John Mearsheimer, Trung Quốc thách thức quyền lực của Mỹ tại châu Á

Rõ ràng không thể phủ nhận rằng Ôxtrâylia có được ưu thế  vị trí địa lý vượt trội và thuận lợi hơn rất nhiều so với các quốc gia trong khu vực về mặt địa lý. Điều giúp chứng minh tại sao quân đội Nhật Bản đã không xâm lược Ôxtrâylia khi hoành hành khắp khu vực châu Á-Thái Bình Bương vào tháng 12 năm 1941. Tuy nhiên, vẫn có những hạn chế nghiêm trọng đối với vấn đề địa lý -  có thể che chở cho Ôxtrâlia trước một Trung Quốc bành trướng. Trung Quốc có vẻ như đang bắt trước Mỹ để trở thành bá chủ khu vực, đang tự tạo ra một phiên bản về học thuyết Monroe cho riêng mình. Như vậy nghĩa là có sự xung đột chiến lược Mỹ - Trung, nghĩa là Trung Quốc không thể trỗi dậy một cách hòa bình được.  Đó là lý do tại sao rằng người dân Ôxtrâylia cần phải lo ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc, bởi vì nó có thể dẫn đến một cuộc cạnh tranh an ninh gay gắt giữa Trung Quốc và Mỹ, với nhiều khả năng chiến tranh có thể nổ ra. Đó là một số nội dung chủ yếu trong bài thuyết giảng của Giáo sư John Mearsheimer tại Đại học Sydney.  

13/09/2010

Trung Quốc, Mỹ tranh giành ảnh hưởng tại Indonesia

Trong thời gian gần đây, cạnh tranh Mỹ - Trung diễn ra trên mọi vấn đề. Washington đang chứng tỏ với Bắc Kinh rằng nước Mỹ vẫn là siều cường, và việc Trung Quốc muốn "vượt mặt" Mỹ để hất cẳng vai trò lãnh đạo của Washington tại khu vực không phải là chuyện đơn giản như Trung Quốc nghĩ. Đề cập đến vấn đề này, trên tờ World Politics Review ngày 29/8 đăng bài Trung Quốc, Mỹ tranh giành ảnh hưởng tại Indonesia (U.S., China Court Indonesia with Arms and Military Ties). Sau đây là nội dung chính của bài viết.  

31/08/2010

Báo Ấn Độ: Trung Quốc tự khẳng định mình

Báo Asian Age ngày 25/8 đăng bài của ông Vikram Sood, cựu Giám đốc tổ chức tình báo quốc tế của Ấn Độ nhan đề “ Trung Quốc tự khẳng định mình” (China asserts itself). Sau đây là một số nội dung chính.

27/08/2010

Carlyle Thayer, Trung Quốc - Mỹ và sự cân bằng quyền lực ở châu Á

Mạng Scribd.com ngày 25/8 đăng bài “Trung Quốc - Mỹ và sự cân bằng quyền lực ở châu Á" (China, US and the Balance of Power in Asia) của Giáo sư Carlyle Thayer thuộc Học viện quốc phòng Australia, dưới dạng trả lời câu hỏi của độc giả, với một số nội dung tóm tắt như sau.

26/08/2010

Bốn kịch bản cho tương lai an ninh của châu Á

Viện Chính sách Quốc tế Lowy có trụ sở tại Xítni trong tháng 6/2010 đã công bố một nghiên cứu mang tựa đề "Sức mạnh và Lựa chọn: Các tương lai an ninh châu Á'' của bốn chuyên gia hàng đầu về an ninh khu vực là Andrew Shearer, Rory Medcalf, Malcolm Cook và Raoul Heinrichs thuộc Dự án An ninh Châu Á. Dưới đây là nội dung tóm tắt của nghiên cứu nói trên: 

12/07/2010

Nỗi sợ chiến trường không khói súng

Khi chủ đề thời đại chiến tranh và cách mạng bị thay thế bởi hòa bình và phát triển, khả năng xảy ra đối đầu quân sự trực tiếp quy mô lớn giữa các nước lớn chủ yếu trên thế giới sẽ ngày càng giảm đi. Chúng ta – những người đang sống trong thời kỳ thái bình bắt đầu tin rằng hiểm họa chiến tranh dường như đang lùi xa. Nhưng chiến tranh không phải lúc nào cũng là những trận đánh giáp lá cà, các cuộc tranh giành trong lĩnh vực phi quân sự thậm chí có thể còn gây ra những tổn thất nặng nề hơn cho các quốc gia. 

11/05/2010