trở thành người bảo vệ an ninh trên biển thế giới, đồng thời tích cực tham gia xây dựng các quy chế và quy tắc biển quốc tế; thúc đẩy phát triển năng lực tổng hợp về tàu thuyền, bao gồm kỹ thuật quân sự liên quan, kỹ thuật tàu thuyền trên biển, thậm chí cả kỹ thuật không gian. 

18/06/2010

Vị thế mới và thách thức đối với Trung Quốc

Mỹ mới đây công bố Chiến lược An ninh Quốc gia lần thứ hai với nhiều điểm được đánh giá là thay đổi so với chiến lược lần thứ nhất. Thay đổi lớn nhất trong đó là sự xác định lại vị thế của Trung Quốc trên vũ đài thế giới, lần đầu tiên kêu gọi Bắc Kinh “đóng vai trò một nước lãnh đạo có trách nhiệm”. Việc xác định vị trí này xuất phát từ lợi ích của Mỹ, Trung Quốc tất nhiên không thể đảm nhận “quyền lãnh đạo” mà nước này không đủ sức gánh vác. Trong bài viết “Vị thế mới của Trung Quốc trong Chiến lược an ninh của Mỹ và những thách thức đối với Trung Quốc” đăng trên tờ “Liên hợp buổi sáng” của Xinhgapo ngày 3/6, chuyên gia các vấn đề Trung Quốc Trịnh Vĩnh Niên đã phân tích ý đồ của Mỹ cũng như đối sách Trung Quốc cần đưa ra trong hoàn cảnh mới này.

11/06/2010

Trung Quốc và những lần bên bờ vực chiến tranh hạt nhân

Báo Hồng Công “Bưu điện Hoa Nam buổi sáng” ngày 14/5 đăng tải những tiết lộ trong số “Lịch sử tham khảo” mới đây của tờ “Nhân dân nhật báo” về 5 lần trong giai đoạn sau năm 1949, Trung Quốc bị đe dọa tấn công hạt nhân. Dưới đây là nội dung bài viết: 

01/06/2010

Hệ thống quốc tế thay đổi và lựa chọn chiến lược của Trung Quốc

Những thay đổi sâu sắc của hệ thống quốc tế (cũng có thể gọi là “sự chuyển đổi của hệ thống quốc tế”) là đề tài lớn nhất thời đại ngày nay. Một loạt sự kiện lớn trong năm 2008-2009 cho thấy, hệ thống quốc tế đang trải qua quá trình chuyển đổi từ biến đổi lượng đến biến đổi chất, các nước lớn đều đang khẩn trương thích ứng, tiến hành điều chỉnh chiến lược. Trung Quốc là lực đẩy quan trọng trong những thay đổi này, đồng thời cũng bị ảnh hưởng sâu sắc bởi những thay đổi ấy. Làm thế nào xác định chuẩn xác vai trò đa dạng của Trung Quốc trong thời kỳ mới, để đưa ra những lựa chọn chiến lược hợp lí, đa nguyên hơn, trở thành đề tài lớn mà Trung Quốc không thể lẩn tránh trên đường phát triển. 

01/06/2010

Ian Storey, CHIẾN DỊCH "LẤY LÒNG" CỦA TRUNG QUỐC MẤT ĐÀ Ở ĐÔNG NAM Á (Phần II)

Phần II  Sự thay đổi thái độ của [các nước] Đông Nam Á đối với tình trạng kinh tế phát triển của Trung Quốc trong khu vực và việc gia tăng quân sự của họ ở Biển Đông là đáng kể (Xem “Chiến dịch lấy lòng của Trung Quốc giảm hiệu lực ở Đông Nam Á [Phần I]”, China Brief, ngày 29 tháng 4). Ở lục địa Đông Nam Á, chính phủ [các nước] không những lo lắng về làn sóng gia tăng hàng nhập khẩu Trung Quốc, mà còn lo lắng về tác động môi trường của các đập nước của Trung Quốc ở tỉnh Vân Nam mà một số nhóm cho là đã làm giảm mực nước ở sông Mekong. Ngoài việc phải đối phó với những lời cáo buộc, Bắc Kinh còn đối mặt với sự bất ổn chính trị tiếp tục bùng nổ ở hai trong số các đối tác gần gũi nhất ở Đông Nam Á– Miến Điện và Thái Lan – và ảnh hưởng kinh tế tiêu cực tiềm tang đối với các tỉnh Tây Nam.

19/05/2010

Ian Storey, CHIẾN DỊCH "LẤY LÒNG" CỦA TRUNG QUỐC MẤT ĐÀ Ở ĐÔNG NAM Á (Phần I)

Phần I Mặc dù những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ đối tác Trung Quốc – Đông Nam Á trong năm qua hoặc trước đây phần lớn vẫn không thay đổi, nhưng có sự thay đổi rõ rệt trên tinh thần chung khi cả hai đối đầu trong thời gian dài, cũng như các vấn đề mới trong mối quan hệ của họ. Khi các nước Đông Nam Á nhìn về người láng giềng khổng lồ phương Bắc, mức độ quan tâm về tác động sự trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực đã tăng lên rõ rệt. Kết quả là, các nước Đông Nam Á đã chứng tỏ một sự sẵn sàng hơn để nói lên mối quan ngại của họ trên mặt trận ngoại giao về một loạt các vấn đề chính trị, kinh tế và chiến lược, đưa Trung Quốc về thế phòng thủ và thúc đẩy Bộ Ngoại giao của họ hành động để đánh lạc hướng những lời chỉ trích.

19/05/2010

Hải quân Trung Quốc chưa thực sự lớn mạnh!

(Honoluluadvertiser 16/5)  Trong  khi Trung Quốc đã đạt được bước tiến lớn cho nỗ lực xây dựng lực lượng hải quân nước sâu hiện đại, thì giọng điệu của chủ nghĩa hoài nghi đã len lỏi vào tình báo Mỹ và đánh giá của các học giả. Họ quả quyết rằng phải mất một thập kỷ nữa thì Trung Quốc mới có thể đe dọa đến vị trí của hải quân Mỹ.

18/05/2010

Vũ điệu ngoại giao mới của Trung Quốc

Tờ “Bưu điện Hoa Nam buổi sáng” ngày 4/5 đăng bài bình luận cho rằng đối với Trung Quốc, dường như khu vực đang đột nhiên biến đổi thành một nơi phức tạp hơn nhiều. Những quan hệ song phương chậm nhưng chắc trong hơn 15 năm qua giờ nhường đường cho một giai đoạn mới. Có thể đó là vì sự chín muồi trong quan hệ, hoặc cũng có thể vì nhiệt tình đã nguội ở tất cả các bên trong bối cảnh ngày càng nhiều thách thức và phức tạp.

13/05/2010